Nhớ cơm nắm muối vừng

Những gánh hàng cơm nắm muối vừng ngày ngày vẫn rong ruổi khắp ngõ xóm Hà Nội. Món ăn dân dã ngày xưa nay đã đi vào tiềm thức của người dân Việt.

Bạn đang đọc: Nhớ cơm nắm muối vừng

Nhớ cơm nắm muối vừng

Ngày xửa ngày xưa, khi nước ta còn nghèo đói, cơm nắm đã trở thành món ăn thường nhật của những người dân Việt. Người nông dân đi làm đồng xa, cơm nắm trở thành bữa trưa ngon lành giúp lấy lại sức lực cho công việc khi chiều đến. Những người làm nghề buôn bán hay có việc phải đi xa xa một chút, không thể trở về vào đúng bữa, cơm nắm là người bạn đường thân thiết, lót dạ khi đói lòng. Cơm nắm không biết đã xuất hiện từ bao giờ, có lẽ phải từ lâu lắm rồi vì từ thời ông, thời bà, thời cụ, thời kị đã có món ăn dân dã này.

Ngày nay, cơm nắm vẫn xuất hiện hàng ngày trên những con phố Hà Nội. Cơm nắm không còn là sự hiện diện của cái nghèo, cái khổ của cả dân tộc nữa. Cơm nắm nay đã trở thành một thứ quà quê rẻ t.iền nhưng ngon miệng. Khi đã chán ngấy những loại thức ăn nhiều chất như bún, phở, người ta tìm đến một thứ đồ ăn sáng thanh đạm nhưng chắc dạ: cơm nắm muối vừng. Chiều chiều, khi chưa đến bữa cơm tối, bụng hơi cồn cào vì bữa trưa ít ỏi, người ta lại tìm một hàng cơm nắm mua một vắt, ngồi nhẩn nha thưởng thức từng miếng nhỏ.

Nhớ cơm nắm muối vừng

Cơm nắm không chỉ được ăn với muối vừng mà có thể ăn với thứ gì tùy thích: cá kho, thịt rim hay ruốc bông cũng chẳng sao. Nhưng mà có vẻ gì đấy như gượng ép nếu không có một chút muối vừng ăn cùng. Cơm nắm và muối vừng sao mà hợp nhau đến thế, cứ như một cặp trời sinh vậy.

Miếng cơm trắng tinh, mịn màng được gói trong lớp lá chuối xanh ngắt trông thật thích mắt. Đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ cơm nắm được gói trong một lớp nilon và giấy báo. Dường như hương vị thơm mát của vắt cơm giảm đi mất mấy phần. Muối vừng thì vàng ươm, những hạt vừng đều tắm tắp và một vài hạt lạc rang giã nhỏ thơm lừng. Cơm được cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn, chấm một chút muối vừng, đưa lên miệng thấy thật tuyệt. Vị thanh mát của miếng cơm, vị đậm đà, bùi bùi của muối vừng, nhai kĩ thấy được vị ngọt của cơm, của vừng hòa quyện với nhau làm nên bản âm hưởng của làng quê Việt.

Nhớ cơm nắm muối vừng

Bây giờ có hẳn một làng ở Văn Giang – Hưng Yên làm nghề bán cơm nắm trên các phố ở Hà Nội. Gánh hàng cơm nắm có khi còn bán thêm cả bánh giày giò hay một vài thức quà quê khác nữa. Để làm ra những vắt cơm dẻo thơm như thế người làm cũng vất vả, nhọc nhằn lắm. Tưởng rằng chỉ cần thổi một nồi cơm mà đã có được vắt cơm ngon thì nhầm quá. Phải nấu cơm thế nào cho vừa lửa, phải dẻo, phải ướt hơn cơm ăn bình thường nhưng không nhão. Cơm phải nắm lúc còn nóng thì những hạt cơm mới quyện dính với nhau. Những nắm cơm thành phẩm phải vẫn nhìn rõ từng hạt cơm trong trong, không bị vỡ nát mà vẫn dính chắc vào nhau, nắm cơm bóng mượt, trắng tinh đẹp mắt. Những người thợ phải thức khuya, dậy sớm, tần tảo làm nên một món quà quê dân dã mà thân thương của dân tộc. Để rồi những người thưởng thức món ăn này không khỏi bồi hồi khi nhớ đến và thốt lên: “Thương lắm cơm nắm muối vừng!”

