Ngon miệng với hột vịt lộn dưa mắm

Lẽ thường, mọi người khi ăn hột vịt lộn đều kèm rau răm, chấm với muối tiêu chanh. Trước đây, tôi cũng ăn vậy, riết thành quen. Cho đến một ngày được ăn hột vịt lộn kèm dưa mắm (dưa gang nhận trong hũ mắm sặt, mắm lóc) mới thấy ngon lạ lùng.

Bạn đang đọc: Ngon miệng với hột vịt lộn dưa mắm

Ngon miệng với hột vịt lộn dưa mắm
Ảnh: Q.M.Nhật

Hôm đó, một người bạn rủ tôi về nhà riêng tại TP.Long Xuyên (An Giang) ăn hột vịt lộn dưa mắm. Nơi nhà bếp, hai anh em ngồi bệt xuống nền gạch. Trứng lộn, dưa mắm dọn ra trông rất hấp dẫn. Lúc đầu tôi hơi ngần ngừ, anh bạn cứ giục: “Ông ăn đại thử coi, ngon lắm”. Nể lời ông anh, tôi cầm muỗng khui phần đầu trứng vịt lộn, rồi tuần tự múc hỗn hợp bên trong trứng ăn kèm dưa mắm. Vị bùi, béo của trứng lộn cộng với vị cay nồng của ớt sừng trâu trộn theo dưa, âm hưởng giòn giòn của miếng dưa, chất măn mẳn của muối mắm hòa quyện vào nhau, ngon không thể tả. Vị ngon này rất lạ, rất khác với vị ngon của cách ăn trước giờ.

Bây giờ, thỉnh thoảng tôi cũng ăn hột vịt lộn muối tiêu chanh, song với tôi hột vịt lộn dưa mắm đã trở thành lựa chọn số một rồi. Quê hương mình đâu đâu cũng có dưa mắm, trứng vịt lộn. Bạn hãy thử một lần thưởng thức trứng lộn ăn kèm dưa mắm!

Theo TNO

Rau răm

Hầu như tất cả các món gỏi, miến, bún Hà Nội, hột vịt lộn hay cá kèo kho… khi quên rau răm đều không thể dậy mùi hấp dẫn đặc trưng.

Tìm hiểu thêm: Cách làm lẩu uyên ương Trung Quốc cực ngon tại nhà

Ngon miệng với hột vịt lộn dưa mắm

>>>>>Xem thêm: Bữa tối chỉ cần 1 món này là đủ dinh dưỡng

Ảnh: Minh Khôi

Rau răm (Persicaria odorata hay Polygonum odorata), còn gọi là thủy liễu thuộc họ Polygonaceae, là cây thân thảo, gốc bò dài trên mặt đất, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á. Rau răm là sự pha trộn của rau mùi và xả, duy nhất được sử dụng khi lá còn tươi. Là càng già thì hương vị càng mất đi.

Theo tây y, rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau. Về tác dụng dược lý rau răm có thể gây sẩy thai, tiêu thai, kháng estrogen, giải độc nọc rắn…

Theo lương y Quách Văn Nguyên trong Cây rau làm thuốc trị bệnh thì rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu và không độc, có tính sát trùng. Được dùng để kích thích tiêu hóa, trị các chứng lạnh bụng, đầy hơi (dùng cả thân rau răm tươi giã và vắt lấy nước cốt uống), chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ. Rau răm giã nát ngâm rượu hoặc dùng ngoài da như hắc lào, lang ben, lở ngứa.

Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn quá nhiều sẽ làm giảm ham muốn t.ình d.ục. Ăn nhiều rau răm với thịt gà dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Những người m.áu nóng, gầy yếu cũng không nên ăn nhiều. Phụ nữ đang hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Rau răm ngoài ăn sống có thể nấu canh rất ngon và ngọt với thịt bò, cá diếc, cá bống, nghêu, hoặc canh cá trê nấu cà chua rau răm.

Theo TNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *