Sự có mặt của những thương hiệu kem nổi tiếng trên thế giới đem lại nhiều sự lựa chọn về hương vị, chất lượng và giá cả.
Bạn đang đọc: Những quán kem ngoại lừng danh Sài Gòn
Kem Nhật ở MOF
Không gian mang đậm văn hoá với những biểu tượng may mắn, những bức tranh tái hiện sinh động cuộc sống của Nhật, ô cửa sổ nhìn xuống đường Lê Lợi (Q.1), một trong những con đường sầm uất nhất Sài Gòn và được thử kem trước khi gọi món là những nguyên nhân khiến giới trẻ chọn MOF làm điểm đến cho cuộc họp mặt, gặp gỡ bạn bè, đối tác.
Desert Bentou.
Khác với kem của các thương hiệu châu Âu, vị ngọt, độ béo, độ dẻo của kem Nhật khá hợp vị với người Việt. Ngoài ra, còn gây ấn tượng vị thơm, độ béo đặc trưng của sữa tươi Hokkaido.
Gần đây MOF đã cho ra một phần thức ăn mới (Desert Bentou) với 6 vị kem khác nhau như quýt Nhật, phúc bồn tử, dưa hấu, cùng 4 loại bánh là Green tea mousse, Tiramisu, Hokkaido milk crepes, bánh dày, và chè đậu đỏ … với giá 169.000đồng/một suất dành cho hai người.
Ngoài các món ngọt, các set, bentou trưa, tối với cơm, tempura, Sayaki… cũng là điểm nhấn trong thực đơn của MOF. Thực đơn có giá từ 70.000 đồng/ món.
Một set đậm phong cách Nhật.
Địa chỉ: Cà phê MOF
30 Lê Lợi, Q.1 và lầu B3-17A Vincom Center, 70-72 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP. HCM
Kem New Zealand ở XCream
Gam màu trắng, không khí dịu nhẹ, tiếng nhạc sôi nổi, tiếng cười nói nhộn nhịp, XCream tạo cảm giác thân quen, gần gũi đối với giới trẻ. Mỗi góc ngồi của quán mang lại một trải nghiệm khác nhau. Vào những chiều mưa, góc ngồi ở dãy salon kê sát những ô cửa kính hẹp sẽ cho cảm giác như đang phiêu bồng ở Đà Lạt.
Ngoài những vị kem thông thường, quán còn có những vị lạ như phúc bồn tử phô mai, kem dâu tằm đỏ, chocolate chip, mint và bơ đậu phộng…. Kem New Zealand có độ béo vừa, độ ngọt nhẹ. Sau khi ăn xong, hương thơm đọng lại khá lâu. Kem rất nhanh tan nên tốt nhất gọi lần lượt từng viên, thưởng thức xong mới gọi tiếp.
Bên cạnh các hương vị kem hấp dẫn từ New Zealand, XCream còn có các loại bánh ngọt, các loại bia ngoại “không đụng hàng” với bất kỳ quán kem hay bar nào của Sài Gòn với mức giá khoảng 100.000 đồng/chai. Thực đơn có giá từ 60.000đồng/món. Đặc biệt vào tối thứ 3, thứ 6 hàng tuần có chương trình ca nhạc do các nghệ sỹ và nhóm nhạc Philippines biểu diễn.
Kem kết hợp kết hợp với bánh.
Không gian sang trọng, thoải mái.
Địa chỉ: X Cream Coffee Ice Cream Restaurant 1
53X Pasteur, P. Bến nghé, Q.1, TP. HCM.
212A2, Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Q,1. Tp. HCM.
Kem Mỹ ở BUD”S
Là thương hiệu kem nổi tiếng của Mỹ, kem BUD”S hấp dẫn với mùi thơm, độ ngọt nhẹ và vị béo đậm khác hẳn với các nhãn hiệu khác. Quán có thực đơn phong phú dành cho những nhóm khách muốn thưởng thức từng loại kem hay dùng chung với nhau (phần family) với mức giá 20.000/ viên.
Ngoài kem, quán cũng phục vụ những bữa ăn tối sang trọng, đầy đủ chất dinh dưỡng với mức giá từ 50.000 đồng/món.
Quán ấn tượng với tong màu trắng và đường nét tinh tế.
Cách trang trí sáng tạo.
Không gian trẻ trung, hiện đại.
Địa chỉ: Nhà hàng kem BUD”S tại Tp. HCM:
– 171 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3.
– 206 Bis Nguyễn Trãi, Q.1.
– 445-447 Hai Bà Trưng, Q.3
– 183 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1
Kem Thụy Sỹ ở The Fountain
Với hai địa điểm nằm ngay trung tâm quận 3 (Võ Văn Tần) và quận 7 (SB4-1 Kp. Mỹ Phúc ), Fountain khá thuận tiện cho khách trong việc di chuyển hay tìm địa điểm. Quán mang đậm phong cách châu Âu cổ điển với tông màu trắng trang nhã. Không gian của Fountain cũng không gói gọn trong phòng máy lạnh mà mở rộng với khoảng sân nhỏ bên ngoài hay ban công thơ mộng.
Cái lạ của Fountain là mỗi vị khách có thoải mái kết hợp mùi vị kem và các loại bánh cookie, các loại hạt khác nhau để cho ra ly kem yêu thích của mình. Đối với những ai yêu thích cà phê châu Âu, việc thưởng thức một ly cà phê của thương hiệu Coffee World là một trải nghiệm không kém phần thích thú.
Đặc biệt, các tối thứ 3-5-7 từ 7h30 đến 9h30, quán có chương trình nhạc sống không tính thêm phụ thu. Thực đơn có giá từ 60.000 đồng/món.
Tìm hiểu thêm: Cách Nấu Canh Cua Rau Đay Đơn Giản Dễ Làm Cho Mọi Nhà
Tủ kem nhiều màu sắc.
Sự kết hợp ngọt ngào giữa bánh kếp, bánh oreo, kem và chocolate.
Các món ăn được decor lạ mắt.
Địa chỉ: The Fountain
103 Võ Văn Tần, P.6, Q.3, TP. HCM.
SB4-1 Kp. Mỹ Phúc, Nguyễn Đức Cảnh, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong, Q.7, Tp. HCM.
Kem Ý ở Goody
Toạ lạc trên hai con đường tấp nập nhất của thành phố (Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch), nhãn hiệu kem Ý Goody thu hút mọi người với thiết kế trẻ trung của những gam màu nóng, kệ truyện tranh đầy ấp và những chiếc máy tính cấu hình mạnh để thực khách lướt web.
Kem Goody phong phú với hơn 36 mùi vị và có độ ngọt vừa, ít béo và được mix độc đáo, mang đến những trải nghiệm mới mẻ về vị giác. Ngoài những vị kem thông thường, quán cũng có những vị kem ít đường, ít béo dành cho người ăn kiêng.
Địa chỉ: Kem Goody
133 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
59 Phạm Ngọc Thạch, Phường 7, Q.3, TP. HCM.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bánh dầy Quán Gánh – Gợi nhớ tổ tiên
Trải qua hàng ngàn năm trong quá khứ, bánh dầy Quán Gánh đã được người đời kiểm nghiệm, ngợi ca và trở thành làng nghề bánh dầy truyền thống.
Hàng năm cứ vào cuối tháng hai âm lịch khi tiết trời vẫn còn se se lạnh, lòng người Quán Gánh (Thường Tín – Hà Nội) lại háo hức chuẩn bị những chiếc bánh dầy dẻo và thơm ngon nhất dâng lên vua Hùng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Khởi nguồn từ chiếc bánh dầy Lang Liêu dâng vua cha cách đây 2000 năm và được truyền lại cho con cháu nước Việt nhân ngày giỗ tổ 10-3 năm Nhâm Ngọ).
Trong tín ngưỡng người Việt quan niệm bánh dầy tượng trưng cho bầu trời và người dân thường dùng nó làm vật tế lễ khi mỗi độ Xuân về.
Ảnh: baovietnam.vn
Dân làng Quán Gánh từ xưa sống chủ yếu bằng nghề nông, bản chất con người khéo léo thông minh nên sớm biết chế biến những nông sản do chính tay mình sản xuất. Người dân Quán Gánh thường truyền tai nhau câu nói “cái nghề vừa vo tròn, rồi lại bóp bẹp”, cái nghề tưởng như đơn giản ấy lại khá cầu kì và đòi hỏi sự khéo léo.
Muốn có hương vị thơm ngon nguyên liệu làm bánh nhất thiết phải là gạo nếp nương vụ mới, nhiều khi nguyên liệu lại là gạo nếp cẩm – một loại gạo có màu tím sẫm, rất quý và thơm ngon. Gạo được giã thủ công hoặc trực tiếp ra từ thóc, còn nguyên vỏ lụa mỏng tang, sau đó xôi chín bằng chõ gỗ đục từ thân cây. Lúc đun phải chú ý cho đều lửa thì xôi mới dẻo thơm. Xôi chín đổ vào cối giã ngay khi còn nóng, đến khi hạt gạo quyện vào nhau thành vỏ bánh rất trong và dẻo.
Ảnh: thehetre.vn
Đây là lúc các bà, các chị khéo léo tra nhân và nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như mặt trăng, mặt trời. Để bột khỏi dính vào tay và tăng độ thơm ngon cho bánh, người ta xoa lòng đỏ trứng gà vào tay khi nặn bánh. Lá gói bánh là lá chuối đã được hơ qua lửa cho khỏi rách. Bánh dầy Quán Gánh có ba loại nhân ngọt, nhân mặn và nhân chay. Bánh chay và bánh ngọt thường được dùng làm đồ tế lễ. Khi ăn thực khách có thể kẹp với giò hoặc chả. Cầu kì hơn thì bánh được cắt thành từng miếng nhỏ và chấm với mật ong rừng vàng sánh. Thưởng thức thứ bánh này, thực khách sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của giống nếp quý mọc từ đất với mật ong rừng từ những vách đá hun hút đại ngàn.
Đã từ lâu, cứ mỗi độ Xuân về, bánh dầy lại trở thành sản vật thiêng liêng không thể thiếu trên những mâm cúng dâng lên Đền Hùng. Ngày nay, bánh dầy Quán Gánh không chỉ xuất hiện trong mỗi dịp lễ hội, mà nó còn làm vừa lòng biết bao người khách tha phương dù chỉ tình cờ dừng chân hay một lần nếm thử.
>>>>>Xem thêm: Cách làm lòng gà xào sả ớt thơm lừng đậm đà ngon miệng dễ làm
Ảnh: vietbalo.vn
Và hơn ai hết, mỗi người dân Quán Gánh đều hiểu được ý nghĩa mà chiếc bánh nhỏ bé ấy đem lại. Đó là sự khởi đầu của một năm mới tròn trịa, tràn đầy yêu thương, ngọt ngào như dư vị của mật ong.
MonngonHanoi.com