Theo PNO

Chè con ong cho mỗi dịp xuân về

Với mỗi gia đình, việc nấu chè vào dịp Tết đến Xuân về đã trở thành thói quen, nét đẹp truyền thống của người dân Việt. Trong bữa cơm tất niên hay cúng giao thừa, chè con ong là món chẳng thể thiếu.

Chè con ong muốn ngon phải nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng. Đó là giống lúa truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam. Hạt gạo tròn, trắng ngần, thơm và được dùng vào việc đồ xôi, thổi cốm cho thật dẻo. Chè con ong thoạt nhìn cũng tưởng như đồ xôi vậy. Nhưng kỳ thực không phải, cách làm chè con ong cầu kỳ hơn nhiều.

Tìm hiểu thêm: 5 công thức làm bánh bông lan xốp mềm thơm ngon, chồng con ăn một miếng lại muốn ăn thêm

Nhớ cơm nắm muối vừng

Anh:xumtu.com

Công đoạn chế biến bắt đầu từ việc đãi sạch rồi ngâm gạo từ 4-6 tiếng cho “no” nước, rồi vớt ra vo lại một lần nữa với nước sạch, trộn đều với chút muối và để ráo. Bắc chõ đồ cho xôi chín.

Nếu như với món chè kho, nguyên liệu chính chỉ có đỗ xanh và đường cát trắng, thì chè con ong phải có mật mía, đường, gừng và mật ong – nguyên liệu đã trở thành tên gọi cho món ăn này.

Mật mía loại ngon, màu vàng ươm và không có cặn đen. Nếu không có điều kiện ta có thể thay thế bằng đường đen. Chẳng thế ông chồng trong câu ca dao của xứ Nghệ đã đắm say trước câu nịnh của vợ:

“Chàng ơi ngoảnh mặt ra ngoài/Sớm mai đi chợ thiếp mua mật với khoai mài cho mình ăn”

Thật đúng là “đẹp vàng son, ngon mật mỡ”, chẳng vị ngọt nào sánh được với cái ngọt ngào của mật. Hoà mật mía với nước rồi đun sôi, vớt váng và lọc cho nước mật trong, không gợn cặn. Nước mật mía pha với mật ong vừa đủ ngọt. Giã nhỏ củ gừng già, chắt lấy nước. Trộn đều xôi đã đồ chín với nước mật gừng và khuấy đều tay cho xôi ngấm vị ngọt đến lúc nào sánh thì múc ra đĩa.

Nhớ cơm nắm muối vừng

Anh:cadaotucngu.com

Công đoạn khuấy chè cần bàn tay khéo léo của người nấu. Chè ngấm đủ vị ngọt nhưng không được nát, đơm chè lên đẹp như đĩa xôi. Thời tiết lạnh nhưng chè vẫn mềm, dẻo và thơm vị mật ong đặc trưng. Ta có thể rắc vài hạt lạc và phủ một lớp vừng rang sẵn lên bề mặt chè. Đĩa chè nhỏ xinh, lấm tấm những hạt vừng, có vị ngọt của mật mía, thơm tinh khiết của mật ong và cay của gừng già. Vị ngọt ngào đến cháy lòng ấy tan ra nơi đầu lưỡi khi mới cảm nhận.

Bọn trẻ nhỏ thường nghêu ngao bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ””:

“Con cóc nhảy ra/ Con gà ú nụ/Bà mụ thổi xôi/Ông tôi nấu chè…”

Nhớ cơm nắm muối vừng

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách nộm củ đậu thanh mát, ngon giòn, ai cũng tấm tắc khen

Anh:cadaotucngu.com

Có lẽ người nấu chè ngon nhất trong nhà là những người ông, người bà. Ngày Tết nấu nồi chè con ong hay chè kho ngọt ngào đợi con cái về sum vầy. Dường như ở đó, ẩn chứa mong muốn hoá giải mọi đắng cay, khổ ải trong cuộc sống, để rồi nhận lấy những quả ngọt trái bùi. Chè con ong, món ăn truyền thống ấy đã góp phần làm nên cái Tết thật ngọt ngào!

Theo PNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *