Mỗi một đất nước sẽ có lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hóa riêng. Nền ẩm thực mỗi nước cũng mang đặc trưng vùng miền.
Cuộc sống ngày càng hiện đại nên những nét truyền thống sẽ có nhiều sự thay đổi. Trong số đó, ẩm thực là điều dễ nhận thấy. Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực là gì?
Yếu tố lịch sử ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực
Ngay từ thuở sơ khai, ăn uống được coi là nhu cầu thiết thực nhất để duy trì sự sống của con người. Như đã biết, thời kỳ cổ đại con người sinh sống bằng săn bắt và hái lượm. Vì thế nguồn thức ăn cũng khan hiếm không có quyền lựa chọn nhiều.
Sau giai đoạn đầu, con người dần biết cách trồng trọt, chăn nuôi. Vì thế nguồn thực phẩm trở nên nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ăn no của con người thời cổ đại. Trong quá trình dài, trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa, thế giới ngày nay văn minh hiện đại hơn nhiều. Do đó, lĩnh vực ẩm thực cũng hình thành một cách đa dạng hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia
Lịch sử của mỗi quốc gia đều gắn liền với nét văn hóa ẩm thực. Trước đây, đã có rất nhiều đất nước trải qua thời kỳ chiến tranh của giặc ngoại xâm. Nền ẩm thực nước nhà lúc bấy giờ được pha trộn, biến tấu cho phù hợp với khẩu vị tại đất nước ấy. Vì vậy, lịch sử hình thành và phát triển của đất nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực.
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực
Vị trí địa lý là yếu tố quyết định đến nguyên liệu của các món ăn. Thực tế cũng ta thấy rõ ràng rằng các món ăn của phương Đông khác biệt rất nhiều với phương Tây.
Ví dụ như nước Việt Nam ta có nhiều dòng sông lớn, có phù sa màu mỡ cùng nền văn minh lúa nước. Các điểm ấy đã khiến nước ta nổi bật với các món ăn được chế biến từ gạo, khoai, ngô, đậu,… Còn nếu như các nước ở vùng biển thì ẩm thực lại là món ăn chế biến từ hải sản thơm ngon.
Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia
Khí hậu có ảnh hưởng nhất định đến văn hóa ẩm thực
Sự khác biệt về khí hậu của mỗi quốc gia, vùng miền sẽ quy định hương vị của món ăn. Ví dụ các quốc gia có khí hậu lạnh quanh năm thì dường như món ăn sẽ có chút cay the hoặc gia vị nêm nếm có tính nóng hơn. Vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày lạnh giá. Còn ở những nơi khí hậu nóng thì món ăn thường sẽ kết hợp với rau xanh, trái cây để món ăn thêm thanh mát hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia
Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa và phân biệt giữa 3 miền Bắc Trung Nam. Vì thế văn hóa ẩm thực người Việt mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. Miền Bắc hương vị đậm đà, miền Trung vị chua cay còn miền Nam lại ngọt thanh nhẹ nhàng hơn. Chỉ nói đến đây ta cũng biết được khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến nền văn hóa ẩm thực ở mỗi nơi như thế nào rồi.
Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai
Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều có nét đặc trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm của mọi người trên thế giới. Và trong nhiều năm trở lại đây, thế giới mở cửa. Việc giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Và đương nhiên, nền ẩm thực cũng có cơ hội vươn ra thế giới. Cũng chính vì điều này, ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa ẩm thực từ bên ngoài. Có thể là cách chế biến, là gia vị mới, công thức mới.
Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực mỗi quốc gia
Tiếp thu là tốt nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ được bản sắc văn hóa ẩm thực riêng của mình. Giống như Việt Nam, dù có hiện đại đến đâu thì những món ăn truyền thống vẫn luôn là niềm tự hào của đất nước. Có thể kể đến như bánh chưng, bánh giày, cốm, bánh cuốn, chả giò, phở,…
Hiểu hơn về văn hóa ẩm thực địa phương của tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022
Đại diện cho đồng bào dân tộc Tày, thí sinh Nông Thúy Hằng đã xuất sắc trở thành tân Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022. Qua đó, tạo nên sự thích thú cho những ai yêu thích ẩm thực vùng miền, muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa ẩm thực của người Tày.
Đối với người Tày, do sống gần gũi với núi rừng, thiên nhiên nên nguồn thực phẩm của họ phần lớn đều sản xuất trên các đồi núi, rừng, sông suối.
Từ nguồn thực phẩm này, họ cũng đã xây dựng nên văn hóa ẩm thực có những nét riêng. Sau đây là một số món ăn đặc trưng của dân tộc này mà nếu có ghé du lịch bạn sẽ được mời thưởng thức.
