“Ôpla và ôplêt” là hai cách chế biến món trứng thông dụng (được người Pháp du nhập vào Việt Nam trước đây). Nhưng hình như đa số chúng ta đang nhầm lẫn cách gọi hai món này.
Bạn đang đọc: Món trứng: khi nào ôplêt, lúc nào ôpla?
Cả hai từ đều bắt đầu bằng âm “ôp” (làm ta hình dung ra trạng thái “ốp trứng vào chảo cho chín”). Nhưng thực tế hai chữ “ôp” này không hề có nguồn gốc chữ viết giống nhau. Đấy chỉ là cách đọc trại âm của người Việt.
Ảnh: TL
Thực tế, dân Việt ta quen với món ôplêt (tiếng Pháp: omelette). Nó thông dụng đến mức “đ.ánh bạt” món ôpla. Đa số mọi người đều nghĩ món ôplêt là “trứng gà (hoặc vịt) tươi để nguyên quả, đ.ập ra rồi thả ngay vào chảo dầu (bơ hay mỡ) đang sôi; lòng trắng nhanh chóng loang rộng ra thành một hình tròn (gần bằng chiếc bánh đa nem), còn lòng đỏ nằm im ở giữa (như mặt trời buổi sáng); sau khi lòng trắng chín thì người ta dùng đũa “gấp” một nửa lòng trắng kia ấp lên che kín lòng đỏ, sao cho hai nửa lòng trắng trùng khít (thành bán nguyệt) rồi lật lại, để lòng đỏ chín thêm chút nữa; lúc đó sẽ vớt ra kẹp vào giữa bánh mì (có thể phết thêm bơ, dưa chuột thái lát, rau thơm) thành món ăn sáng ngon lành”.
Khi vào ăn buffet (tiệc đứng) ở nhà hàng, khách sạn, ta thường nghe thực khách gọi “Cho tôi hai trứng ôplêt đừng chín quá”, hoặc “Cho một ôplêt lòng đào”…
Nhưng đấy mới đích thị là món ôpla (tiếng Pháp: oeufs au plat hoặc euf au plat). Theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) thì ôpla là “món ăn làm bằng trứng để nguyên lòng trắng lòng đỏ, rán một mặt cho chín tới” (theo cách này, khi lòng trắng đã chín trong chảo, lòng đỏ có thể chín tới hoặc chưa chín người ta cho ra đĩa ngay chứ không lật lại cho chín thêm mặt kia).
Ảnh: TL
Còn ôplêt chính hiệu là “món ăn làm từ trứng, thường đ.ánh lộn với bơ và các loại rau, sau đó đưa vào rán hoặc hấp chín” (Từ điển đã dẫn).
Từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa ôplêt là “một món ăn được làm từ trứng đ.ánh lên rán bằng bơ hoặc dầu ăn trên chảo. Một vài loại ôplêt có nhân như pho mát, các loại rau, giăm bông hoặc kết hợp các nguyên liệu khác. Để có được trứng xốp, cả quả trứng hay đôi khi lòng trắng trứng được đ.ánh với một lượng nhỏ sữa hoặc kem hoặc nước, với mục đích tạo ra “bong bóng” hơi nước ở bên trong món trứng được nấu chín nhanh. Một số đầu bếp còn thêm bột nở để cho trứng xốp”.
Như vậy, món ôplêt chế biến kiểu này hoàn toàn xa lạ (ít nhất là không phổ biến) trong cách ăn của người Việt. Mặc cho Từ điển tiếng Việt hoài công thống kê, phân biệt và giải nghĩa rõ ràng, “anh chàng” ôplêt cứ phớt tỉnh và giờ đây đã nghiễm nhiên “soán ngôi” rồi ung dung ngồi vào chỗ của ôpla.
Hướng dẫn 3 món ăn được nấu từ trứng đà điểu
Để chế biến món trứng đà điểu với đôi bàn tay mềm mại của những người phụ nữ quả thật không phải là chuyện đơn giản chút nào.
Hướng dẫn 3 món ăn được nấu từ trứng đà điểu
Loại trứng khổng lò này chứa nhiều chất dinh dưỡng; có lẽ cũng tương đương trọng lượng vĩ dại của chúng. Quan niệm dân gian cho rằng, thai phụ ăn trứng đà điểu con sẽ thông minh, hẳn không phải không có lý do. Không dũng mãnh như đại bàng, không láu lỉnh như chim sẻ, đà điểu là loài chim vụng về, có cánh mà chẳng biết bay. Nhưng những giá trị dinh dưỡng và 3 món ăn được chế biến từ trứng đà điểu – loài chim khổng lồ này mang lại thì thực vô giá.
Giá trị dinh dưỡng
Với hình dáng to lớn, đà điểu “sản xuất” ra những qủa trứng cũng to kềnh càng. Nếu như trứng ngỗng mới chỉ gấp đôi gấp 3 quả trứng gà mà đã đủ khiến người ta trầm trồ, thì trứng đà điểu to gấp vài chục lần trứng gà lại càng khiến người ta kinh ngạc. Một quả trứng đà điểu, không chỉ về trọng lượng hay khối lượng, mà cả về giá trị dinh dưỡng cũng được xem là tương đương 24 quả trứng gà. Lòng đỏ trứng rất giàu lecithin, một chất dinh dưỡng đồng thời là chất nhũ hóa được ứng dụng rất nhiều trong bào chế thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Tìm hiểu thêm: Xuýt xoa nếm thử bún nước lèo “ăn rồi lại muốn ăn thêm” đặc sản ở Sóc Trăng
Giá trị dinh dưỡng cũng được xem là tương đương 24 quả trứng gà
Trứng đà điểu chứa hàm lượng các acid béo no thấp, hàm lượng cholesterol thấp. Vì thế, người ta tin rằng trứng đà điểu có tác dụng điều hòa lipid m.áu, giảm LDL và tăng HDL. Cũng như các loại trứng gà trứng vịt, trứng đà điểu có thể chế biến được rất nhiều món ăn, từ đơn giản như trứng chiên, canh trứng, đến những món cầu kỳ hơn như bánh xèo trứng đà điểu.
Tuy nhiên, vì kích cỡ khá to nên trứng đà điểu luộc lâu chín và bạn khó có thể làm món… trứng ốp la với loại trứng này. Tuy vậy, nhưng món ăn từ trứng đà điểu rất ngon. Ngoài bánh xèo trứng đà đã nổi danh, bạọn cũng có thể thử những món khác như salad trứng, trứng hấp…
Lượng protein và mỡ trong trứng đà điểu tương đương với trứng gà; vitamin E và axit pantothenic, sắt và canxi, phốt pho, vitamin A và axit folic, magne cao hơn trứng gà; hàm lượng cholesterol thấp, thích hợp với người bệnh tim mạch, huyết áp…
Theo kinh nghiệm dân gian, trứng đà điểu gần giống trứng gà, vịt, có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ vị dưỡng khí huyết, lợi thai, ích ngũ tạng… dùng thích hợp chữa trị t.rẻ e.m còi chậm lớn, phụ nữ có thai chậm phát triển, huyết hư mắt yếu, tóc bạc sớm và các chứng liên quan đến khí huyết hư dùng đều tốt. Ví dụ như: t rẻ em còi, người lớn khó lên cân, chữa huyết hư tóc khô, rụng, bạc sớm, chữa nhức mỏi xương khớp, người gầy sút,…
Salad trái cây với trứng đà điểu luộc
Nguyên liệu
– 1 quả trứng đà điểu
– 100g dâu tây
– 1 quả cam Mỹ
– 1 quả thanh long
– 1 quả xoài
– 1 quả táo xanh
– 50g mâm xôi
– 50g việt quất
– 1 thìa súp sô-cô-la lỏng
– 2 thìa súp giấm rượu trắng
– 1/2 thìa súp đường
– 1 thìa súp dầu ô-liu
– 1/2 thìa cà phê muối
– 1/4 thìa cà phê tiêu
Món salad trái cây với trứng đà điểu luộc
Thực hiện
– Trứng đà điểu rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn
– Các loại trái cây rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Mâm xôi và việt quất rửa sạch, để ráo
– Khuấy tan đường, muối, tiêu với giấm rượu. Trộn tất cá trái cây với trứng đà điểu, cho vào vỏ trứng, rưới dầu giấm lên, để lạnh lấy ra dùng.
Salad rau củ với lòng đỏ trứng đà điểu
Nguyên liệu
– 1 quả trứng đà điểu nhỏ
– 1/2 lon cá ngừ ngâm dầu
– 100g ớt chuông 3 màu
– 100g xà lách rong biển
– 100og xà lách tím
– 100g xà lách giòn
– 50g cải mầm
– 3 thìa súp xốt dầu giấm
– 1 thìa súp dầu ô-liu
Salad rau củ với lòng đỏ trứng đà điểu
Thực hiện
– Trứng đà điểu rửa sạch, luộc chín, rửa lại nước lạnh, bóc vỏ, lấy lòng đỏ, tán nhỏ
– Ớt chuông các màu bỏ hạt, cắt miếng ca-rô, xào sơ với dầu ô-liu, để nguội
– Các loại xà lách và cải mầm rửa sạch, để ráo, trộn đều với ớt chuông xào dầu ô-liu, xốt dầu giấm, cá ngừ ngâm dầu
– Dọn ra dĩa, rắc lòng đỏ trứng đà điểu vào, dùng ngay.
Trứng đà điểu hấp
Nguyên liệu
– 1 quá trứng đà điểu
– 2 cây xúc xích
– 2 miếng ba rọi xông khói
– 1 cây nấm đùi gà
– 100g bó xôi
– 2 thìa súp dầu ô-liu
– 1 thìa cà phê muối
– Cà chua sấy, bánh mì, bánh khoai tây, cải mầm trang trí
>>>>>Xem thêm: Trưa nay ăn gì: Bữa trưa nhẹ nhàng, dinh dưỡng cùng salad gạo lứt
Trứng đà điểu hấp
Thực hiện
– Đ.ập vỏ trứng đà điểu, lấy lòng trắng cho vào từng chén nhỏ hấp gần chín thì rưới lòng đỏ lên cho vừa chín tới
– Xúc xích và ba rọi xông khói chiên sơ với dầu ô-liu, vớt ra. Nấm đùi gà cắt miếng vừa ăn cho vào xào vừa chín, nêm muối
– Cải bó xôi lấy lá, xào vừa chín, nêm ít muối
– Xếp bánh mì ra dĩa, đặt cải bó xôi và trứng đà điểu lên dùng kèm với nấm dùi gò xào, xúc xích, ba rọi xông khói, bánh khoai tây và cà chua sấy.
Trứng đà điểu là loại thực phẩm bổ dưỡng cao, giàu chất đạm, chất béo, ăn nhiều sinh nóng. Vì vậy, người đang cần giảm cân, nổi mụn nhọt, miệng khô khát, tiểu vàng tiểu buốt, dắt, phụ nữ có thai người nóng nhiệt hoặc thai to không nên dùng nhiều.