Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Chỉ là món ăn “thường thường” tiện dụng của dân vùng biển, nhưng vào nhà hàng, quán xá, cá ót được “nâng cấp” thành món lẩu lạ miệng khoái khẩu dành cho khách thập phương.

Bạn đang đọc: Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Cá ót nấu lẩu

Hà Nội những ngày ướt nhẹp và buồn hiu hắt. Những cơn mưa sau hoàn lưu bão đến bất ngờ và thường rầm rộ khiến dân tình hốt hoảng. Đứng dưới gầm cầu cạn đợi mưa ngớt mà tự dưng nhớ cơn mưa rào rào trên bãi biển Vân Đồn một đêm sáng trăng.

Gió xiên qua những tòa nhà cao tầng của thành phố như được tiếp thêm sức mạnh, hung dữ chực muốn quật ngã những chiếc xe máy đang líu ríu trên đường. Gió lạnh như thế này, thèm được ngồi quây quần bên nồi lẩu lạp sạp tám với bạn bè, cho dù có ngồi bên biển ngày mưa thì vẫn ấm áp biết bao.

Bạn Cẩm Phả bảo để gọi cho “u em” đặt nồi lẩu cá ót. Bạn Hà Nội quay sang hỏi có phải là cá lạp chạp không? Vẫn nghe đồn dân miền biển Đông Bắc như Quảng Ninh hay Hải Phòng có món canh lẩu dân dã nấu chua, lạp chạp (hay có nơi còn gọi là lạp sạp) là tiếng địa phương, chứ hiểu một cách đơn giản là canh chua thập cẩm.

Dân chài miền biển khi đi khơi đ.ánh lưới về thường gom được mớ cá nhỏ, lẫn cả tôm cua bề bề, không phân loại gì, con to nếu có tách riêng bán được giá, mớ cá thuyền chài lặt vặt mà lại tươi rói này đem bán rẻ, còn bán không được thì mang về ăn.

Mới đầu món canh chua cá lạp sạp chỉ là món ăn thường thường tiện dụng của dân vùng biển, sau vào nhà hàng, quán xá được “nâng cấp” thành món lẩu lạ miệng khoái khẩu dành cho khách thập phương.

Mớ cá “u em” mua được ngoài bến Do hôm ấy chủ yếu là cá ót, mình sáng ánh bạc. Dân thuyền chài phân chia nhiều loại cá ót khác nhau tùy theo hình dáng và đặc điểm nhận dạng như cá ót gai, cá ót tròn, cá ót chỉ vàng, cá ót đĩa…

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Cá ót vừa đ.ánh bắt còn tươi rói

Nhưng cá ót ăn lẩu muốn ngon thì nhất thiết phải là cá ót tròn, tuy ít thịt, nhiều xương nhưng bù lại rất ngọt nước. Vốn canh chua nấu riêu hay lẩu cá người ta vẫn thường ăn… nước là chính, kết hợp dùng nồi nước vào mục đích khác là nhúng rau.

Lẩu cá ót tưởng dễ làm mà làm không dễ, tốn nhiều công sức ra phết. Trước tiên, mớ cá ót mua về phải là mớ cá tươi ngoài chợ sớm.

Để làm sạch, cá được khía một đường bên sườn bụng từ đầu đến đuôi rồi bóp sạch ruột, mỗi con bé cỡ lòng bàn tay trẻ con mà với nồi lẩu thông thường cho chừng 10 người ăn dễ phải làm đến gần trăm con mới đủ.

Làm sạch cả trăm con cá ót, thật không thể nhanh và cũng không dễ chút nào. Thảo nào bạn tôi phải gọi điện thoại để dặn dò “u em” chuẩn bị cho nồi lẩu cá ót ngay từ khi chúng tôi đang trên đường từ Vân Đồn về Cẩm Phả.

Nồi nước dùng trông khá đơn giản, nước trong, cà chua bổ múi cau, hành hoa, thì là và quả tai chua tươi. Ở nhà chúng tôi hay trữ tai chua đã phơi khô để nấu ăn, còn ở đây người Cẩm Phả dùng tai chua tươi nấu lẩu.

Thường để đ.ánh chua, dân vùng biển hay dùng quả bứa, một loại quả chua quen thuộc của vùng biển đảo Đông Bắc bộ, nhưng khi không có bứa thì tai chua cũng là một lựa chọn, đem lại vị chua thanh thanh tự nhiên và mùi thơm nhẹ nhàng.

Rau ăn kèm thì nhiều loại, cũng không quá kén chọn, có thể ăn lẩu với rau muống, rau cải, rau sam, rau sống. Nước lẩu sau khi bỏ cá ót vào có vị tanh đặc trưng ít thấy khi người miền Bắc ăn lẩu cá hay nấu canh chua nói chung.

Cái vị tanh khiến người ta tò mò và muốn ăn thử. Mà lại thanh thanh, ngòn ngọt, man mát, chua chua, thêm tí cay xực của ớt, thật “đưa lưỡi” ghê gớm.

Tìm hiểu thêm: Bánh đa Kế mộc mạc mà say lòng người

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

Nồi lẩu cá ót đầy ứ cá nhìn đã không cầm lòng nổi

Bốn đĩa cá ót được bưng ra khiến chúng tôi ai cũng tròn mắt. Biết ăn đến bao giờ cho hết vì thấy lớp cá nọ chồng lên lớp cá kia.

Anh chàng phục vụ bảo các anh chị thả cá vào nồi, chỉ cần sôi nhẹ là cá chín ngay, vớt ra phải vẫn còn nguyên con, cá vừa chín mềm mà không vỡ nát. Bởi thế ai ăn thì tự thả tự vớt, gỡ thịt thì không dễ và cẩn thận không hóc, nhưng chan thứ nước chua đã nhúng cá ót vào và húp xì xụp thật không gì ngon miệng bằng.

Nhất là khi trời mưa mà có bát canh chua nóng hổi, vừa ngọt ngào vừa ấm áp và cho dù biển có mịt mùng thì vẫn là ngon quá, canh chua lẩu cá lạp sạp ơi!

Lạ miệng bánh nghệ xứ Phan

Dù loại bánh này có xuất xứ từ Nghệ An, nhưng đến nay đã trở thành món ăn quen thuộc hàng ngày của người dân Phan Thiết (Bình Thuận), cũng như khách du lịch mỗi lần đến tham quan phố biển.

Chị Huỳnh Thị Ngọc Minh, bán bánh nghệ tại góc đường Trương Gia Mô, cho biết: “Bánh nghệ được làm bằng bột gạo nguyên chất không gia vị và chất phụ gia. Muốn bánh trắng, dai và thơm cần phải chọn loại gạo ngon.”

Nghe mưa thèm lẩu cá ót

>>>>>Xem thêm: [Chế biến]- Bánh đ.ập chợ Huyện

Công đoạn làm bánh là “vất vả” nhất. Bột được nén sợi, người làm bánh cầm chiếc nia (bằng nan tre đường kính khoảng 30 cm) vừa hứng từng sợi bột vừa lắc lư chiếc nia để tạo hình tròn (đường kính 4 cm) cho bánh. Mỗi nia đựng khoảng 25 bánh được đưa vào nồi hấp đang sôi. Sau khoảng 20 phút là bánh chín có màu trắng đục và mùi thơm của gạo.

Bánh nghệ dùng nguội và được ăn với mắm giã cùng một số thứ ăn kèm tùy theo khẩu vị của thực khách như chả lụa, chả cá, xoài xanh xắt sợi và nhất là mỡ hành có “tép mỡ’ là bánh nghệ khô chiên giòn! Mùi thơm của bột gạo, cảm giác dai dai, dẻo dẻo của bánh nghệ, giòn giòn của bánh nghệ khô cộng với các vị béo của mỡ hành, cay của ớt, chua của xoài xanh, mằn mặn của nước mắm giã, vị thơm ngọt của miếng chả…tạo nên một món ăn dân dã nhưng thật lạ miệng và độc đáo.

Theo lời chị Minh, hiện nay dù rất nhiều người muốn bán bánh nghệ nhưng lại không biết làm bánh, trong khi gia đình chị thì chỉ làm bánh đủ cho mấy chị em bán. Một đĩa bánh nghệ có giá 10.000 – 12.000 đồng tùy món ăn kèm, không những phù hợp với “túi tiền” để người phố biển điểm tâm mà còn tạo thêm nét mộc mạc cho món ăn để hấp dẫn du khách. Muốn thưởng thức món bánh “kỳ lạ” này ở Phan Thiết, bạn có thể tìm đến đường Trương Gia Mô, góc Nguyễn Tri Phương và Trần Phú, chợ Phan Thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *