Những cây chuối rừng mọc chi chít trên những đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc đã được người dân nơi đây mang về chế biến thành những món ăn khá lạ miệng.
Bạn đang đọc: Món ngon từ chuối rừng Tây Bắc
Dưa đọt chuối rừng – Ảnh: N.T.Lượng
Dưa đọt chuối rừng
Chuối dại thường mọc thành từng cụm trên núi cao. Muốn có được món nộm dưa chuối rừng, người ta phải cất công leo núi, có khi mất tới cả buổi mới lên tới nơi để tìm những cây chuối rừng “vừa ăn”.
Chọn những cây chuối không quá non, cũng không quá già để bóc lấy nõn. Khi chặt chuối, phải bóc bỏ vỏ già, đến khi gặp lõi non thì dừng lại.
Không phải tất cả thân đọt chuối đều làm được nộm mà chỉ cắt lấy đoạn gốc đến ngang thân cây vì đoạn dưới lõi vừa ngọt, vừa mềm chứ không chát như trên ngọn.
Đọt chuối non mang về nhà phải chế biến biến ngay vì để lâu nõn chuối sẽ ngả màu nâu sẫm không sử dụng được. Nõn chuối non được thái khúc tròn dài chừng hai đốt ngón tay rồi cho vào nước ấm ngâm khoảng 10 phút để ráo nhựa.
Vớt nõn chuối ra khỏi nước để ráo rồi cho vào chậu xóc cùng muối hạt với độ mặn vừa phải. Sau đó cho nõn chuối đã ngấm muối vào vại hoặc xô, dùng đá hay vật nặng sạch nén thật chặt lên bề mặt chuối rồi dùng nắp đậy kín.
Nõn chuối rừng nén dưa – Ảnh: N.T.Lượng
Dưa nõn chuối để sau một đêm là có vị chua và có thể chế biến thành món nộm. Sau khi muối dưa, nõn chuối chuyển màu nâu nhạt. Nhưng khi trộn với nước chanh pha lẫn đường, bột ngọt… nõn chuối lại tươi ngon.
Lúc này món nộm chuối sẽ có màu sắc trắng ngần, căng nước. Muốn thêm dư vị, chỉ cần thêm ớt tươi, rau mùi tàu thái chỉ… lên bề mặt.
Nộm chuối dân dã mà đậm đà. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ giòn lật sật, vị ngọt mát của nõn chuối, vị chua nhẹ của men dưa và nước chanh hòa vào vị thơm của rau thơm, vị cay cay của ớt, vừa lạ lẫm vừa quen thuộc.
Đặc biệt, thực khách có cảm giác như đang ăn món ăn này ngay trên cửa rừng với vị ngon khá tự nhiên. Ăn rồi thấy ngon và dễ nhớ. Trong các mâm cỗ với những món thịt có nộm chuối thì ăn càng “bắt” và ngon.
Canh cá diếc nấu bắp chuối rừng
Bắp chuối rừng – Ảnh: N.T.Lượng
Bắp chuối thái mỏng để nấu canh – Ảnh: N.T.Lượng
Canh cá diếc nấu bắp chuối rừng – Ảnh: N.T.Lượng
Trong những chuyến đi rừng, bắp chuối ngon thường được người dân bẻ về từ những cụm chuối mọc hoang dại. Cá diếc là loài cá nhỏ, sống dưới suối được người dân giăng lưới bắt về.
Nguyên liệu sẵn có nên món canh cá được chế biến từ những sản vật núi rừng cũng làm khá nhanh và đơn giản. Cá diếc mổ bỏ ruột và rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun cùng một chút mẻ đã ngấu cho cá mềm để tạo nước ngọt cho canh.
Bắp chuối chỉ cần thái mỏng thành từng sợi, sau đó ngâm nước vo gạo chừng nửa giờ. Khi cá đã mềm và nước canh chuyển sang màu trắng nhạt thì vớt hoa chuối cho vào nồi canh chuối vừa mềm, rắc thêm các loại rau thơm trong vườn nhà cho thơm.
Bát canh mang vị ngọt mà chua thanh của mẻ, vị béo của thịt cá diếc đồng, vị bùi bùi của bắp chuối, vị thơm của các loại rau và vị tê tê nơi đầu lưỡi của ớt tươi. Tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng người ăn cảm thấy lạ miệng, ngon miệng.
Húp muỗng canh nóng, mồ hôi ra đến đâu thấy nhẹ nhõm và sảng khoái đến đó.
Hướng dẫn cách làm món cơm lam nổi tiếng của người Tây Bắc
Lên Tây Bắc, đến với các tộc người Thái, Mường, Nùng, Tày, La Ha, Mảng… bạn sẽ được người bản địa đãi món cơm lam, món ăn dân dã nổi tiếng của người vùng cao.
Tìm hiểu thêm: Ai bánh khúc nóng nào…
Gạo nếp vo sạch và ngâm 6-8 tiếng sau đó cho vào ống nứa rồi cho nước xâm xấp mặt gạo. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)
Với tộc người Thái, để làm món cơm lam thì việc đầu tiên phải chọn ống nứa tươi, có vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.
Đầu tiên, vo gạo cho sạch rồi ngâm nước khoảng 6-8 giờ, vớt ra rổ để ráo. Tiếp theo người Thái trộn gạo với gừng giã và muối, rồi đổ gạo vào ống nứa, thêm nước ngập gạo.
Để cho món cơm lam ngon, người Thái không đổ nhiều gạo mà cách miệng ống khoảng một đoạn để khi gạo chín sẽ nở đầy kín miệng ống.
Sau đó dùng lá chuối đậy kín miệng ống rồi nướng trên lửa. Khi nướng liên tục xoay ống nứa để cơm được chín đều. Đến khi thấy hơi nước bốc ra từ miệng nắp có mùi thơm là cơm lam đã chín. Sau đó chẻ lớp vỏ bên ngoài để lại lớp lạt mỏng. Khi ăn bóc vỏ và ăn cùng với muối vừng sẽ rất ngon.
Cơm lam là một món ăn giản dị, độc đáo và luôn tạo được sự bất ngờ cho người ăn. Món cơm tưởng chừng rất đơn giản trong nguyên liệu và cách làm nhưng ngược lại là cả một nghệ thuật, một ý tưởng của người vùng cao về sự hòa quyện giữa nước, lửa và những ống nứa non.
“Ngày xưa, cơm lam là món ăn mang đi rừng dài ngày của đồng bào dân tộc Thái. Người đi rừng chỉ việc mang đi ít gạo, lên rừng chặt ống nứa, dùng nước suối và tìm củi khô để chế biến cơm lam. Ngày nay, trong ngày hội văn hóa các dân tộc, người Thái thường trình diễn món cơm lam để giới thiệu nét ẩm thực đặc sắc gắn với văn hóa tộc người đến với bạn bè gần xa,” nghệ nhân Nông Văn Nhay, chuyên chế tác đàn tính của người Thái ở xã Mường So, Phong Thổ, Lai Châu, cho biết.
Gạo được cho vào ống nứa.
Cơm lam được nướng bằng lửa bếp.
Sau khi cơm chín, phần vỏ ngoài ống nứa được dóc bỏ.
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cơm chiều: Món hấp dẫn cả nhà ai cũng ưa chuộng
Thành phẩm cơm lam.