Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Trong Tết, nhiều món ăn thị mỡ hay nhiều đạm dễ khiến chúng ta “sợ”, vì vậy thử ngay 7 món dễ làm, chống ngán sau Tết.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Rau muống ngâm chua ngọt: Món ăn chống ngấy hiệu quả nhờ vị giòn của rau muống, vị chua ngọt của giấm và đường cùng một chút cay nồng của tỏi, ớt. Rau muống ngâm chua ngọt hấp dẫn nhất khi ăn kèm đồ nướng hoặc đồ kho. Để thực hiện món ăn, bạn cần chuẩn bị rau muống non, hành khô, tỏi, cà rốt, ớt sừng (nếu thích có vị cay), đường, nước, giấm gạo, muối và hũ thủy tinh sạch.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Gỏi đu đủ kiểu Thái: Với hương vị chua ngọt, thanh mát, gỏi (nộm) là lựa chọn không thể thiếu nếu bạn đã ngán các món nhiều đạm và dầu mỡ ngày Tết. Món ăn được trộn bằng cách giã cối với hỗn hợp chanh, tỏi, ớt, đường, nước mắm… khá dễ làm. Nếu bạn không có đu đủ xanh, chỉ cần thay thế bằng su hào hoặc các loại rau giòn khác.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Salad dưa chuột: Vài quả ớt sừng, tỏi, giấm, chút bột bắp, đường, nước mắm, nước lọc, dưa chuột (dưa leo) tạo nên món ăn chua cay, kích thích vị giác sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Gỏi cuốn cầu vồng: Món gỏi cuốn thuần chay với nguyên liệu gồm rau, củ quả và trái cây… phù hợp để thanh lọc cơ thể sau thời gian dài nạp quá nhiều chất đạm. Nguyên liệu chính gồm bánh tráng, cà rốt, củ cải đỏ, dưa chuột, xoài, bơ, bắp cải tím, rau mầm. Bạn dùng bánh tráng bao bọc phần nhân. Sau đó, băm nhuyễn gừng và ớt; rồi trộn gừng, ớt với giấm gạo, nước tương, dầu mè, mật cây thùa, nước cốt chanh và hạt mè trong một cái bát để làm nước sốt. Bày gỏi cuốn ra đĩa và phục vụ kèm nước sốt.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Nộm su hào tôm: Nguyên liệu món gồm su hào, cà rốt, tôm tươi, rau mùi, rau húng, tỏi, lạc rang, đường, bột canh, tương ớt, nước mắm, chanh. Món nộm với vị thanh mát của su hào kết hợp vị tôm ngọt lịm, lạc giòn tan. Khi thưởng thức bạn mới rắc lạc lên trên để tránh lạc bị ỉu, không còn độ giòn sẽ kém ngon.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Canh chua: Canh chua mỗi vùng miền lại được nấu với nhiều nguyên liệu khác nhau, khi là dứa (thơm), cà chua; có nơi lại dùng khế, me để dậy vị chua thanh. Món canh càng thêm bổ dưỡng khi nấu cùng ngao, cá ba sa, cá diêu hồng, cá lóc, thịt băm… ăn kèm giá, dọc mùng, măng, đậu bắp… Hương vị canh ngọt thanh, dịu mát; vừa dân dã truyền thống, vừa thấm đượm tinh hoa ẩm thực Việt, phù hợp cho bữa cơm sau Tết.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Miến gà trộn: Gà rửa sạch rồi luộc với nước có pha gừng, hạt nêm, hành tây, đến khi chín thì cho vào nước lạnh để nguội rồi lọc, cắt, xé thịt thành từng miếng mỏng. Pha nước trộn bằng cách dùng một ít nước dùng gà, xì dầu, nước mắm, chanh,bột ngọt… Rửa sạch giá đỗ và miến rồi sử dụng nước dùng gà để chần. Rưới đều nước trộn vào một cái tô có chứa thịt gà, miến, giá đỗ, các loại rau (đã được thái nhỏ) rồi trộn đều lên và thưởng thức.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Nộm gà: Ngoài những món chế biến từ thịt gà thông thường như gà xào sả ớt, gà nấu xáo, cháo gà,… nộm gà xe phay cũng là món ăn yêu thích của nhiều người. Món ăn với hương vị chua thanh, hoà quyện cùng vị ớt cay nồng khiến cho bữa cơm gia đình trở nên hấp dẫn hơn.

3 món tuyệt ngon lại dễ làm giúp bạn chống ngán sau 3 ngày Tết

Sau 3 ngày Tết tiêu thụ quá nhiều món như giò tai, canh măng, thịt gà… nhiều đạm, chất béo dễ khiến chúng ta ngán, ngấy. Vậy hãy làm 3 món ăn này vừa nhanh, lại ngon và giúp gia đình bạn chống ngán.

1. Nộm hoa chuối tai heo

Nguyên liệu làm nộm hoa chuối tai heo

1 cái tai heo, 300g hoa chuối thái sẵn hoặc 1 quả hoa chuối (nhỏ), 1 củ cà rốt, 100g lạc rang, rau thơm các loại (lượng vừa đủ), 1 củ hành tây (hoặc dưa chuột; giá đỗ), 2 quả chanh hoặc 3-4 trái tắc quất, 1 củ tỏi, 2 quả ớt (tùy thuộc theo độ ăn cay của mình) băm nhuyễn, giấm, nước mắm, bột canh, đường, muối.

Cách làm nộm hoa chuối tai heo

Bước 1: Tai heo làm sạch lông và chất bẩn bên trong, sau đó dùng muối và nước chanh hoặc giấm chà sạch, ngâm khoảng 10-15 phút rồi rửa lại với nước. Hoa chuối loại bỏ phần vỏ cứng sau đó dùng dao sắc thái mỏng rồi ngâm vào chậu nước có pha muối và giấm để tránh thâm. Cà rốt gọt vỏ, nạo sợi. Hành tây thái mỏng, ngâm vào nước lạnh để loại bỏ mùi hăng. Bạn có thể thay hành tây bằng giá đỗ hoặc dưa chuột (nạo bỏ ruột rồi cắt khúc sau đó thái mỏng). Rau thơm rửa sạch, thái khúc ngắn.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Ảnh: BHX

Bước 2: Tai heo sau khi sơ chế xong cho vào nồi nước, luộc chín trong khoảng 15-20 phút. Sau khi luộc xong thì ngâm tai heo vào tô nước lạnh khoảng 15 phút để tai trắng và giòn. Ngâm xong, vớt tai heo ra và thái mỏng.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Ảnh: BHX

Bước 3: Chuẩn bị 1 bát tô để pha nước trộn nộm. Bạn cho 5 thìa cafe nước cốt chanh vào bát tô rồi thêm 5 thìa cafe đường, khuấy đều đến khi nếm thấy độ chua ngọt vừa ăn thì cho 3 thìa cafe nước mắm. Tiếp đó cho tỏi, ớt băm nhỏ vào. Pha theo cách này bạn sẽ không bao giờ lo thiếu vị chua, mặn hay ngọt, tỏi và ớt lại dậy mùi thơm.

Tiếp theo bạn cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế gồm: hoa chuối, tai heo, cà rốt, hành tây (hoặc giá đỗ, dưa chuột), rau thơm vào thố lớn. Sau đó cho phần nước trộn nộm vào. Đeo găng tay thực phẩm vào rồi nhẹ nhàng trộn đều các nguyên liệu, nêm nếm chút gia vị cho vừa miệng. Để khoảng 15 phút cho nộm thấm gia vị rồi cho ra đĩa, rắc lạc giã dập và chút rau thơm lên trên.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Thành phẩm nộm hoa chuối tai heo

Nộm tai heo hoa chuối là món ăn rất giòn và mát, có vị chua ngọt vừa miệng. Món này có thể dùng làm món nhậu hay khai vị trong bữa cơm chống ngán ngày Tết. Các loại rau củ giòn ngọt, tai heo sần sật kết hợp với lạc rang bùi bùi quả là món ăn hấp dẫn khó có thể từ chối.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

2. Nộm (gỏi) đu đủ kiểu Thái

Nguyên liệu làm gỏi đu đủ kiểu Thái

1 trái đu đủ nhỏ, 50g đậu đũa, 3-5 quả cà chua bi, 30g tôm khô, 1 bó mùi tàu, 10g hành phi, 20g lạc rang, 3 tép tỏi, 2 trái ớt hiểm, nước mắm chua ngọt (gồm 4 tép tỏi, 1 quả ớt, 40g đường, 25g nước mắm, 1 quả chanh) trộn gỏi đu đủ.

Cách làm gỏi đu đủ kiểu Thái

Bước 1: Đu đủ gọt vỏ, bào sợi, ngâm vào nước đá cho trắng và giòn, sau đó để ráo. Đậu đũa rửa sạch thái khúc rồi luộc trong nồi nước sôi với chút muối khoảng 1 phút rồi vớt ra bát nước lạnh. Cà rốt bào sợi như đu đủ. Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi. Rau mùi tàu bỏ gốc, rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ, đ.ập dập hoặc xắt miếng to.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Bước 2: Cho tỏi, ớt, đường vào cối giã sơ, sau đó cho tôm khô, nước mắm trộn gỏi đu đủ vào cối giã nhẹ, tiếp đến là đậu đũa, cà chua giã dập. Sau cùng cho đu đủ bào sợi và nước sốt trộn gỏi vào, giã từ từ từng ít một sao cho các nguyên liệu thật hòa quyện, vừa giã vừa dùng thìa trộn đều các nguyên liệu.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Bước 3: Gắp nộm đu đủ ra đĩa, thêm rau mùi tàu (ngò gai), lạc rang giã dập, hành phi lên trên cùng là đã hoàn thành.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Thành phẩm món nộm đu đủ kiểu Thái

Món nộm đu đủ trộn chua ngọt kiểu Thái là một món ăn vô cùng ngon miệng, kích thích vị giác. Đu đủ giòn ngấm gia vị chua cay mặn ngọt rất ngon miệng. Món ăn này đặc biệt có tác dụng chống ngán cho gia đình bạn sau chuỗi ngày Tết tiêu thụ nhiều thịt và chất béo.

3. Gỏi cuốn cầu vồng

Nguyên liệu làm món gỏi cuốn cầu vồng

10g gừng, 5g ớt, 4 thìa canh giấm gạo, 2 thìa canh nước tương (xì dầu), 1thìa canh dầu mè, 2 thìa canh mật cây thùa, nước cốt 1 quả chanh, 1 thìa cafe hạt vừng trắng, 3 củ cà rốt, 3 củ cải đỏ, 1 quả dưa chuột, 1 quả xoài xanh (loại xoài keo vàng), 1 quả bơ, 200g bắp cải tím, 50g rau mầm, bánh tráng cuốn gỏi.

Cách làm gỏi cuốn cầu vồng

Bước 1: Rửa sạch các loại rau, củ, quả. Sau đó gọt vỏ cà rốt rồi cắt lát mỏng. Dưa chuột và bắp cải cắt sợi. Thái lát củ cải đỏ, bơ và xoài. Rau cải mầm cắt làm đôi.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Bước 2: Dùng nước làm ướt bánh tráng cuốn gỏi rồi đặt lên mặt phẳng. Sau đó lần lượt cho các nguyên liệu rau, củ, quả lên trên bánh tráng. Gấp 1 mặt bánh tráng lên sau đó gấp 2 cạnh bên rồi cuộn lại sao cho bánh tráng bao bọc tròn lấy phần nhân rau củ. Hoàn thành cho tới khi hết nguyên liệu. Sau khi cuốn xong bạn d.ùng d.ao c.ắt xéo chia từng chiếc gỏi cuốn thành 2 phần rồi bày lên đĩa. Nếu không thích thì bỏ qua công đoạn này.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Bước 3: Băm nhuyễn gừng và ớt, cho vào bát tô. Thêm giấm gạo, nước tương, dầu mè, mật cây thùa, nước cốt chanh và hạt vừng rồi trộn đều là được hỗn hợp sốt chấm gỏi.

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Thành phẩm gỏi cuốn cầu vồng

Món gỏi cuốn cầu vồng này hoàn thành nhanh gọn với các nguyên liệu gồm rau, củ quả và trái cây… Món ăn này rất phù hợp để thanh lọc cơ thể sau thời gian dài nạp quá nhiều chất đạm. Tết này bạn hãy làm cho gia đình thưởng thức nhé!

Nếu đã “ngấy” với những món thịt mỡ, thử ngay +7 món dễ làm, chống ngán sau Tết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *