Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ẩm thực miền Tây bao giờ cũng đa dạng và đầy màu sắc, đặc biệt là những món ngon ngày Tết luôn hấp dẫn thực khách bởi những hương vị dân dã nhưng lại vô cùng ngon, bắt miệng.

Bạn đang đọc: Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Thịt kho rệu

Nhắc đến những món ngon ngày Tết tại miền Tây thì không nên bỏ qua món thịt kho rệu huyền thoại mà nhà nào cũng có. Đây là một món ăn truyền thống có trong ngày Tết, thịt thường được kho vào ngày 30 Tết và kho càng mềm, càng rệu thì càng ngon; đi cùng với món thịt kho rệu, không thể thiếu hột vịt.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Canh khổ qua

Trong mâm cơm ngày Tết, canh khổ qua cũng là một món ăn không thể thiếu. Theo quan niệm của người miền Tây, ngày Tết, ăn canh khổ qua để cho mọi cái khổ của năm cũ trôi qua đón chào những điều may mắn, bình an, hạnh phúc cho năm mới. Với nhiều người không ăn được khổ qua nhưng gia đình vẫn thường có một ít cho mâm cúng ngày Tết. Đây được xem như là một thông tục sinh hoạt của người dân khi “Tết đến, xuân về”.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Để cho món canh này ngon hơn, bên trong khổ qua được dồn thịt, chả, nấm. Với nhiều gia đình còn cho thêm cả bún tàu, hành lá, nêm nếm vừa vị và sau đó hầm khổ qua trong nhiều giờ. Khổ qua tuy đắng nhưng ăn rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là mát người và mang lại nhiều may mắn cho năm mới.

Dưa kiệu ngâm chua

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Dưa kiệu thường được làm trước Tết cả 10 ngày để có thể ngâm cho vừa vị đến Tết là kịp dùng. Để làm được kiệu cho bữa ăn ngày Tết sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian. Để làm được kiệu thơm ngon, giòn phải lựa chọn tốt từ khâu chọn mua kiệu sau đó là sơ chế và cuối cùng là ngâm kiệu.

Một đĩa dưa kiệu ngâm chua cùng với tôm khô đơn giản nhưng lại được nhiều người ưa thích. Vị chua chua giòn giòn, ăn vào có chút nồng the the kèm với tôm khô dai dai, ngọt thịt, thêm vào chút đường để tẩm ướp đã có thể cho ra một dĩa dưa kiệu ngon đúng bài cho ngày Tết miền Tây.

Lạp xưởng

Lạp xưởng là món ăn rất phổ biến ở miền Tây vào dịp Tết. Lạp xưởng có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… Nhiều địa phương miền Tây nổi danh với món lạp xưởng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (Long An), An Giang… Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Trong đó, cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Để ăn kèm với lạp xưởng, bạn có thể chấm cùng nước tương ớt cay cay hay các loại rau xà lách và dưa kiệu.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Dưa cải chua

Để làm ra được những mẻ cải chua cho ngày Tết là cả một quá trình vô cùng gian nan từ khâu lựa chọn cải đến bước sơ chế và nấu nước muối cải. Trước Tết tầm 20 ngày, mọi người có thể muối cải cho ngày Tết. Cải sau khi muối sẽ có vị chua tự nhiên, cắn vào sẽ cảm nhận được độ giòn thơm. Để tăng thêm vị ngon, cải thường sẽ được ướp cùng đường, ớt để giảm độ chua và ngọt hơn.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Dưa hấu

Tìm hiểu thêm: Món ăn Trứng nghìn năm

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Dưa hấu là một loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết. Dưa hấu thường được mua về trưng với ý nghĩa cầu may mắn bình an, phước lành cho gia đình. Ngày nay, khi mua dưa hấu cũng có nhiều dịch vụ kèm theo chẳng hạn như: khắc hình, vẽ chữ thư pháp, tạo khuôn,… tùy theo nhu cầu của từng gia đình sẽ lựa chọn loại và mẫu dưa hấu trưng khác nhau.

Bánh tét

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

Ảnh minh họa.

Trong khi bánh tét ở miền Trung chuộng sự giản dị, chỉ khác bánh chưng truyền thống về hình dáng thì bánh tét ở miền Nam đã được “cải tiến” rất nhiều. Bánh tét miền Nam có hai loại chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Nhân mặn ngoài loại có đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà gói bánh tét còn có trứng muối, lạp xưởng… cho nhiều khẩu vị khác nhau. Trong khi đó bánh tét nhân ngọt phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh…

Ăn gì để lấy may trong ngày đầu năm?

Hãy cùng BNEWS khám phá xem những món ăn đem lại may mắn đó gồm những gì với những món nên ăn để lấy may mắn trong ngày đầu năm mới.

Những ngày đầu năm mới người Việt Nam thường rất chú trọng đến những vật dụng, những hoạt động mang những giá trị tinh thần, đem đến vận may, ước mong một năm mới suôn sẻ và thành công.

Người xưa thường có câu Tết nhất để ăn, sau đó đến chơi. Ăn Tết là chủ đề luôn được nhiều người quan tâm.

Hãy cùng BNEWS khám phá xem những món ăn đem lại may mắn đó gồm những gì với những món nên ăn để lấy may mắn trong ngày đầu năm mới ngay dưới đây.

1. Canh khổ qua (mướp đắng) – nỗi buồn đi qua đón niềm vui đến

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Canh khổ qua (mướp đắng). Ảnh: bachhoaxanh.com

Ông bà ta tâm niệm rằng món ăn này thể hiện ý nghĩa ngay từ tên món ăn. “Khổ qua” tức là mọi sự đau khổ sẽ qua đi và chào đón những đều tốt đang tới.

Canh khổ qua là món canh phổ biến trong bữa cơm gia đình nhưng vào dịp Tết, món ăn này lại ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hơn thế, canh khổ qua còn là một thức canh mát và bổ dưỡng. Thêm canh khổ qua vào mâm cơm Tết nhiều dầu mỡ sẽ thanh lọc cơ thể, giúp bạn nhẹ nhàng hơn.

Có nhiều cách nấu canh khổ qua như khổ qua nấu sườn, khổ qua chả cá thác lác…Nhưng thông dụng nhất trong ngày Tết Việt Nam chính là canh khổ qua nhồi thịt.

2. Thịt kho tàu – đoàn viên sung túc

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Món thịt kho tàu đậm đà thể hiện cho sự đoàn viên, sung túc, dồi dào và “màu mỡ” trong năm mới. Ảnh: Bếp 360

Thịt kho tàu hay còn được gọi là thịt kho hột vịt từ ngàn xưa đã mang một ý nghĩa Tết khó lòng thay thế. Nồi thị kho hột vịt mềm thấm, hột vịt đỏ ửng bên trong cùng nước kho vàng sóng sánh thể hiện cho sự đoàn viên, sung túc, dồi dào và “màu mỡ” trong năm mới.

Tết miền Nam, người ta thường kho một nồi thị to, ăn dần trong nhiều ngày Tết. Nhiều nhà còn ăn kèm thịt kho tàu cùng cải chua hoặc dưa giá chống ngán.

Canh khổ qua và thịt kho hột vịt là một bộ đôi món Tết không bao giờ vắng mặt trong những bữa ăn mừng năm mới.

3. Xôi gấc – thịnh vượng cát tường

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Đĩa xôi gấc với màu đỏ cam thuần túy. Ảnh: vinpearl

Đĩa xôi gấc với màu đỏ cam thuần túy như rực sáng giữa mâm cổ thường được thấy ở miền Bắc. Màu đỏ cam tươi sáng biểu thị cho sự rực rỡ, mong muốn một năm mới thịnh vượng. Màu đỏ từ lâu đã là màu của cát tường như ý.

Xôi gấc dẻo thơm hương nước cốt dừa thường được nấu cùng đậu phộng, đậu xanh hoặc hạt sen để thêm chút dư vị bùi bùi khi ăn.

4. Gà luộc – khởi đầu suôn sẻ vàng óng lộc tài

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?
Gà luộc xuất hiện trong mọi bữa ăn ngày Tết. Ảnh: TASTY Kitchen

Gà luộc xuất hiện khắp nơi trong những dịp đám tiệc với ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính.

Đầu xuân, người Việt ta thường dâng gà cúng với nhiều cách tạo dáng bắt mắt trước là để thể hiện lòng thành với trời đất, tổ tiên. Sau đó là mong muốn cầu mong điều tốt đẹp trong năm mới.

Da gà vàng bóng óng ả, thọt gà mềm ngọt mọng nước với lời chầu chúc năm mới khởi đầu suôn sẻ, tài lộc đong đầy.

Có rất nhiều kiểu luộc gà khác nhau như gà luộc nước dừa, gà hấp muối sả, gà luộc nước nghệ, gà hấp lá chanh, gà hấp mắm nhỉ… được lựa chọn tùy theo sở thích từng nhà.

5. Những loại trái cây có hình tròn – trọn vẹn đong đầy hạnh phúc cả năm

Những loại trái cây hình tròn và đặt biệt mọng nước luôn rất được ưu ái trong dịp Tết đến xuân về như bưởi, quýt, dưa hấu, táo, quất…

Hình tròn được tâm niệm ví cho sự viên mãn, hạnh phúc đong đầy. Đặc biệt quả ngọt và mọng nước lại thể hiện sự đầy đặn dồi dào nên rất được yêu thích.

6. Món ăn từ cá – vươn lên và dư giả trong cuộc sống

Món ngon ngày Tết miền Tây có gì?

>>>>>Xem thêm: [Chế biến]- Bún thịt nướng


Các món cá tuy quen thuộc nhưng ăn trong không khí những ngày Tết lại cảm thấy đong đầy hơn hẳn. Ảnh: bachhoaxanh.com

Trong tiếng Hoa, cá có phát âm giống chữ “dư” trong tiếng Việt. Những món cá như chá chép, cá quả, cá thu, cá ngừ… thường được yêu thích. Những món ăn từ cá trong mâm cơm Tết giúp chống lại cái ngán từ nhiều món thịt mỡ. Mâm cổ cúng gia tiên, người ta thường dâng các món canh cá, cá hấp, cá chiên xù được trang trí vô cùng tỉ mỉ.

Các món cá tuy quen thuộc nhưng ăn trong không khí những ngày Tết lại cảm thấy đong đầy hơn hẳn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *