Nằm tại vị trí thuận lợi, nhà hàng Sơn Dương số 2F Nguyễn Khánh Toàn với thiết kế 7 tầng sang trọng, không gian rộng rãi, thoáng đãng cùng với thực đơn phong phú đã thực sự trở thành một địa điểm lí tưởng cho thực khách Hà Nội.
Bạn đang đọc: Nhà hàng Sơn Dương – Tinh hoa ẩm thực Việt
T.iền thân là Shanghai Seafood với thực đơn chuyên đồ hải sản, kể từ tháng 9/2011, nhà hàng chính thức đổi tên thành nhà hàng Sơn Dương. Thực đơn cũng được mở rộng hơn với đầy đủ các món ăn mang hương vị đặc trưng của sông ngòi, biển cả và núi rừng giúp khách hàng có thể thoái mái lựa chọn cho mình món ăn thích hợp.
Được thiết kế 7 tầng trên diện tích đất rộng, nhà hàng Sơn Dương nổi bật giữa lòng Hà Nội, thể hiện một đẳng cấp khác biệt. Ấn tượng đầu tiên với Sơn Dương là bãi đậu xe rộng lên đến hàng nghìn mét vuông đủ sức chức cho các loại ô tô, xe máy. Không gian bên trong, gam màu chủ đạo là màu nâu trầm được tạo nên bởi những bộ bàn ghế và những bức bình phong được làm bằng gỗ, kết hợp với ánh đèn vàng ấm áp tỏa ra từ những chiếc đèn chùm thủy tinh cầu kì đã tạo nên một không gian vừa sang trọng, ấm cúng mà cũng không kém phần lãng mạn. Đặc biệt, tất cả các tầng của nhà hàng đều được thiết kế một mặt cửa kính rộng lớn thay vì bốn bức tường kín, tạo cảm giác không gian mở. Thực khách có thể vừa thưởng thức những món ngon vừa ngắm nhìn khung cảnh Hà Nội với những dòng xe tấp nập và ánh đèn đường phản chiếu khi thành phố đã lên đèn. Một khung cảnh lung linh lãng mạn rất phù hợp cho đôi lứa hẹn hò.
Bạn đến nhà hàng nhưng lại chưa muốn dùng bữa ngay hay còn chờ bạn bè? Không sao! Nắm bắt được tâm lí khách hàng, toàn bộ hệ thống tầng 1 được sử dụng cho việc lễ tân. Thực khách đến đây có thể vừa ngồi nghỉ ngơi vừa tận hưởng không gian nơi đây, lắng nghe tiếng chim hót, ngắm nhìn các loại thủy, hải sản tươi sống trong một chiếc bể rộng mà nhà hàng dùng để chế biến các món ăn phục vụ quý khách.
Nhà hàng Sơn Dương phục vụ chính vào hai bữa trưa và tối. Khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc, hội nghị đều có thể đặt trước tại đây với số lượng lớn. Tầng 2 và 3 là không gian chung, tại đây nhà hàng bố trí những khoảng không gian ngồi dành cho khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc cơ quan, sinh nhật… với những chiếc bàn đôi, bàn ba sang trọng; hay những chiếc bàn đơn gần cửa kính, rất riêng tư dành cho gia đình hoặc đôi lứa. Đặc biệt, tầng 3 còn thiết kế bục sân khấu rất thích hợp cho việc tổ chức tiệc. Ngoài ra, nhà hàng còn có hệ thống phòng V.I.P khép kín trên tầng 5, 6, 7 với 8 phòng đủ cỡ lớn, vừa và nhỏ phục vụ riêng nếu khách có nhu cầu; rất thích hợp với những buổi gặp gỡ đối tác làm ăn. Điểm đặc biệt của nhà hàng là không gian các phòng riêng rộng lớn có sức chứa lên đến 80 – 90 thực khách đáp ứng tối đa nhu cầu của đông đảo thực khách muốn tổ chức những bữa tiệc lớn mà vẫn ấm cúng trang trọng.
Sơn Dương là nhà hàng chuyên về ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ để chế biến món ăn Việt Nam cũng rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tầu…; gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh…; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh… Một nét đặc trưng nữa của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là các nước phương Tây không có chính là “nước mắm”. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra, còn có các loại tương, tương đen (là từ đậu nành). Từ những đặc điểm của ẩm thực Việt Nam, các đầu bếp của nhà hàng Sơn Dương là người nắm rất rõ bí quyết pha trộn các loại gia vị với nhau để đem lại cho các thực khách những món ăn ngon mang đậm hồn quê Việt.
Đến với Sơn Dương bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho nhu cầu ẩm thực phong phú của mình và bạn bè. Bởi thực đơn nhà hàng quy tụ hàng trăm các món ăn từ bình dân đến cao cấp của vùng đồng bằng, miền biển và vùng núi rừng.
Tìm hiểu thêm: Thơm ngọt đầu cá ngừ
Có thể nói tinh hoa ẩm thực của trời đất, núi rừng, biển cả tụ họp nơi đây thành kho thực đơn phong phú của nhà hàng. Với hàng trăm món ăn được chế biến từ các loại nguyên liệu và thực phẩm khác nhau, song dưới bàn tay khéo léo của những người đầu bếp tài ba và dày dặn kinh nghiệm ở nhà hàng Sơn Dương, đi kèm với sự phong phú của các loại gia vị đã tạo cho mỗi món ăn một hương vị rất riêng và rất hồn quê giữa lòng Hà Nội.
Một phần không thể thiếu trong bất kì thực đơn nào, và cũng là để giúp cho món ăn thêm phần đặc biệt là các loại đồ uống. Với danh sách các loại đồ uống phong phú, thực khách có thể thỏa sức chọn cho mình món đồ uống ưa thích. Từ rượu vang cho đến rượu mạnh có xuất xứ cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn một điều đặc biệt làm nên thương hiệu Sơn Dương đấy chính là Sơn Dương Tửu, loại rượu mà chỉ có thể đến nhà hàng Sơn Dương bạn mới có thể thưởng thức. Đây là loại rượu đặc biệt do nhà hàng tự nấu. Rượu được ngâm với các loại thảo dược quý và hạ thổ trên 5 năm.
Với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp và dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, đến nhà hàng Sơn Dương, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và hài lòng về chất lượng của món ăn và phong cách phục vụ. Nhà hàng Sơn Dương cam kết sẽ đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Thông tin cho bạn
Nhà hàng Sơn Dương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0932320770 – 04. 3767 9696
Theo PNO
Đi xa nhớ bún nước lèo
Có một món ăn kết hợp hài hòa tinh hoa ẩm thực của cả 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Đó là bún nước lèo, một trong những đặc sản của tỉnh Sóc Trăng.
Món ăn đoàn kết
“Trong tô bún nước lèo, người ta thấy hương vị mắm của người Khmer (theo đúng truyền thống là mắm prô hốc), thịt heo quay của người Hoa và bún, cá, rau… của người Kinh. Từng món riêng lẻ đã là đặc sản, lại được người Sóc Trăng kết hợp với nhau một cách hài hòa và tinh tế để tạo thành món bún nước lèo vô cùng độc đáo”, ông Đoàn Minh Phương, chủ quán bún nước lèo Phương Giang ở TP.Sóc Trăng, phân tích. Ông Phương cho rằng bún nước lèo xứng đáng được xếp đầu trong danh sách đặc sản Sóc Trăng, vì ngoài hương vị thơm ngon nó còn thể hiện rất rõ tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất này.
Món bún nước lèo phổ biến ở nhiều tỉnh miền Tây, mỗi địa phương đều có nhưng biến thể riêng nên hương vị mỗi nơi mỗi khác. Riêng với người dân Sóc Trăng, một tô bún nước lèo ngon thì nước lèo phải trong nhưng vẫn giữ được hương thơm và vị mắm mặn nhẹ ở đầu lưỡi mà người ở quê thường gọi là “măn mẳn”. Để nước lèo được ngon đậm đà và không nặng mùi, ngày nay các quán bún thường dùng mắm cá sặc xứ Ngã Năm và Trần Đề (cũng thuộc tỉnh Sóc Trăng), nấu bằng nước dừa. Bên cạnh đó là củ ngải bún và sả nguyên cọng đ.ập dập. Đây là điểm khác biệt của bún nước lèo Sóc Trăng so với các địa phương khác và khác xa bún mắm.
>>>>>Xem thêm: 3 cách làm gỏi đu đủ đơn giản mà ngon cho bữa cơm gia đình
Bún nước lèo Sóc Trăng – Ảnh: Chí Nhân
Theo ông Phương, phần nước lèo chính là “linh hồn” của tô bún và người ta đ.ánh giá tài nghệ của người nấu chính ở điểm này. Theo nhiều bậc cao niên, bún nước lèo có nguồn gốc từ người Khmer, nhưng những tiêu chí về nước lèo ngon như ngày nay thì dấu ấn của người Kinh khá rõ nét. Đây chính là điểm thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân Sóc Trăng và sự kết hợp đằm thắm trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc.
Món bún nước lèo Sóc Trăng không thể thiếu cá lóc, tép và thịt heo quay. Cá lóc sau khi luộc chín phải được tách xương và da bỏ đi, chỉ còn giữ lại những miếng thịt trắng phau. Còn tép thì phải là loại tép đất bóc hết vỏ, chỉ còn lại phần thân đỏ tươi cuộn tròn. Thịt heo quay vừa có nạc vừa có mỡ, được xắt sợi chỉ to hơn đầu đũa ăn một chút. Ăn kèm với bún có rau muống, giá, bắp chuối, hẹ và rau thơm.
Người dân Sóc Trăng có thể ăn bún nước lèo nhiều lần trong một ngày và từ ngày này sang ngày khác vì nó gần như không có chất béo – trừ thịt heo quay. Khi đãi người thân và khách phương xa, người Sóc Trăng thường hay tự nấu bún nước lèo để thể hiện sự hiếu khách. Đứa con Sóc Trăng nào khi đi xa cũng nhớ về cái hương vị bún nước lèo quê nhà và muốn ăn cho đã thèm thì chỉ có về quê mới ăn “sướng miệng” được. Người Sóc Trăng mê bún nước lèo cũng như người Hà Nội ưa phở, người Huế không thể thiếu món bún bò.
Ông Việt kiều bán bún nước lèo
Người mê bún nước lèo đến “nổi tiếng” là ông Đoàn Minh Phương. Ông Phương sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, đến năm 17 t.uổi thì theo gia đình định cư ở Mỹ. Ở nơi xứ người suốt 30 năm nhưng ông không thể nào quên hương vị đặc sản quê nhà – món bún nước lèo và ông đã nhiều lần về thăm quê để được ăn cho đã thèm. Đến năm 2008, ông giúp vốn cho một người bạn thân mở quán bún nước lèo nhưng hoạt động không như mong muốn.
Vậy là ông Phương đích thân trở về quê mở quán, để lại cả một công ty chuyên xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và gia đình đầm ấm bên Mỹ. Ông mất gần một năm “tầm sư” ở gần hết các quán bán bún nước lèo ở Sóc Trăng để học cách nấu sao cho đúng chất nhất. Và rồi tháng 9.2009, quán bún nước lèo Phương Giang ra đời, cùng với trang web bunnuocleopg.com để giới thiệu với thực khách khắp nơi về món đặc sản này. “Tôi có mong muốn, mọi người khi nhắc đến Sóc Trăng là nghĩ ngay đến món bún nước lèo và ngược lại. Phải làm sao để thương hiệu “bún nước lèo Sóc Trăng” ngày càng lan xa hơn”, ông Phương tâm sự.
Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn khuếch trương thương hiệu “bún nước lèo Sóc Trăng” thì phải mở quán ở các nơi khác và cả ở nước ngoài chứ sao lại về ngay chính nơi đã có thương hiệu, thì ông Phương lý giải: “Vì Sóc Trăng là cái gốc của bún nước lèo. Muốn phát triển thương hiệu này thì phải bắt đầu từ đây rồi mới phát triển dần ra các nơi khác. Bắt đầu từ đây cũng chính là xây dựng một cái chuẩn chất lượng thống nhất cho món ăn này”.
Theo Thanh Niên