Sau những ngày gió mưa chồng lên mưa gió, vùng biển Quảng Ngãi tuy chưa êm ả lắm nhưng đã thấy bóng ngư dân.
Bạn đang đọc: Ngon quá xá mực lá, cá dìa
Mực lá nướng và cá dìa nấu canh chua TRẦN CAO DUYÊN
Tàu ra khơi lúc nửa đêm hôm trước, chiều hôm sau cập bến. Chuyến biển sau bão số 9 tuy không nhiều cá mực nhưng bến bãi đông vui. Nhà mình đón “khách” đặc biệt, là cô em sinh viên năm cuối về thăm quê sau bão.
Cô em đòi mẹ dẫn đi “chợ biển” để “tắm” trong không khí làng chài. Trên bến đủ loại mực, cá, tôm, cua mà em chỉ ưng mực lá với cá dìa. Mình hỏi thì nó cười tinh quái, em thấy mực lá múp quá, ăn chắc đã lắm. Còn cá dìa? Nó nói cá dìa nấu chua với lá giang là món ruột của em. Bộ anh quên rồi hả? “Dìa”, tiếng miền Tây nghĩa là “về”. Và thực sự em đã về, cầm con cá dìa, đứng trước mặt anh đây.
Vừa phụ mẹ làm bếp, em gái tiếp tục tía lia về… 3 món ăn chiều nay. Mình nói có 2 món chớ đâu mà 3? Em nói mực lá là một, cá dìa vớt từ canh chua ra là hai, canh chua là ba. Riêng canh chua lá giang chan với cơm “vào” lắm anh ơi. Có khi chỉ mình nó thôi mà đ.ánh sạch nồi cơm đó nghen. Em còn bảo, bữa cơm nhiều món quá đ.âm ra loãng. Đã rối đũa, còn rối mắt, rối luôn cơ quan thẩm định mùi vị; mất tập trung để thưởng thức món ngon trên mâm. Rồi em hí hửng dọn cơm lên.
Trời ơi, bắt mắt gì đâu! Mực lá nướng vàng ươm, được xắt từng lát đều đặn nằm “nghiêng nghiêng mấy dòng lấp lánh” ra chiều khêu gợi lắm. Con cá dìa được gắp ra từ nồi canh chua lá giang thì bệ vệ trên chiếc đĩa sứ, khoe màu da nâu vàng lốm đốm. Giờ thì nói gì cũng không qua mực lá cá dìa. Ngay cả nước canh chẳng cần mơ cũng trở thành nước thánh vì đẫm vị lá giang gây “bàng hoàng” cái lưỡi.
Em gái “dạy” ông anh: Múc một muỗng nhỏ canh chua, cho vô chén, húp một cách nhẩn nha, từ tốn, anh sẽ thấy một trời chua cay ngọt chát. Húp canh đúng cách như vậy anh sẽ có một khoảng trống cần thiết cho dạ dày sẵn sàng dung nạp những miếng mực lá trắng phau thơm ngon giòn ngọt, những miếng cá dìa trắng ngà mềm mại.
Nói thiệt, mình hơi tự ái khi nghĩ em đang dạy mình học ăn. Nhưng nó nói hay quá nên cũng cho qua. Với lại, từ trong sâu thẳm con tim, mình mong cho nó nói nhiều thêm để… bớt gắp, bớt nhai. Chứ cứ ăn một cách chăm bẵm như mình thì “mồi” nào chịu nổi!
Tận dụng cơm nguội thừa làm 4 món ăn này, vừa tiết kiệm lại có nhiều món ăn cực ngon
Không ngờ cơm nguội lại có thể tận dụng làm được thành nhiều món ăn hấp dẫn đến vậy.
1. Cơm viên chiên
Nguyên liêu:
– 4-5 chén cơm nguội
– Phô mai mozzarella hoặc bất cứ loại phô mai nào bạn thích
– Hỗn hợp: thịt, rau củ (thức ăn mặt còn sót lại)
– 2 quả trứng
– Vụn bánh mì
– Bột gạo hoặc bột ngô
– Dầu ăn để chiên
Cách làm:
– Trứng đ.ập ra bát đ.ánh tan
– Thịt, rau củ các bạn thái thật vụn.
– Phô mai thái miếng vuông nhỏ
– Dùng muỗng múc kem hoặc dùng tay nặn cơm thành những viên tròn như trong hình, độ lớn tùy thích.
– Chia nhân thịt rau củ và phô mai ra khay tương ứng với số viên cơm.
– Dùng ngón cái ấn mạnh xuống nắm cơm để tạo một khoảng trống nhỏ, thêm một muỗng nhân thịt rau củ và 1 viên phô mai vào giữa rồi nặn kín trở lại.
– Lăn những viên cơm vào đĩa bột gạo. Rồi nhúng qua bát trứng gà và cuối cùng là lăn qua bát vụn bánh mì
– Đun nóng dầu ăn trong chảo
– Thả từng viên cơm vào chiên vàng là xong
– Chiên xong, thấm hết dầu ở những viên cơm đi. Xếp cơm viên chiên ra đĩa, trang trí cho bắt mắt rồi thưởng thức.
2. Cơm rang thâp câm
Tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh cho bữa sáng
Nguyên liệu:
Cơm nguội: 6 bát con
Thịt xông khói: 100 gram
Skip 6 s
Trứng gà: 2 quả
Đậu Hà Lan: 100 gram
Cà rốt: 1 củ
Tôm tươi: 150 gram
Thịt nạc: 100 gram
Hành lá: 30 gram, hành khô: 2 củ
Gia vị cần có: muối ăn, xì dầu, hạt tiêu, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, bột canh
Cách làm:
– Thịt xông khói: Thái thành lát mỏng sau đó bạn xếp chồng các lát lên nhau. Tiếp đến, dùng dao thái nhỏ phần thịt xông khói này thành các miếng vuông cỡ chừng 0,5 – 1 cm.
– Tôm tươi: Rửa sạch tôm, cắt bỏ chân càng và phần đất đen ở đầu. Tiếp đến, bạn bóc vỏ tôm rồi rút chỉ đen ở sống lưng và bụng. Đem tôm đi rửa lại với nước sạch sau đó thái thành các miếng nhỏ.
– Thịt nạc: Tương tự như thịt xông khói, bạn thái thịt thành các miếng mỏng rồi lại thái thành hình hạt lựu. Xong xuôi, bạn ướp thịt nạc với một chút gia vị.
– Cà rốt và đậu Hà Lan: Rửa sạch, gọt vỏ sau đó đem thái hạt lựu. Bạn có thể để lẫn hai loại nguyên liệu này sau khi sơ chế hoặc để riêng tuỳ ý.
– Hành lá, hành củ: Hành lá cắt rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành củ cắt rễ, bóc vỏ sau đó thái thành lát mỏng hoặc đ.ập dập rồi băm nhỏ.
Tôm tươi: Đun nóng một thìa canh dầu ăn cùng một chút hành khô sau đó cho tôm vào xào. Nêm một chút gia vị cho tôm đậm đà và đảo nhanh khoảng 30 giây – 1 phút thì tắt bếp, trút tôm ra ngoài.
Thịt nạc: Vẫn trong chiếc chảo đó, bạn đun nóng thêm một chút dầu ăn rồi cho thịt vào xào. Đảo đều tay cho tới khi thịt săn lại, hơi sém cạnh là được. Trút thịt ra ngoài và để riêng.
Cà rốt và đậu Hà Lan: Tương tự như hai nguyên liệu trên, bạn cũng phi thơm hành sau đó cho cà rốt và đậu Hà Lan và đảo cho mềm. Trút hai phần nguyên liệu này ra đĩa sau khi xào chừng 1 – 2 phút.
Hành khô: Chuẩn bị một chiếc chảo mới sau đó cho hành khô vào phi thơm vàng. Hành chín, bạn vớt hành riêng ra ngoài và giữ phần dầu ăn để chiên cơm.
Chắt bớt dầu ăn vừa dùng để phi hành, chỉ giữ lại khoảng 1 thìa canh nhỏ. Làm nóng lại dầu ăn sau đó cho toàn bộ phần cơm nguội vào đảo nhanh tay. Đảo chừng 2 – 3 phút, bạn đ.ập trứng ra bát đ.ánh tan rồi rưới đều lên chảo cơm.
Đảo nhanh tay, đều tay để trứng quện kỹ vào từng hạt cơm. Rang cơm cho đến khi các hạt cơm săn lại thì bạn cho thịt xông khói thịt nạc tôm tươi cà rốt đậu Hà Lan vào chung. Rang thêm khoảng 2 – 3 phút nữa thì nêm lại gia vị.
Khi cơm và các nguyên liệu đã chín, dậy mùi thơm, bạn cho phần hành lá đã thái nhỏ vào đảo cùng khoảng 30 giây nữa thì tắt bếp. Trút cơm ra đĩa, rắc phần hành khô đã phi thơm lên phía trên sau đó thưởng thức.
3. Bánh gạo
Nguyên liêu:
Cơm trắng: 1 tô
Trứng gà: 1 quả
Bột nghệ: 1/2 muỗng cà phê
Bột gà: 1 muỗng cà phê
Mè đen: 1/2 muỗng cà phê
Cach lam:
Cho cơm nguội vào trong một chiếc tô lớn hoặc thau nhỏ, dùng chày giã đều cơm đến khi cơm nát, nhuyễn và có độ kết dính.
Cơm trắng giã xong bạn cho vào cơm 1 cái lòng đỏ trứng gà, nêm thêm vào 2 muỗng cà phê dầu ăn, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê bột gà và 1 muỗng cà phê đường trắng.
Trộn đều gia vị với hỗn hợp đến khi thấy hỗn hợp kết thành một khối thống nhất, mang màu vàng tươi đẹp mắt, phần hỗn hợp nhuyễn mịn và thấm đều gia vị
Dùng chày cán mỏng hỗn hợp gạo thành một tấm mỏng, lát dày 0.5cm. Dùng khuôn hoặc ly cắt hỗn hợp thành những miếng nhỏ. Liên tục như vậy cho đến khi hết phần hỗn hợp gạo.
Cho bánh đã được tạo hình lên khay nướng, rắc lên trên bánh một ít mè đen để bánh trông đẹp mắt, bánh nướng xong có mùi thơm hơn.
Bật lò nướng ở 175 độ C và cho khay bánh vào nướng khoảng 25 phút. Khi thấy bánh khô và có màu vàng ưng ý thì tắt lò nướng, cho bánh ra dĩa là đã có thể sử dụng được.
4. Pizza cơm nguôi ca ngư
>>>>>Xem thêm: Những viên “kem bi” nhỏ xinh tại Dippin’ Dots
Nguyên liêu:
– Cơm nguội
– 2 quả trứng gà
– Cá ngừ đóng hộp
– Ớt Đà Lạt
– Hành Tây
– Ngô ngọt
– Pho mai Mozzarella
– 1 viên bơ
– Tương cà
Cách làm
– Đ.ập trứng gà, quấy đều lên nêm 1 chút muối gia vị. Cơm nguội cũng nêm 1 chút gia vị. Sau đó cho trứng vào cơm, trộn đều lên.
– Cho 1 viên bơ nhạt quét kín mặt chảo. Sau đó cho cơm trộn trứng vào chảo, dàn đều mỏng cơm trong lòng chảo (Lưu ý: bật nhỏ lửa cho cơm nóng đều dần lên, về cuối sau khi cơm đã nóng đều thì bật tăng nhiệt để đế cơm giòn).
– Sau khi một mặt cơm đã giòn, khéo léo úp ngược lại (mặt cơm này mình để nhiệt bếp bé). Lấy chổi quét tương cà kín mặt cơm. Rồi cho lần lượt ớt Đà Lạt, hành tây, cá ngừ, ngô ngọt và pho mai lên trên bề mặt (cái gì lâu chín hơn thì cho trước). Sau đó dùng vung đậy chảo lại cho nhân pizza chín từ từ.