Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Mảnh đất Quảng Bình không chỉ có bến đò mẹ Suốt, dòng Nhật Lệ nên thơ mà còn có rất nhiều món đặc sản khiến người ta nhớ mãi. Dưới đây là tổng hợp những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ.

Bạn đang đọc: Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

1. Bánh xèo Quảng Hòa

Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ ba thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.

Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

2. Khoai deo

Từ khoai lang có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ bình dân đến sang trọng như khoai nướng, khoai chiên, khoai luộc, khoai nấu canh, khoai nấu chè, khoai làm bánh, làm mứt. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất vẫn là món khoai deo, chế biến thật giản đơn và nhiều ý nghĩa.

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Người ta thu hoạch khoai về, để một thời gian cho củ khoai tan bớt bột, rồi đem khoai đi luộc. Khoai luộc bóc vỏ, thái thành lát mỏng, đem phơi. Chế biến khoai deo phải những ngày nắng to, khoai mới nhanh khô và dẻo hơn.

Những lát khoai đạt thành phẩm, phải là những lát khoai khô, dẻo có màu đỏ vàng, trong và có vị ngọt. Người ở phương xa về, lúc ra đi, không ai mà không mang theo thứ khoai deo làm quà, hương vị rất riêng của Quảng Bình.

Những ngày mưa xa xứ, nằm nhâm nhi từng lát khoai deo, tận hưởng vị ngọt thấm dần vào nơi đầu lưỡi, nghe mưa rào rào bên ngoài, lại nao nao nỗi nhớ quê hương.

3. Bánh lọc bột sắn, tôm sông

Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.

Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.

Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa.

Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.

4. Đặc sản đẻn biển

Đẻn có hình dài như con rắn, trên mình có vằn, da rất nhám. Tiết đẻn là “món” đầu tiên, uống vào thấy trong lòng “xao xuyến”. Cắt một chút ở đuôi đẻn để lấy “tiết” cho chảy vào rượu. Hoặc có thể ngâm cả con đẻn vào bình rượu (rượu ngon), ngâm ba đến năm ngày là uống được.

Tìm hiểu thêm: Món nấm xào bí ngòi đơn giản cho bữa cơm gia đình

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Ram đẻn

Rượu tiết đẻn uống vào có vị hơi chát, ấm, là một loại thuốc chữa được bệnh đau lưng. Món Ram đẻn mới ngon. Đẻn làm sạch, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, bằm cả xương thật nhuyễn, cho các gia vị vào trộn đều, ướp một lúc, lấy ra cho vào bánh đa cuốn thành từng chiếc ram nhỏ, sau đó đưa lên chảo rán đều, mùi thơm không nhịn được.

Đẻn là đặc sản của biển Quảng Bình. Rượu đẻn, ram đẻn là “khoái khẩu” của người dân Quảng Bình. Món ngon đẻn không thể diễn tả hết bằng lời nhưng có thể nói hấp dẫn và không thể quên.

Nếu bạn đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi vị đặc biệt của rượu “tiết” đẻn, hượng vị thơm ngon quyến rũ của ram đẻn. Ngồi bên bờ biển thư giãn giữa trưa hè hay đêm khuya với bạn hiền, chỉ cần mấy ly rượu đẻn, một đĩa ram đẻn còn nóng hổi với những lời tâm tình sâu lắng, đời sẽ vui và thú vị hơn.

5. Chép biển Quảng Bình

Chép thuộc họ ngao, hến ở biển. Hình dẹp mà thon, vỏ rất cứng, hoa văn đủ màu sắc trên nền trắng, đầu bụng lớn mà mập, đầu miệng nhỏ mà lép. Con to nhất bằng ngón tay cái, con nhỏ vừa ăn cũng bằng ngón tay út. Chiều dài con chép khoảng 3 cm, chiều rộng khoảng 2 cm.

Chép sống ở bãi biển. Người làng biển đợi thủy triều xuống cạn, đi theo bãi biển, cồn cát ven bờ lộ ra dưới chân sóng, dùng hai bàn chân cày xới xuống lòng cát tìm bắt. Năm nào rét đậm, chép càng béo, càng ngon, cho nên cứ sau tiết đông chí là mùa vụ của chép.

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

Muốn cho con chép sạch cát từ trong lòng nó, khi đem ở bãi về, người ta đổ chép vào một chậu nước muối, với độ mặn giống như nước biển, để yên lặng vài giờ, chép sẽ há miệng ra, lè lưỡi làm chầm bơi lội, thế là bao nhiêu cát trong bụng chép sẽ rơi ra ngoài, lắng xuống đáy chậu.

Chỉ cần một động chạm nhỏ ngoài thành chậu hoặc một xao động nhẹ trên mặt nước thì lập tức chép ngậm kín miệng ngay. Lúc đó, chỉ cần vớt chép vào rá, chúng ta sẽ có một rá chép sạch để đưa vào làm món ăn.

Khi lửa trong bếp đã đỏ đều, chúng ta chỉ việc cho mỡ vào chảo, đợi mỡ sôi kỹ, khử hành xong, đổ chép vào, trộn đều và chú ý xem chừng không cho chép chín quá, nứt vỏ ra sẽ mất ngon, và cũng cần nhớ không nên nhiều nước mắm quá vì món chép chiên rất cần nhạt và bản thân con chép đã mặn sẵn rồi.

Trước khi bắc chảo xuống cho thêm một ít tỏi và muốn cho chép không bị nứt vỏ, há mồm ra thì phải gạt bớt lửa sau khi trộn chép lần đầu.

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Quảng Bình?

Quảng Bình không chỉ có bờ biển Nhật Lệ tuyệt đẹp, những hang động có một không hai mà còn bởi những món ăn ngon, bổ rẻ nhớ mãi không quên.

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Quảng Bình?

Quảng Bình được nhiều du khách biết đến bởi các danh lam thắng cảnh và những bờ biển đẹp làm say đắm lòng người; đặc biệt, nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản dân dã khiến ai đã từng được thưởng thức đều nhớ mãi không quên.

Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn một số gợi ý ăn gì ngon, bổ rẻ ở Quảng Bình.

Bánh xèo Quảng Hòa

Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.

Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đỗ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ, chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay, dùng muôi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được hai lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa (vùng nam Quảng Trạch) làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một chút, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5 cm, đáy bằng phẳng.

Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

Những món đặc sản Quảng Bình đừng nên bỏ lỡ

>>>>>Xem thêm: Bí quyết nấu món canh măng khô hầm xương ngon thơm đúng điệu


Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Quảng Bình

Khoai deo

Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”.

Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp – từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.

Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Quảng Bình?

Đẻn biển

Đèn biển chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon, dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đẻn biển là loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Đẻn gồm rất nhiều loại như đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc. Vì thế mà con đẻn luôn được du khách “thích mê” trước khi thưởng thức những món khác tại các nhà hàng ven bờ Nhật Lệ.

Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn (hải xà huyết) là thứ mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả. Người ta thường lấy tiết đẻn vừa hứng đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bình rượu ngon được trưng bày, bên trong là những con đẻn được ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó.

Nếu có dịp về quê hương Quảng Bình, đến tham quan những địa danh nổi tiếng như Phong Nha – Kẻ Bàng, du khách đừng quên dừng chân bên bờ Nhật Lệ để thưởng thức món ram đẻn nóng hổi hay rượu đẻn thật đặc biệt nhé!

Cháo can

Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi.

Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.

Trong tô cháo canh có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc… Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng th

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *