Ăn uống tại các nhà hàng ở Bắc Kinh luôn là chuyện đau đầu với khách nước ngoài, mà một phần lý do là các món ăn có tên gọi kỳ quặc, khơi gợi như “ gà chưa từng ân ái” (chicken without s.ex life) hay rùng rợn kiểu “đầu sư tử cháy đỏ” (red burned lion head).
Bạn đang đọc: Những cái tên món ăn kỳ quặc ở Trung Quốc
Từ lâu, nhiều người nước ngoài đã phàn nàn về cách dịch tên món ăn Trung Quốc không đúng.
Tên hai món ăn khiến gây khó hiểu cho thực khách nhất là “gà chưa từng ân ái”, thực chất chỉ là gà mái tơ, còn “đầu sư tử cháy đỏ” thì đơn giản là thịt lợn om nước sốt màu nâu. Ngoài ra, món Fuqi Feipian (phổi heo chấm nước sốt) từng được dịch là Husband and wife”s lung sliced (phổi phu thê cắt miếng), hay món xúp nổi tiếng Phúc Kiến “fotiaoqiang” thì lại được ghi thành “ Buddha jumps over the wall” (Phật nhảy qua tường)…
Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Dẻo ngọt marshmallow
>>>>>Xem thêm: Khám phá thế giới Sushi tại Kichi Kichi
Một số người thì tỏ ra thích thú trước các tên món ăn kiểu này, nhưng đa số lại cảm thấy khó chịu, xấu hổ, thậm chí kinh sợ.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, khách nước ngoài sẽ không phải trải nghiệm những cảm giác không mấy thú vị này, khi kế hoạch dịch lại chính xác tên 3.000 món ăn Trung Quốc của chính quyền thành phố Bắc Kinh được thực hiện.
Trước mắt, sở ngoại vụ thành phố vừa cho xuất bản một cuốn sách giới thiệu bản dịch tiếng Anh tên các món ăn Trung Quốc, để tránh việc các nhà hàng tự ý dịch không đúng. Đây là nỗ lực mới nhất của thành phố nhằm làm cầu nối giúp khách du lịch đến gần với văn hóa Trung Quốc hơn.
Thực tế, trước Olympic Bắc Kinh năm 2008, một cuốn sách dịch tên món ăn đã được giới thiệu tại các khách sạn.
“Cuốn sách mới nhất được cập nhật từ cuốn sách năm 2008. Nó cung cấp tên của các món ăn nổi tiếng ở Trung Quốc bằng tiếng Anh”, một quan chức thuộc Sở ngoại vụ thành phố cho biết.
“Chúng tôi cũng khuyến khích các nhà hàng sử dụng các bản dịch này, nhưng không bắt buộc”, ông nói thêm.
Theo Xinhuanet, những kiểu dịch sai, thậm chí lố bịch tên món ăn có thể khiến thực khách cảm thấy bực bội, tò mò, thậm chí gây hiểu lầm về thói quen ăn uống của người Trung Quốc.
“Cuốn sách sẽ giúp người nước ngoài không phải phân vân khi chọn món, để họ biết chính xác họ ăn gì và món này được nấu ra sao”, giáo sư Chen Lin, Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh nói.
Thực tế, dịch chính xác tên các món ăn Trung Quốc là nhiệm vụ khá khó khăn, khi nhiều kỹ thuật nấu ăn tại nước này không thể dịch được, và nhiều món ăn không có từ tiếng Anh nào dùng để diễn đạt nghĩa tương đương.
Các dịch giả, sau khi nghiên cứu các nhà hàng Trung Quốc ở các nước nói tiếng Anh, đã chia tên các món ăn thành 4 loại: công thức nấu, phương pháp chế biến, mùi vị và tên người hay địa điểm nào đó có liên quan.
Một số món truyền thống sẽ giữ nguyên theo tiếng hệ thống phiên âm tiếng Trung Quốc phổ thông chẳng hạn như đậu phụ Mapo (trước đây thường được dịch là đậu phụ do người đàn bà mặt đầy tàn nhang nấu) hay baozi (bánh bao nhân nho) và jiaozi (bánh bao) để phản ánh nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
“Cuốn sách là một điều may mắn cho những hướng dẫn viên du lịch như tôi. Có nó, tôi không phải nặn óc ra nghĩ cách giải thích tên món ăn với khách du lịch nước ngoài”, Zheng Xiaodong, nhân viên 31 t.uổi làm việc cho một đại lý du lịch ở Bắc Kinh chia sẻ.
Theo VNE