Theo quan niệm của mẹ tôi thì trong dịp xuân về, món bánh tét, bánh chưng không thể thiếu dưa món để ăn kèm. Dưa món là món dưa kết hợp nhiều loại trái củ: đu đủ xanh, cà rốt, củ cải, su hào, khóm, củ kiệu, đậu phụng, ớt tạo cho người ăn không nhàm chán lại hấp dẫn.
Bạn đang đọc: Ngày Tết ăn dưa món
Để có hũ dưa món ăn tết đậm đà, mẹ tôi thường chuẩn bị đầy đủ vật liệu: củ kiệu mua về làm sạch trắng. Cà rốt rửa sạch gọi vỏ xắt phơi héo, khóm vừa chín gọt vỏ, cắt mắt, cắt thành miếng mỏng phơi héo. Củ cải và đu đủ ngâm qua nước muối, vớt ra phơi nắng một ngày cho héo, sấy khô. Đặc biệt đu đủ phải mua loại còn xanh, nếu mua ửng vàng khi làm thành dưa ăn không giòn, đậu phụng rang vàng. Nước mắm thường dùng nước mắm ngon, cho đường với tỉ lệ một phần đường, ba phần nước mắm, khuấy cho tan đường, đun thật sôi, vớt bọt, tắt lửa để nguội.
Mẹ tôi thường trang trí hũ dưa món rất đẹp mắt, ai nhìn vào cũng muốn ăn. Các loại củ bà cắt tỉa thành hoa, xếp các thứ trên vào keo, đổ nước mắm đường khi đã nguội vào rồi nén chặt bằng vỉ tre. Ngâm khoảng 1 tuần là ăn được.
Lúc này nước dưa trong vắt có màu vàng ánh, hột đậu phụng cũng trong veo, các sợi dưa cắn dòn tan, màu sắc miếng dưa tươi thắm, thơm ngọt.
Mẹ tôi bây giờ không còn nửa, nhưng mỗi lần xuân về, tết đến, chúng tôi thường làm hủ dưa món để nhớ mẹ và ăn ba bữa tết.
Theo LĐO
Rộn rã đón Tết ở Thái Lan
Dù xa quê hương đã rất lâu, bà con Việt kiều ở Thái Lan vẫn không quên những nếp truyền thống xa xưa khi dịp Tết Nguyên đán đang về.
Những ngày này tại vùng đông bắc Thái Lan thời tiết se lạnh, dễ chịu. Đây cũng là nơi tập trung đông bà con Việt kiều sinh sống từ mấy chục năm qua. Trong tiết trời vào xuân ấy, bà con không quên chuẩn bị cho một cái Tết theo đúng truyền thống.
Gia đình anh Bùi Công Tân ở tỉnh Nong Khai là một trong số đó. Trước hiệu ảnh khang trang mà gia đình anh làm chủ, bà Phan Thị Nhung, mẹ anh, đang tranh thủ nắng trưa và không khí khô hanh để phơi củ cải và hành. Dưa món, món ăn không thể thiếu được vào ngày Tết, vẫn được những gia đình Việt kiều như gia đình anh Bùi Công Tân lưu giữ.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết luộc rau củ xanh ngọt không phải ai cũng biết
Nguồn:Vietbao
Dưa món thường được ăn với bánh chưng, hương vị mà không ai có thể quên được trong những ngày đầu năm mới. Anh Tân nói: “Bánh chưng thì phải đặt thôi. Lúc trước ở nhà tự gói lấy, bây giờ các cụ nhà tôi già cả rồi nên không làm nữa. Vả lại cũng có nhiều gia đình Việt kiều gói bánh chưng và đem ra bán”.
Người Thái không ăn Tết âm lịch linh đình như ở ta. Tuy nhiên, đối với cộng đồng người Việt tại đây, ngày Tết vẫn là thời gian gia đình sum họp. Anh Tân kể tiếp: “Mọi năm, cũng như đồng bào ở Việt Nam, bà con kiều bào sửa soạn, sắm Tết. Con cái, anh em ở nơi xa cũng về sum vầy, chúc Tết ông bà”. Bà Nhung chen vào: “Tất nhiên cũng chẳng bằng ở Việt Nam đâu. Chúng tôi ở nước ngoài nên cũng mất một ít phong tục rồi”. Thế nhưng, nhớ được cách làm dưa món như bà Nhung thì quả là đáng quý so với thời gian mấy chục năm bà sống trên đất Thái.
>>>>>Xem thêm: Cách làm chim cút um đổi vị mùa hè
Nguồn:Dantri
Theo ông Trần Xuân Bảng, Chủ tịch Hội người Việt tỉnh Nong Khai, cũng như cái nếp vốn có của người Việt, cứ Tết đến, bà con kiều bào thường hay đi sang nhà nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Đây cũng là cái Tết đầu tiên mà Hội người Việt tỉnh Nong Khai có trụ sở hội. “Tôi đã bàn với các anh trong ban chấp hành hội và một số bà con tổ chức đón Tết ngay tại trụ sở hội”, ông Bảng cho biết.
Cách đó không xa, tại tỉnh Udon Thani, ông Vũ Mạnh Hùng, “ông trùm” làm giò chả ở đông bắc Thái mà Báo Thanh Niên đã có lần đề cập, đang cùng vợ mình bận rộn làm hàng kịp phục vụ nhu cầu Tết của bà con kiều bào. Ngày thường vốn đã bận rộn, cận Tết việc nhiều hơn. Cùng với những người làm công, ông Hùng cùng vợ miệt mài tăng cường sản xuất từ 12 giờ đêm đến 12 giờ trưa hôm sau.
Tại tỉnh Khon Kaen, trung tâm hành chính của vùng đông bắc Thái Lan, bà con kiều bào lại đi tảo mộ. Ông Cao Tất Minh, Phó trưởng ban đại diện Việt kiều tỉnh Khon Kaen, cho hay: “Trước Tết, bà con kiều bào thường đi tảo mộ. Ở đây có riêng một nghĩa trang của người Thái gốc Việt. Xong xuôi đâu đó, bà con mời sư sãi đến làm phúc. Cũng như mọi năm, ngày mùng một và mùng hai, bà con đi chúc Tết lẫn nhau. Các cụ cao t.uổi thì được tặng quà”.
Theo thông lệ hằng năm, hội người Việt ở mỗi tỉnh của Thái Lan sẽ đăng cai tổ chức Tết chung cho cộng đồng. Năm nay, Hội người Việt tỉnh Sakol Nakhon đứng ra tổ chức. Tổng lãnh sự Việt Nam tại Khon Kaen, ông Trần Nguyên Trực, cho hay vào ngày 17.1, tức 22 tháng chạp âm lịch, khoảng 1.000 bà con kiều bào từ 19 tỉnh đông bắc Thái Lan sẽ tụ hội về tỉnh Sakol Nakhon để ăn Tết chung. “Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Duy Hưng, Tỉnh trưởng Sakol Nakhon và các quan chức tỉnh cũng sẽ có mặt”, ông Trực cho biết.
Cái không khí náo nức, bồi hồi khi dịp xuân về tưởng chừng như chỉ có ở riêng Việt Nam. Ấy vậy mà ở tận nơi đất khách xa xôi, cái hương vị, không khí Tết ấy vẫn không hề bị phai mờ đi. Kiều bào ta không chỉ giữ lại cái truyền thống ấy cho mình, mà còn để lại cho con cháu đời sau.
Theo PNO