Phần cùi trắng sát vỏ xanh của dưa hấu kết hợp với vài gia vị sẽ trở thành món ngon giải ngán ngày Tết.
Bạn đang đọc: Mua dưa hấu về ăn đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này giúp giải nhiệt, thải độc da hiệu quả ngày Tết
Phần lớn nhiều người khi mua dưa hấu về ăn hết phần ruột đỏ bỏ đi phần vỏ xanh. Tuy nhiên, tận dụng phần cùi trắng có thể làm được món ngón giải ngán cá thịt và giải nhiệt tốt cho cơ thể. Món cùi dưa chua ngọt và rất giòn này có thể dùng như món ăn phụ trong bữa cơm rất hợp.
Phần cùi trắng nằm giữa lớp ruột đỏ và vỏ xanh bên ngoài rất nhạt nhưng khi mang ngâm chua, nó có thể trở thành món ăn ngon, đặt biệt giải ngán tốt trong ngày Tết. Trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều món thịt cá, chiên rán khiến chúng ta bị ngấy thì việc dùng các món rau củ muối chua, ngâm chua sẽ giúp cân bằng vị giác rất tốt.
Hơn nữa, phần cùi mọi người thường bỏ đi này vẫn chứa nhiều dinh dưỡng. Ăn dưa hấu tốt cho quá trình hydrat hóa vì chúng chứa nhiều nước và ít calo. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Bởi vậy, khi ăn dưa hấu, thậm chí cả phần vỏ chúng vẫn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn cách làm cùi dưa hấu ngâm chua
Nguyên liệu cần thiết làm cùi dưa hấu ngâm chua
– 1kg cùi dưa hấu (bạn có thể tăng hoặc giảm lượng cùi dưa hấu trên thực tế), 4 thìa cà phê giấm gạo, 4 thìa đường, 2 thìa nước tương, 1 thìa dầu mè, 1 miếng gừng nhỏ, vừng trắng rang chín để trang trí (có thể bỏ qua nếu không thích).
@Mina/justonecookbook
Cách thực hiện cùi dưa hấu ngâm chua
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết. Phần cùi dưa hấu nên tận dụng khi đã sử dụng hết phần ruột đỏ. Bạn có thể tận dụng phần cùi trắng này vì trong dịp Tết Nguyên đán nhiều nhà mua dưa hấu về bày biện và ăn Tết.
@Mina/justonecookbook
Bước 2: Làm nước ngâm chua. Để làm món cùi dưa hấu ngâm chua ngọt bạn có thể dùng nước chua bằng đun sôi nước như bình thường nhưng cũng có thể làm kiểu khác như trong công thức này. Bạn có thể làm nước ngâm chua này trong một chiếc bát hoặc dùng túi zip. Cho 4 thìa giấm gạo, 4 thìa đường, 2 thìa nước tương, 1 thìa dầu mè và vừng trắng vào túi zip.
@Mina/justonecookbook
Bước 3: Phần ruột dưa hấu mà đỏ tách riêng để ăn trực tiếp hoặc ép nước. Còn phần cùi, sử dụng phần cùi trắng có dính chút thịt dưa màu đỏ, loại bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, cắt miếng khoảng 2.5 – 3cm hoặc kích thước tùy theo mong muốn của bạn. Tốt hơn hết là bạn nên cắt lát mỏng để thời gian ngâm chua nhanh hơn, kích thước càng to thì ngâm càng lâu.
@Mina/justonecookbook
Bước 4: Cho các lát cùi dưa hấu vào túi zip, đóng kín túi zip lại. Nếu dùng trong bát hoặc hộp đựng thực phẩm thì trộn đều rồi đóng nắp lại. Còn khi sử dụng túi zip, sau khi cho cùi dưa hấu vào thì ép bớt không khí ra ngoài, càng nhiều càng tốt. Lắc đều để cùi dưa thấm đều dung dịch muối chua. Sau đó, cho vào tủ lạnh ít nhất 3 giờ hoặc để qua đêm.
@Mina/justonecookbook
Thành phẩm: Món cùi dưa hấu ngâm chua ngọt ăn mát và vẫn giữ được độ giòn, độ chua mặn ngọt đậm đà, vừa phải. Nếu như bạn muốn ăn cay có thể thêm tiêu hoặc ớt. Ngày Tết chỉ cần một bát nhỏ cùi dưa hấu ngâm chua ăn kèm với thịt kho, thịt nướng cũng rất hấp dẫn.
@Mina/justonecookbook
Lời nhắn:
– Khi làm cùi dưa hấu ngâm chua, hãy giữ lại một lớp ruột đỏ mỏng vì chúng không chỉ tạo màu sắc đẹp mà còn tăng vị ngọt tự nhiên cho món cùi dưa.
– Cũng giống như các công thức ngâm món chua khác, cùi dưa hấu nên được cắt với các kích thích tương đương để chúng ngấm gia vị đều.
– Cùi dưa hấu ngâm chua nên đựng vào hộp hoặc lọ thủy tinh là tốt nhất. Nhưng nếu bạn muốn tiện lợi hơn, có thể dùng túi zip. Dùng túi zip có thể giúp bạn trộn cùi dưa hấu với dung dịch nước ngâm nhanh chóng hơn, giúp chúng có thể bao phủ phần cùi hiệu quả.
– Món cùi dưa hấu ngâm chua này có thể ăn kèm trong bữa cơm hoặc ăn với mì cũng rất ngon.
– Sau khi món cùi dưa hấu ngâm chua hoàn thành, lấy ra đựng vào hộp kín, loại bỏ phần nước ngâm và ăn hết trong vòng 2-3 ngày. Nếu như bạn muốn cùi dưa hấu đậm đà hơn thì ngâm trong nước chua ngọt liên tục, không cần đổ bỏ.
Chúc bạn thực hiện món cùi dưa hấu ngâm chua thành công!
Sắp đến tiết Lập thu, đừng bỏ qua 3 món ăn thanh mát, ngọt dịu tốt cho sức khỏe
Tiết Lập thu sắp đến, ăn gì để bồi bổ sức khỏe?
Tiết Lập thu năm 2023 bắt đầu vào ngày 8 tháng 8 Dương lịch. Thời tiết lúc này cũng có chuyển biến nhẹ, rất thích hợp dùng thực phẩm để bồi bổ cơ thể. Bằng nhiều cách chế biến khác nhau, bạn có thể dùng các loại thực phẩm này để thay đổi bữa cơm gia đình, kích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn.
1. Dưa hấu
Mặc dù dưa hấu là loại trái cây được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những ngày chớm thu việc ăn dưa hấu cũng rất có lợi. Chỉ có điều, khi đã sang hẳn mùa thu thì không nên ăn nhiều dưa hấu trái mùa. Dưa hấu lúc này không được ngon mà cũng không tốt cho dạ dày.
Dưa hấu thanh mát, ngọt dịu và giàu vitamin lẫn khoáng chất. Có thể làm món ăn tráng miệng từ dưa hấu để chào tạm biệt mùa hè và đón thu sang.
Tìm hiểu thêm: Canh rau đay mồng tơi nấu cá rô đồng
Món ăn gợi ý: Thạch dưa hấu
Nguyên liệu cần thiết
– 1/2 quả dưa hấu, 40g bột thạch agar hoặc gelatin, 20g đường.
Cách thực hiện
Bước 1: Gọt vỏ dưa hấu, có thể loại bỏ hạt. Đối với loại dưa hấu không hạt thì có thể bỏ qua bước này. Sau khi gọt vỏ, cắt nhỏ dưa hấu cho vào máy ép, ép lấy nước cốt.
Bước 2: Đổ nước ép dưa hấu vào nồi, cho bột thạch vào cùng 20g đường. Đun lửa nhỏ, khuấy đều tay cho bột thạch cùng đường tan hết. Sau đó, đổ nước thạch ra khay, để gần nguội thì cho vào tủ lạnh. Để ngăn mát 2 giờ là có thể dùng được.
Trước khi thưởng thức mang cắt nhỏ thành các miếng thạch nhỏ. Bày ra đĩa và có thể rắc chút hoa mộc lên trên cho thơm.
2. Quả đào
Thời điểm giao mùa sang thu cũng là lúc thích hợp để ăn đào. Những quả đào ngọt ngào, mọng nước và bổ dưỡng sẽ cần thiết để bạn cung cấp độ ẩm cho da và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Khi chớm thu, nhiều loại đào đã chín rộ, hương vị càng thơm ngon. Nếu như đã mãn nguyện thưởng thức những miếng đào giòn thơm, bạn cũng có thể dùng đào chế biến các món ngon khác.
Món ngon gợi ý: Mứt đào
Nguyên liệu cần thiết
– 3 quả đào to, 80g đường, 1 thìa muối, 1 thìa bột mì, 1/2 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện
Bước 1: Cho đào vào nước cùng chút muối và bột mì, xoa đều để lớp lông đào được loại bỏ. Tiếp đó, rửa sạch đào với nước. Để ráo và gọt vỏ. Phần vỏ sẽ giữ lại để lấy màu. Phần cùi cắt thành miếng nhỏ. Thêm một chút nước cốt chanh lên cùi đào, 80g đường, trộn đều và để nghỉ khoảng nửa giờ. Lưu ý: Lượng đường có thể tăng lên tùy vào mức độ ngọt mong muốn của bạn.
Bước 2: Cho vỏ đào cùng 200ml đến 300ml nước vào nồi. Đun sôi để vỏ đào ra hết màu. Lọc bỏ vỏ đào. Cho cùi đào vào nấu chín, đến khi đào tạo thành hỗn hợp sền sệt vừa đủ. Để nguội và cho vào hũ thủy tinh đã khử trùng, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi lần sử dụng có thể dùng thêm đá hoặc pha với nước ấm, phết bánh mì đều rất thơm ngon.
3. Táo
Khi tiết trời chuyển dần sang thu, bạn nên ăn nhiều táo hơn để cơ thể khỏe mạnh. Táo không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, táo cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, giúp duy trì cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Món ăn gợi ý: Táo sấy khô
Nguyên liệu cần thiết
– 5 quả táo, 1 thìa muối, hũ thủy tinh.
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch táo và gọt vỏ. Cắt táo thành 4-6 miếng lớn, khoét bỏ lõi táo. Cho táo vào bát nước có pha chút muối để táo không bị oxy hóa, màu vẫn trắng đẹp.
Bước 2: Sau đó, cho táo vào nồi hấp khoảng 5 phút, táo sẽ mềm toàn bộ. Lúc này lại mang táo đi sấy ở nhiệt độ 90 độ trong khoảng 2 giờ. Sau lần sấy thứ 1 để táo nghỉ, tiếp đó sấy thêm 40 phút nữa. Lúc này, bạn sẽ thấy táo trở nên sẫm màu và hơi trong, nhưng không cháy.
Thời gian và nhiệt độ bạn có thể căn chỉnh tùy từng loại máy nướng theo chế độ riêng.
>>>>>Xem thêm: 3 cách kho củ cải mềm ngọt đậm đà, tuyệt ngon khi ăn cùng cơm trắng
Ngoài 3 loại quả trên, bạn cũng nên ăn thêm nhiều lựu và nhãn. Hai loại quả này thích hợp ăn trong những ngày chuyển mình giữa mùa hè và mùa thu.
Lựu trong văn hóa dân gian là biểu tượng của điềm lành, đại diện cho sự sum họp, dồi dào. Bởi vậy, nhiều người cũng ăn lựu trong các ngày lễ để cầu may mắn và sức khỏe. Lựu nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể, nên bổ sung lựu vào chế độ ăn uống để hấp thụ lượng chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da.
Nhãn chứa nhiều vitamin C và glucose. Trong tiết trời đầu thu, ăn nhãn có thể giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa thu như cảm lạnh, cảm cúm.
Chúc các bạn thực hiện món ăn ngon trong tiết Lập thu thành công!