Có lẽ với những người con sinh trưởng tại vùng sông nước Cửu Long, khi nhắc về món ăn quê hương, họ sẽ nghĩ ngay đến lẩu cá linh bông điên điển, cháo cá lóc rau đắng… Còn với tôi thì đó là nồi mít non kho của bà nội.
Bạn đang đọc: Nhớ nồi mít non kho của nội
Mít non kho nên hâm lại ba đến bốn lần để đậm vị ngọt bùi DIỄM THƯ
Ngày xưa, nhà tôi có cây mít sau hè. Không rõ nó được trồng từ bao giờ, nhưng trong trí nhớ của tôi thì cây mít ấy đã lớn lên với tôi và tặng gia đình tôi biết bao nhiêu là quả ngọt cùng những bữa cơm ấm đầy. Hồi đó món ăn thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm gia đình tôi là mít non kho tộ của bà nội. Vài năm trước, bà tôi mất thì cây mít cũng c.hết khô theo. Khi ấy, tôi ngỡ như đã đ.ánh mất sợi dây tình cảm gắn kết mình với thuở còn thơ. Nỗi nhớ bà nguôi ngoai dần, nhưng mỗi khi có dịp về thăm quê, tôi lại cảm thấy phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi mít non kho của bà.
Ngày đó, mỗi lần mít ra trái là ba mẹ tôi mừng lắm, bởi lẽ bán được vài quả mít chín ngoài chợ huyện cũng giúp cho gia đình tăng thêm thu nhập. Thế nhưng, con bé mới 10 t.uổi hồi ấy thì chỉ mong cho mít non bị sâu ăn. Bởi chỉ có như vậy, hôm sau tôi lại được ăn cơm hoặc ăn bún với mít kho. Món này nói dễ làm thì cũng đúng, nhưng để có được một nồi mít kho ngọt bùi và hương thơm ngây ngất thì đó là một thách thức đối với người nội trợ.
Mít non khi hái từ trên cây xuống phải phơi ngoài trời từ một đến hai ngày để loại trừ mủ. Nên gọt bỏ phần vỏ ngoài của mít dưới vòi nước đang chảy nhằm lợi dụng sức nước để tiếp tục loại trừ mủ. Nhiều người sẽ bỏ luôn phần cùi, và đó là sai lầm căn bản làm cho nồi mít kho giảm mất ba mươi phần trăm chất lượng. Cùi của quả mít chín dĩ nhiên là không thể ăn được, nhưng cùi mít non khi được nấu chín lại vừa bùi vừa ngọt.
Một nồi mít kho đạt chuẩn là phần thịt mít ngả sang màu nâu, mùi hương dịu nhẹ. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cùng xơ mít hòa lẫn với vị bùi bùi của phần cùi và hạt mít
Sau khi đã loại bỏ phần vỏ xanh, bà nội cắt mít thành từng khoanh có độ dày cỡ chừng 2 cm và đem chiên cho vàng. Bà tôi dạy phải chiên mít trước khi kho để mít không bị bở khi kho tới kho lui nhiều lần. Sắp những khoanh mít vào nồi và đổ nước dừa xâm xấp với mít cùng gia vị như xì dầu hoặc muối. Chỉnh lửa riu liu đến khi nước trong nồi mít kho rút cạn thì nêm nếm lại cho vừa ăn là được. Bên cạnh đó, cứ mỗi 15 phút thì nhớ trở mít để các khoanh mít thấm đều gia vị và có màu sắc bắt mắt. Một nồi mít kho đạt chuẩn là phần thịt mít ngả sang màu nâu, mùi hương dịu nhẹ. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt cùng xơ mít hòa lẫn với vị bùi bùi của phần cùi và hạt mít.
Theo bà nội thì món này không ăn vội được: “Phải hâm đi hâm lại từ ba đến bốn lần mới đậm vị ngọt bùi”. Nhưng nói thiệt là hồi còn nhỏ tôi gần như không chú ý đến lời bà. Nồi mít kho vừa chín là tôi đã vội vàng giành ăn ngay vì sợ mất phần. Món này ăn cùng cơm trắng hoặc bún tươi là… hao lắm! Đôi khi chẳng cần phải thịt thà hay cao lương mỹ vị, mà chỉ giản đơn một trái mít non kho cũng khiến người ta nhung nhớ mãi khôn nguôi.
Ngon khó cưỡng nếm thử món lẩu cá linh bông điên điển chỉ có ở miền Tây
Miền tây mùa nước lũ với nhiều đặc sản như lẩu cá linh bông điên điển, ốc xào sả ớt, chuột quay lu… hấp dẫn du khách.
Dù muộn hơn so với mọi năm, mùa lũ đã bắt đầu đổ về các tỉnh miền Tây. Nước về trắng xóa cả cánh đồng, cảnh vật hữu tình cùng với những đặc sản chỉ có mùa nước nổi mới được thưởng thức.
Cá linh theo dòng nước đổ về khiến người dân mừng rỡ. Nhiều người với những chiếc lưới cá, con thuyền ba lá len lỏi qua các dòng sông, con lạch giăng lưới bắt cá linh.
Nồi lẩu cá linh bông điên điển là đặc sản không thể thiếu mùa nước lũ.
Những mẻ cá đầu mùa, ngoài bán cho các thương lái, dân miền Tây sẽ giữ lại một ít để làm mắm, chế biến thành các món kho, và đặc biệt là làm một nồi lẩu cá linh bông điên điển. Món lẩu cá linh tuy đơn giản, bình dị nhưng là đặc sản, niềm tự hào của người miền Tây khi mùa lũ về.
Nấu món lẩu cá linh khá đơn giản. Cá được làm sạch, bỏ ruột để tránh bị đắng rồi rửa sạch bằng nước.
Chọn những bông điên điển chưa bung cánh, hái ngay trên cây, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Chuẩn bị thêm gia vị, bông s.úng, me chua, tỏi ớt… tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Cá linh được làm sạch bụng để không bị đắng.
Cá linh đầu mùa tươi rói.
Thêm bông s.úng, bạc hà để làm lẩu.
Me xanh làm tăng thêm vị chua.
Bông điên điển hái tươi, giòn giòn và thoảng hương thơm.
Nồi nước lẩu được cho thêm mẻ.
Tìm hiểu thêm: Cách làm Tai heo luộc ngũ vị vừa ngon vừa giòn cho bữa cơm gia đình
Bỏ cá linh vào làm chín sơ.
Món ăn hấp dẫn nhiều du khách.
Thêm bạc hà, bông s.úng cho đậm vị.
Cá linh có thể nấu lẩu, kho…
Nồi lẩu cá linh với bông điên điển.
Món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu vào mùa lũ của người miền Tây.
Chỉ cần vài kí cá linh có thể chế biến ra nhiều món ăn.
>>>>>Xem thêm: Nhớ nhanh 3 công thức làm nước lẩu Thái ngon ‘nuốt lưỡi’ cho những ngày mưa gió bão bùng
Bữa cơm đơn giản nhưng thu hút khách.