Muốn có bát cháo thơm ngon thì chắc chắn bạn phải nắm rõ những mẹo nhỏ sau đây.
Bạn đang đọc: Nấu cháo nhớ thêm 1 thìa này, vừa nhanh nhừ, thơm ngậy lại gấp đôi dinh dưỡng
Cháo là món ăn quen thuộc của người Việt. Người ta dùng cháo làm món ăn sáng, ăn khuya, là món giải cảm hay nấu cho người mới ốm dậy.
Có rất nhiều công thức món cháo ngon khác nhau. Ví dụ như cháo thịt băm, cháo ấu tẩu, cháo gà hay cháo trắng, cháo đậu đen, đậu xanh… Dù kết hợp với loại nguyên liệu nào đi chăng nữa thì yêu cầu của 1 bát cháo thơm ngon vẫn là hạt gạo mềm nhừ, không quá đặc cũng không quá loãng.
Thông thường mọi người sẽ cho gạo trực tiếp vào nồi, thêm nước rồi đem đi nấu. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến thời gian cháo chín nhừ lâu hơn, đồng thời nồi cháo dễ bị bén đáy. Đó là chưa kể tới việc tốn thời gian, công sức của người nấu.
Vậy làm thế nào để có một nồi cháo ngon trong khoảng 20 phút? Vị đầu bếp lâu năm chia sẻ, có 5 điều mà khi nấu cháo bạn cần nhớ kỹ, làm tốt đảm bảo sẽ có bát cháo ngon “hết nước chấm” mà không tốn quá nhiều thời gian.
Ngâm gạo
Để cháo nhanh nhừ bước đầu tiên bạn phải làm đó là ngâm gạo. Trước tiên, bạn vo gạo thật sạch sau đó cho vào bát ngâm khoảng 60 phút.
Việc làm này sẽ giúp cho gạo hút no nước, hạt sẽ mềm ra và khi nấu cũng nhanh nhừ hơn. Lưu ý, không nên vo gạo quá kỹ dễ khiến các chất dinh dưỡng bị trôi đi.
Tỷ lệ nước gạo hợp lý
Tỷ lệ nước gạo cũng rất quan trọng. Tôi thường áp dụngtỷ lệ 1:7, có nghĩa là 1 phần gạo 7 phần nước. Nếu bạn cho quá nhiều nước sẽ khiến cháo loãng, ăn không ngon. Nếu cho ít nước quá cháo sẽ đặc, ăn giống cơm nát hơn.
Dùng mỡ lợn
Khi nấu cháo bạn nên thêm vào đây 1 thìa mỡ lợn. Đừng sợ ngấy, mỡ lợn chính là gia vị giúp cho cháo đặc và thơm ngon hơn rất nhiều. Đặc biệt mỡ lợn còn đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe, ví dụ như: Cải thiện chức năng tim mạch, tốt cho cơ bắp, duy trì sức khỏe cho hệ hô hấp…
Nấu cháo bằng nước nóng
Đa số mọi người đều cho gạo vào từ khi nước lạnh, tuy nhiên cách làm đúng phải là đun nước nóng khoảng 70 độ C mới thêm gạo.
Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ tạo ra áp suất tác động khiến bề mặt hạt gạo hình thành những vết nứt li ti. Bằng cách này gạo sẽ nhanh chín và khi cháo sôi cũng không gây dính đáy. Ngoài ra, nấu cháo bằng nước nóng cũng giúp tiết kiệm thời gian hơn so với nước lạnh, từ đó tiết kiệm gas, điện hiệu quả.
Khuấy cháo
Cuối cùng, cháo sôi nhớ khuấy cháo theo 1 chiều trong vòng 3 phút thì đậy vung lại. Đun chừng 20 phút thì bạn lại mở nắp ra và khuấy tiếp 1 lần nữa. Khi thấy cháo nhuyễn nhừ là có thể tắt bếp. Việc khuấy đúng cách sẽ giúp cháo mềm, nhừ, thơm ngon hơn.
Tham khảo công thức nấu cháo cá thơm ngon chỉ trong 20 phút.
CÁCH NẤU CHÁO CÁ THƠM NGON
Bạn sẽ có một bát cháo cá siêu ngon mà chỉ tốn vỏn vẹn 20 phút.
– Thời gian chuẩn bị: 25 phút
– Thời gian chế biến: 20 phút
Nguyên liệu cần có
– Gạo: 1 chén nhỏ
– Thịt cá phi lê: 350g
– Muối: thìa cà phê
– Hạt tiêu: thìa cà phê
– Dầu hào: 2 thìa cà phê
– Rượu nấu ăn: 2 thìa cà phê
– Gừng: 1 thìa cà phê
– Lòng trắng trứng: 1 cái
– Nước lọc (nước dùng xương cũng được)
– Rau diếp
– Gừng thái lát mỏng
– Hành lá, rau mùi thái nhỏ
Hướng dẫn cách nấu cháo cá
1. Vo gạo 1 – 2 lần rồi ngâm khoảng 30 phút. Sau đó, bạn chắt nước đi và cho gạo vào túi zip và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 8 tiếng.
2. Cá đem thái miếng vừa ăn rồi ướp cùng với muối, hạt tiêu, dầu hào, rượu nấu ăn, gừng, lòng trắng trứng. Dùng đũa đảo thật đều cho tới khi miếng cá được phủ một lớp sốt là được. Ướp cá khoảng 15 phút.
3. Cho gạo đã ủ lạnh vào nồi, thêm nước với tỷ lệ 1 gạo 7 nước. Đậy vung nồi lại và bật bếp đun sôi. Nhớ để nắp hơi hé như thế cháo sôi sẽ không bị trào ra ngoài. Vặn lửa vừa, đun khoảng 10 phút. Khi cháo sôi bạn nhớ dùng thìa khuấy thật đều nhé.
4. Trong khi chờ cháo chín, rau diếp bạn rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng thái sợi mỏng.
5. Cháo đã chín nhừ, bạn cho rau diếp lên trên.
Khuấy thật đều rồi cá đã ướp vào, đảo nhẹ nhàng để cá không bị nát nhé.
Đun tới khi nồi cháo sôi lại thì cho thêm chút muối, hạt tiêu vào.
6. Thêm hành lá, mùi và gừng lên trên. Gừng sẽ giúp cho cháo cá thơm và không bị tanh.
7. Múc cháo ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý 3 thực đơn bữa sáng làm nhanh mà thịnh soạn cho ngày hè sảng khoái
Du lịch Phan Thiết – Những đặc sản chỉ người địa phương mới biết
Thành phố du lịch Phan Thiết không chỉ thu hút du khách bởi những bãi biển trong xanh mà còn có nhiều đặc sản ngon lành. Hãy cùng tìm hiểu những món đặc sản chỉ người địa phương mới biết cho hành trình thêm thú vị!
Du lịch Phan Thiết – Những đặc sản chỉ người địa phương mới biết
Cháo cá
Không giống cháo cá ở miền Tây, cháo cá Phan Thiết đặc hơn và nấu cùng đậu xanh. Một phần cháo cá sẽ bao gồm một tô cháo riêng và một đĩa cá kho với bắp chuối. Cá kho lại có 2 loại cá, cá ngừ và cá nục.
Cá kho vừa ăn, thêm bắp chuối mềm, thấm gia vị, khi ăn thực khách múc một muỗng cháo, kèm một miếng cá kho. Bạn cũng có thể chan nước cá kho vào cháo cho đậm vị hơn. Món ăn dân dã thường được người Phan Thiết ăn vào buổi sáng. Mỗi đĩa cá kho có giá 15.000VNĐ, một tô cháo có giá 5.000VNĐ.
Món cháo cá dân dã. Ảnh: NLD
Địa chỉ: Nga Cháo cá – 63 Phạm Văn Đồng, Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Mở cửa từ 6h sáng đến 10h đêm.
Bánh hỏi lòng heo
Đây có lẽ là món ăn xuất hiện ở nhiều vùng miền của Việt Nam, nhưng khi đến du lịch Phan Thiết, món ăn có sự khác biệt nhất định. Một phần ăn bao gồm một tô cháo, một đĩa lòng heo, rau sống và bánh tráng phơi sương. Một tô cháo trắng có giá 10.000VNĐ, một đĩa lòng heo bánh hỏi có giá 40.000VNĐ.
Khi ăn thực khách lấy bánh tráng, cho rau sống, lòng, dồi, gan… rồi thêm bánh hỏi sau đó cuốn tròn rồi chấm với nước mắm được pha chuẩn vị. Hoặc thực khách cũng có thể ăn riêng những món lòng heo mà không cần cuốn với bánh tráng.
Bánh hỏi lòng heo. Ảnh: VnExpress
Địa chỉ: Quán bánh hỏi & cháo lòng Mỹ Thể, 531 Trần Hưng Đạo, Đức Thắng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Mở cửa từ 6am đến 11am.
Bún thịt xào
Cách chế biến và cách ăn món bún thịt xào ở Phan Thiết khá lạ so với những vùng khác với món thịt được xào nấu theo công thức riêng. Khi khách gọi, chủ quán sẽ lấy bún tươi vào tô, trụng giá sống ngay trong chảo súp thịt để giá chín, rồi cho thịt, đồ chua, đậu phộng, tóp mỡ, sau cùng là nước sốt thịt xào. Khi ăn phải trộn đều tay cho nước sốt thấm rồi ăn với rau sống. Mỗi tô bún có giá 30.000VNĐ.
Bún thịt xào. Ảnh: YAN
Địa chỉ: Phượng – Bún bò xào, 474 Trần Hưng Đạo, Lạc Đạo, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Mở cửa từ 6h30am đến 11pm.
Mì quảng vịt
Mì quảng ở Phan Thiết khác với mì quảng Hội An ở chỗ mì được ăn cùng nhiều nước dùng hơn, và ăn cọng bún trắng hay mì vàng. Vịt đồng được nấu mềm, thấm vị ăn vừa miệng. Tùy từng quán mà mì quảng có vị khác nhau, ngọt thanh, hơi mặn hay nhạt. Khi ăn thực khách ăn kèm rau sống, giá, ớt, thêm ít chanh thì càng tuyệt vời. Mỗi phần mì quảng có giá 40.000VNĐ.
Mì quảng vịt. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam
Địa chỉ: Vịt đồng Hai Phương, 20 Lê Quý Đôn, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Mở cửa từ 2pm đến 10pm.
Bún gỏi cá mai
Đây là món ăn đặc trưng ở vùng biển Phan Thiết và một số vùng biển khác ở Việt Nam. Cá mai được làm sạch, cắt miếng mỏng và làm chín trong nồi nước dùng. Khi ăn thực khách được phục vụ một tô bún với cá mai trụng, bì, đậu phộng, rau sống, nem chua, bánh tráng, nước sốt đặc biệt và nước dùng. Tất cả được trộn đều với nhau thành món ăn chua ngọt hấp dẫn chỉ với giá 25.000VNĐ.
Bún gỏi cá mai. Ảnh: phanthietvn
Địa chỉ: Bún gỏi cá mai – 21 Nguyễn Văn Cừ, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Bánh bèo
Đến du lịch Phan Thiết, du khách không thể bỏ qua món bánh bèo nơi đây. Bánh bèo ở mỗi nơi sẽ mang hương vị đặc trưng cũng như cách chế biến khác nhau. Riêng ở Bình Thuận, bánh bèo được chia thành hai loại, bánh bèo ngọt và bánh bèo mặn. Bánh bèo ngọt có màu xanh, làm từ lá dứa, ăn ngọt ngọt thơm thơm, chấm cùng muối đậu phộng.
Bánh bèo mặn và ngọt. Ảnh: Mũi Né Jeep Tour
Bánh bèo mặn màu trắng, nhỏ hơn bánh bèo ngọt ăn cùng nước mắm đậu xanh nhuyễn, tóp mỡ được làm từ bánh mì, mỡ hành… trộn đều rồi thưởng thức. Một phần bánh bèo mặn có giá 20.000VNĐ, bánh bèo ngọt 10.000VNĐ.
Địa chỉ: Bánh bèo Huế Hân – 170 Tuyên Quang, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Bánh gói
Bánh gói có hình dáng và nguyên liệu bên trong giống bánh giò ở Sài Gòn. Nhưng khi ăn sẽ ăn cùng nước mắm và nem chua. Nước mắm ăn kèm có thể là nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm. Một phần đầy đủ có giá 18.000VNĐ. Món bánh có vị và cách ăn khá lạ, bạn nên thử thưởng thức trong chuyến du lịch Phan Thiết của mình.
Bánh gói. Ảnh: tungxichlo
Địa chỉ: 63 Trần Phú, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Bánh bột lọc
Bánh được làm từ bột lọc bên ngoài và nhân tôm, đậu xanh bên trong. Bánh được ăn cùng nước mắm kẹo, sệt sệt và mỡ hành, ớt. Thực khách cũng có thể chọn ăn cùng chả lụa. Một phần không chả lụa có giá 15.000VNĐ, có chả lụa là 20.000VNĐ.
Bánh bột lọc. Ảnh: Làng Chài Xưa
Địa chỉ: Bánh bột lọc – 13 Tuyên Quang, Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Mở cửa từ 12am đến 6pm.
Bánh tráng nướng mắm ruốc
Bánh tráng nướng ở Phan Thiết được quét mắm ruốc, có toping là đồ chua, tóp mỡ, trứng. Bánh nướng giòn thơm mùi mắm ruốc, ăn cùng topping tạo nên vị ngon lạ, không giống với bất kỳ nơi nào khác. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở khắp nơi trong thành phố Phan Thiết.
Bánh tráng nướng mắm ruốc. Ảnh: Foody
Địa chỉ: Bánh tráng nướng mắm ruốc – Thủ Khoa Huân – 182 Thủ Khoa Huân, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.
Bánh căn
Những vùng khác gọi món này là bánh khọt, nhưng ở Phan Thiết và Bình Thuận nói chung, người dân gọi là bánh căn. Bánh được đổ trong những khuôn tròn nhỏ. Bánh được ăn cùng nước sốt, trứng luộc, tóp mỡ, da heo, xíu mại, xoài bào sợi và đặc biệt có cá ngừ, cá nục kho.
Bánh căn đặc sản Bình Thuận. Ảnh: Foody
>>>>>Xem thêm: Làm thêm 1 bước này, nước dùng phở bò nấu tại nhà trong vắt, ngọt lừ, thơm ngon hơn ngoài hàng