Hàm lượng dinh dưỡng đôi khi không tỷ lệ thuận với giá t.iền. Vì thế, để có những thực đơn ngon-bổ-re không phải là điều khó.
Bạn đang đọc: Những Món Ăn Ngon-Bổ-Rẻ
Theo BS Đào thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, mỗi bữa ăn cân đối cho một người ở độ t.uổi trưởng thành bình thường, làm công việc trung bình (nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên…) bao gồm:
– 1,5 – 2 chén cơm (loại chén 200ml – tức chén ăn cơm loại vừa), mỗi chén có thể thay bằng 100g khoai các loại.
– 50-70g thức ăn giàu đạm (tương đương một cái trứng, một miếng tàu hũ).
– 100g rau củ quả (rau xanh hoặc rau củ).
– 80g trái cây: các loại ít t.iền như chuối, mít, cam, xơ ri, ổi, mận… Như vậy, có thể ăn đủ dinh dưỡng với số t.iền không nhiều, nhưng phải biết cách phối hợp thực phẩm. Ví dụ như trứng chứa nhiều đạm, canxi góp phần xây dựng tế bào, vì thế các món trứng chiên khoai lang (dùng khoai lang làm nhân, bào khoai thành sợi nhỏ chiên giòn, rồi đổ trứng lên chiên), trứng mặn hấp, trứng cuộn cà chua (cà chua xắt hạt lựu, trộn với trứng, nêm hạt nêm, chiên nhỏ lửa, gần chín cuộn trứng lại), chả trứng nướng (trứng, bún tàu, nấm mèo, hành tím, trộn đều rồi nướng hoặc hấp) ăn với cơm hoặc bánh mì đều ngon.
Tàu hũ được mệnh danh là phô mai của người châu Á bởi chứa nhiều axít amin quý và canxi. Vì thế, trong thực đơn hăng tuần nên có các món: tàu hũ chiên sả ớt, tàu hũ chiên giòn chấm mắm tôm, tàu hũ xốt cà, tàu hũ ram mỡ hành, tàu hũ chưng tương, trứng hấp tàu hũ… Các loại canh tàu hũ như canh trúc xinh, canh tóc tiên… thường nấu tàu hũ với các loại hải sản “nhỏ con” như: tép, mực, dùng chung với các món mặn như cải xá bấu đúc trứng hoặc tôm khô rim. Đây là các món canh vừa đủ dinh dưỡng vừa tăng cường canxi cho cơ thể.
Nấm cũng là món chứa nhiều đạm, ngon, bổ và lành, có lẽ vì vậy mà có nhiều “khúc biến tấu” từ nấm: nấm bào ngư lăn bột chiên giòn, nấm chưng trứng, trứng chiên nấm rơm. Ăn vừa lành vừa tốt cho hệ miễn dịch còn có nấm bào ngư đen, bào ngư trắng xào sả ớt. Canh nấm có nhiều món: canh chua nấm rơm, nấm bào ngư, canh nấm cà chua…
Tìm hiểu thêm: 5 cách làm pudding hạt chia nhanh chóng bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ
Huyết heo cũng là món ăn cung cấp nhiều đạm và rất tốt cho phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”. Người ta dùng huyết làm nguyên liệu trong nhiều món ăn như: huyết xào giá, hẹ; bông hẹ xào huyết, cháo huyết, bún riêu cua đồng, bánh canh… Các loại tôm, tép, cá nhỏ như ruốc cũng đầy đủ dinh dưỡng nhưng giá thành thấp hơn hẳn đồng loại “đô con”. Các món đề nghị gồm: cá lòng tong kho quẹt, kho khô hoặc kho tiêu, tép rang sả ăn với canh khoai mỡ.
Món muối mè, đậu phộng trộn với rong biển xắt nhỏ dùng để ăn với cơm hoặc xôi cũng rất tốt vì có đủ đạm, chất béo, i-ốt, chất xơ, vitamin E, A, rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và trí não mà giá ca không đáng là bao.
Theo PNO
Bún đậu mắm tôm – Món ăn giản dị mà hấp dẫn
Trong muôn vàn người tấp nập trên khắp nẻo đường Hà Nội, bóng dáng các bà, các chị gồng gồng, gánh gánh trên vai những gánh bún đậu mắm tôm đậm đà, dân dã… là hình ảnh không thể quên.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến] – Bắp bò ngâm giấm
Ảnh: vnnhahang.com
Thứ bún đậu mắm tôm dân dã này dễ làm xiêu lòng thực khách bởi hương vị rất đặc trưng. Không giống với các loại bún vỉa hè như bún riêu, bún ốc…phải ăn lúc nóng nghi ngút khói thì mới dậy mùi, vừa miệng. Bún đậu mắm tôm chỉ cần nhìn thôi đã thấy ngon mắt lắm rồi. Gắp bún và miếng đậu rán vàng rộm, chấm mắm tôm đã được pha chế rồi cho vào miệng, bạn sẽ cảm thấy mùi thơm bùi béo ngậy của miếng đậu rán giòn tan, vị mặn đậm đà khó quên của mắm tôm và chất bột tinh khiết từ bún. Tất cả được trộn lẫn tạo nên hương vị riêng ngon tuyệt của món ăn này.
Người Hà Nội vốn nổi tiếng bởi sự cầu kì, tinh tế trong thưởng thức ẩm thực. Bát bún đậu mắm tôm mộc mạc, giản dị là thế nhưng cũng rất cần sự tâm huyết, say mê của người chế biến. Đậu phụ thường là đậu mơ, loại đậu ngon nổi tiếng được làm ở làng Mai Động, có màu trắng mịn, mềm mại, kích thước nhỏ, khi rán sẽ nhanh phồng cho mùi thơm bùi và béo ngậy. Miếng đậu được chiên trong chảo mỡ sôi, chín đều mọi mặt và nở phồng lên gấp đôi so với kích thước ban đầu, tỏa mùi thơm béo ngậy khiến người ngồi nhìn mà ứa nước miếng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bát mắm tôm. Mắm tôm phải là mắm tôm chắt Thanh Hóa, ánh sắc xanh. Khi vắt chanh và đ.ánh tan, nổi lên vạt bông ánh tím mới là đạt yêu cầu. Pha mắm tôm nhất thiết phải có đường, mì chính, ớt tươi, chanh tươi và đặc biệt không thể thiếu chút dầu rán đậu còn đang sôi trong chảo, tạo một hương vị đặc biệt riêng cho bát nước chấm.
Thoáng chốc thấy bóng một người liêu xiêu gánh bún đậu mắm tôm đầu ngõ, không nhanh miệng gọi mà cố làm nốt việc là đã thấy các chị ở tít đằng xa rồi. Nhưng cũng không quá khó để tìm thấy những gánh hàng bún đậu mắm tôm trên phố phường Hà Nội. Bạn có thể tìm thấy món ăn dân dã này ở đường Vũ Ngọc Phan, ngõ Phất Lộc, đường Nguyễn Quý Đức, ngõ 418 cạnh trường Đại học Văn hóa trên Đê La Thành…đều là những quán ăn ngon.
Bún đậu mắm tôm ăn kèm với rau thơm, đặc biệt là húng láng và kinh giới, vừa thêm vị cho món ăn, vừa để làm ấm bụng bù lại cái lạnh của mắm tôm lại thấy hợp khẩu vị và ngon vô cùng. Ngồi trên vỉa hè, thưởng thức hương vị thơm ngậy của bát bún đậu mắm tôm dân dã, chợt thấy trong người bỗng sảng khoái lạ thường.
Vị bùi bùi, thơm thơm của miếng đậu rán cùng với hương vị đặc trưng của mắm tôm hoà quyện vào nhau làm người ăn nghiền nó. Bình dị là thế mà đủ sức len lỏi vào đời sống của nhiều tầng lớp trong xã hội. Người nghèo ăn vì vị thơm ngon và hợp túi t.iền. Người cao sang cũng chuộng vì nó dễ ăn và lạ miệng và cũng bởi nó không có trong thực đơn của các nhà hàng đặc sản. Tưởng là mộc mạc, thanh đạm vậy thôi mà cũng có vị trí rất “đài các”, “kiêu sa” bên cạnh vô vàn các loại sơn hào hải vị đắt t.iền khác.
Nhiều khi nhớ đến món bún đậu mắm tôm vẫn thấy ứa nước miếng…Đâu cứ phải các món ăn cầu kỳ mới ngon, những món ăn đơn giản như bún đậu mắm tôm lại có sự quyến rũ đến lạ kỳ…
Theo PNO