Để tránh mệt mỏi và dễ buồn ngủ trong thời tiết giao mùa, hãy thường xuyên ăn 4 loại rau này.
Khi tiết trời của mùa xuân thất thường, cơ thể ta dễ cảm nhận sự thay đổi. Việc thích nghi với nhiệt độ lúc nóng lúc lạnh này có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch, đôi khi khiến ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Thêm vào đó, mùa xuân không quá lạnh nhưng cũng chẳng quá nóng, tạo điều kiện tuyệt vời để chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Kali – khoáng chất thiết yếu giữ cho dây thần kinh của chúng ta khỏe mạnh và đảm bảo sự co bóp nhanh nhẹn của cơ bắp. Khi lượng kali trong cơ thể không đủ, chúng ta có thể đối mặt với cảm giác suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Muốn luôn tỉnh táo, xua tan cơn buồn ngủ mùa xuân, hãy chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Ăn uống lành mạnh với các loại rau củ giàu kali sẽ là bí quyết vàng. Dưới đây là 4 loại rau củ chứa lượng kali dồi dào, hãy bổ sung chúng vào thực đơn của bạn để duy trì sự trẻ trung và sức sống mỗi ngày.
Thứ nhất: Táo đỏ
Táo đỏ, một nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào, nổi tiếng với hàm lượng kali và canxi cao, là “người bạn” tuyệt vời cho một tinh thần minh mẫn và tràn đầy năng lượng. Món quà từ thiên nhiên này không chỉ bổ sung năng lượng tự nhiên mà còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả. Hãy để táo đỏ thắp sáng ngày mới của bạn với sự sảng khoái không thể chối từ!
Công thức gợi ý: Chè táo đỏ bí đỏ
Nguyên liệu cần thiết làm chè táo đỏ bí đỏ gồm 200g bí đỏ, 100g táo đỏ, đường nâu.
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Táo đỏ rửa sạch, bỏ lõi và để riêng. Cho bí đỏ và táo đỏ vào nồi rồi đổ lượng nước thích hợp.
Sau khi đun sôi, thêm lượng đường nâu thích hợp và tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút trước khi dùng.
Thứ hai: Rong biển
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích khi được tiêu thụ vào mùa xuân. Rong biển chứa nhiều vitamin A, C, E, K và các khoáng chất như iốt, canxi, sắt, magiê. Những dưỡng chất này có thể giúp cơ thể hồi phục sau một mùa đông dài và chuẩn bị cho các hoạt động mùa xuân. Rong biển giàu chất xơ, có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt sau những bữa ăn nhiều chất béo và protein trong dịp lễ Tết. Mùa xuân thời tiết thay đổi thất thường có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Rong biển chứa các chất như fucoxanthin có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn đang tìm cách giảm cân sau mùa đông, rong biển là lựa chọn tốt vì nó thấp calo và có thể giúp cảm thấy no lâu hơn. Mùa xuân là thời điểm da có thể trở nên khô do thay đổi môi trường. Rong biển giàu các chất chống oxy hóa có thể giúp da mịn màng và giảm nếp nhăn.
Nhìn chung, việc bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống trong mùa xuân có thể giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe để tránh cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Công thức gợi ý: Trứng tráng rong biển
Nguyên liệu cần thiết làm món trứng tráng rong biển gồm 3 quả trứng gà, muối, tiêu đen, 1 nhúm rong biển khô, hành lá. Đ.ập trứng gà vào bát, thêm chút muối và tiêu đen vào khuấy đều. Rong biển ngâm nở, thái nhỏ, cho vào bát trứng cùng với hành lá cắt nhỏ. Khuấy đều hỗn hợp.
Đun nóng dầu trong chảo, đổ trứng rong biển vào chảo chiên khoảng 2 phút thì lật mặt thêm chừng 1 phút là được.
Thứ ba: Nấm
Ăn nấm vào mùa xuân, đặc biệt là nấm bạch tuyết, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nấm bạch tuyết giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B, chất xơ, các khoáng chất như selen, kẽm và chất chống ôxy hóa. Chúng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, và hỗ trợ quản lý cân nặng nhờ hàm lượng calo thấp. Ngoài ra, nấm còn có khả năng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư do có chứa chất chống ôxy hóa và các hợp chất có lợi khác.
Công thức gợi ý: Nấm bạch tuyết xào ớt chuông
Nguyên liệu cần thiết làm món nấm bạch tuyết xào ớt chuông gồm 1 túi nấm bạch tuyết (khoảng 150g), nửa quả ớt chuông (mỗi màu nửa quả gồm đỏ, vàng, xanh), dầu hào, nước tương, 1 thìa tỏi băm,
Ớt chuông rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Nấm bạch tuyết rửa sạch, trụng trong nước sôi 3 giây rồi vớt ra để ráo. Cho tỏi băm vào chảo phi thơm, đổ ớt chuông vào xào, sau đó thêm nấm ngọc tuyết. Tiếp đó, cho 1 thìa nước tương, 1 thìa dầu hào, xào đến khi có mùi thơm là được. Trước khi tắt bếp có thể rắc thêm chút tiêu hoặc rau mùi thái nhỏ.
Thứ tư: Mộc nhĩ (nấm mèo)
Mộc nhĩ, còn gọi là nấm mèo, là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe khi được tiêu thụ vào mùa xuân. Mộc nhĩ chứa nhiều chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt hữu ích khi thời tiết chuyển mùa. Mộc nhĩ giàu vitamin B, phốt pho, sắt và các khoáng chất cần thiết khác, giúp cơ thể duy trì các chức năng sống còn. Chất xơ trong mộc nhĩ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng đường ruột. Mộc nhĩ có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ, có thể tạo cảm giác no lâu, phù hợp cho những ai đang trong chế độ ăn kiêng. Các vitamin và khoáng chất trong mộc nhĩ có thể giúp da mịn màng và giảm mụn. Một số nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ có thể giúp phòng chống các bệnh như ung thư và tiểu đường.
Công thức gợi ý: Mộc nhĩ xào thập cẩm
Nguyên liệu cần thiết gồm 1 nắm mộc nhĩ, 1 quả dưa chuột, nửa củ cà rốt, 2 quả trứng gà. Mộc nhĩ mang ngâm nước ấm có pha chút bột mì cho nở nhanh. Cà rốt gọt vỏ, cùng với dưa chuột mang thái thái lát vừa ăn. Trứng cho vào bát, đ.ánh đều rồi để riêng.
Đun nóng dầu trong chảo, đổ trứng vào, đến khi săn lại thì đảo đều, nêm một chút xíu muối cho đậm đà. Trút ra đĩa. Cho tỏi băm vào phi thơm, đổ mộc nhĩ, dưa chuột vào xào, tiếp đó cho cà rốt vào, sau cùng cho trứng vào, đảo đều, thêm 1 thìa nước tương và 1 thìa dầu hảo, nêm nếm cho vừa miệng là được. Có thể rắc thêm chút tiêu đen xay cho thơm.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Món chè tưởng để ăn chơi ai ngờ tốt hơn sâm, có tác dụng dưỡng tâm an thần
Hạt sen chứa các chất dinh dưỡng như đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… là công thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận,… khi kết hợp với long nhãn có tác dụng bổ sung huyết, dưỡng tâm, an thần… sẽ trở thành món ăn tuyệt vời.
Chè hạt sen long nhãn không chỉ là một món tráng miệng lý tưởng mà còn là một bài thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách làm món chè độc đáo này, hãy cùng Blogmongon.edu.vn tìm hiểu ngay sau đây!
Món chè hạt sen long nhãn
Nguyên liệu của món chè hạt sen long nhãn:
200gr hạt sen tươi hoặc 100gr hạt sen khô
1 kg quả nhãn lồng tươi hoặc 200gr long nhãn khô
500g đường phèn
2 lít nước lọc
3 ống vani
Cách thực hiện món chè hạt sen long nhãn
Bước 1: Chuẩn bị hạt sen và long nhãn
Đối với hạt sen:
Nếu sử dụng hạt sen tươi, bóc vỏ lụa, loại bỏ tâm sen và rửa sạch.
Hạt sen khô cần được ngâm trong nước nóng khoảng 3 tiếng trước khi nấu để giúp chúng nở ra và trở lại trạng thái mềm mại ban đầu.
Đối với long nhãn:
Nếu sử dụng long nhãn khô, ngâm chúng trong nước ấm khoảng 30 phút để chúng nở ra.
Long nhãn tươi không cần ngâm trước khi nấu.
Bước 2: Nấu hạt sen
Đun hạt sen trong một nồi nước lớn cho đến khi chúng chín mềm, sau đó vớt ra.
Nấu đường phèn trong nước cho tan, sau đó thêm hạt sen vào nấu thêm một chút để hạt sen thấm đường.
Thêm vani và tắt bếp khi hạt sen mềm và thấm ngọt.
Bước 3: Tách long nhãn
Nếu sử dụng long nhãn khô, sau khi ngâm chỉ cần vớt lên để ráo nước.
Với long nhãn tươi, rửa sạch và lấy hạt ra khéo léo để không làm hỏng nhãn.
Bước 4: Lồng hạt sen vào long nhãn
Nhồi hạt sen vào long nhãn.
Bước 5: Hoàn thành chè
Cho long nhãn đã nhồi vào nồi nước đường, đun sôi lên một lần nữa.
Sau khi đã nhồi tất cả hạt sen vào long nhãn, chè hoàn chỉnh. Bạn có thể để nguội rồi cho vào tủ lạnh để thưởng thức mát lạnh hoặc thêm đá nếu muốn.
Chúc bạn thực hiện thành công!