Thịt chua
Thịt chua là món ăn truyền thống của người Tày với nguyên liệu chính là thịt heo đen và dùng phương pháp chế biến muối chua độc đáo. Trong những dịp lễ hội, ngày tết hay đón khách quý, thịt chua thường dọn ra ăn cùng các món ăn khác.
Thịt chua của người Tày. Ảnh: Phúc An
Để làm món này, người Tày phải chọn phần thịt ba chỉ của heo đen, cứ mỗi miếng khoảng 0,5kg. Sau khi sơ chế, cho thính cùng lá trầu, lá riềng, lá cơm đỏ thái nhỏ vào bóp cùng thịt rồi đem ủ chua. Vật dụng để ủ chua thường là chum, vại kín để men lên tự nhiên. Thông thường, món này dùng kèm với lá sung, lá lốt, rau thơm.
Khâu Nhục
Bắt nguồn từ ẩm thực Trung Hoa, khâu nhục được cộng đồng người Tày, Ngái, Nùng chọn là món ăn trong những dịp lễ, tết hay cưới, hỏi. Khác với khâu nhục của các dân tộc khác, người Tày làm khâu nhục chỉ chọn thịt ba chỉ rồi xếp với khoai môn.
Khâu Nhục. Ảnh: Minh Hoàng
Trải qua nhiều công đoạn chế biến khéo léo, thành phẩm khâu nhục khiến thực khách không thể đợi chờ mà sẽ là bới chén cơm trắng hay chén xôi và dùng ngay.
Xôi Đăm Đeng
Không chỉ độc đáo ở cái tên, xôi Đăm Đeng còn mang trong mình những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Tày. Cách chế biến xôi công phu từ gạo nếp, màu sắc ứng dụng cho đến hương liệu lá cây rừng.
Xôi Đăm Đeng. Ảnh minh họa: TripNow
Cụ thể, lá cây mang về nấu sôi để lấy màu tự nhiên. Sau đó, ngâm nước màu với gạo nếp cho đến khi hạt nở đều thì mang đi nấu xôi. Những thực khách thưởng thức qua món xôi này rồi cho nhận xét, xôi dẻo, thơm, vị ngọt tự nhiên nước nấu bởi lá rừng và của gạo nếp. Màu sắc dễ nhận biết cho món xôi này thường là 5 màu trắng, xanh, vàng, cam, tím.
Ẩm thực 3 vị pẻ
Theo tập tục người Tày, cứ đến ngày 9-9 hằng năm (hay còn gọi là tết cá), cộng đồng của họ lại chuẩn bị những món ăn thịnh soạn từ cá để chiêu đãi người thân, khách quý. Trước đó vài hôm, nhà nhà, người người tranh thủ đi đến các con suối để đ.ánh bắt cá và mang về chế biến thành 12 món (con số 12 theo quan niệm là mang lại sự may mắn).
Cá nướng. Ảnh minh họa: Món ngon mỗi ngày
Trong đó, nổi bật nhất ba món ăn có tên gọi ấn tượng là cá nướng (Pẻ Pình), cá đồ măng chua (Pẻ Moọc) và gỏi cá (pẻ xả). Với cá nướng, bắt buộc phải nướng đủ 12 con cá; cá đồ măng chua thì cá sơ chế sạch, măng chua bóp kiệt nước rồi trộn đều cùng ít muối mì, gói bằng lá cây rừng. Còn gỏi cá thì thịt cá thái chỉ, đặt trên tro bếp cho thấm nước, đầu và đuôi băm nhỏ rang vàng, thính thì làm từ đỗ tương, không thể thiếu lá chua thái nhuyễn… đem trộn đều.
Bánh Coóc Mò
Hiểu theo tiếng Tày, Coóc mò có nghĩ là sừng bò, phần này cũng nói lên ngoại hình của bánh thường xâu cặp và có chóp nhọn dài như sừng bò. Để làm Coóc mò, gạo nếp phải được sàn sẩy thật kỹ, vo nhiều lần nước cho gạo nở đều. Thịt heo thì chọn phần ba chỉ làm nhân bánh cùng lá cơm lông để tạo nên màu đỏ đặc trưng. Lá chít chọn lựa lá bánh tẻ to đều, rửa sạch, để ráo nước.
Bánh Coóc mò. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh
Sau khi luộc vài giờ, thành phẩm bánh sẽ có vị thơm ngon của gạo nếp bản, thịt heo và lá cơm lông. Đặc biệt, ngoài thịt thà, người Tày còn làm Coóc mò mà không có nhân thịt, chỉ dùng lá cơm lông để lấy màu, dùng đậu đen làm nhân.