Không phải ra Hà Nội xếp hàng lúc 3h sáng nữa, ở Sài Gòn cũng đã có bánh mì dân tổ thần thánh rồi nhé.
Bạn đang đọc: Phải nói là Sài Gòn bắt trend siêu nhanh khi đã có bánh mì dân tổ rồi này
Bánh mì dân tổ – món bánh mì không chỉ gây ấn tượng bởi thời gian mở bán, từ khoảng 3h sáng, ban đầu phục vụ chủ yếu cho giới trẻ đi chơi về muộn hoặc người lao động buổi đêm, thế nhưng lại gây “thương nhớ” bởi cách chế biến mới lạ và hương vị độc đáo. Thế nên dù không đi về muộn, nhưng nhiều bạn trẻ cũng cố thức khuya chờ đến 3h sáng để xếp hàng mua món bánh mì thần thánh này. Thậm chí nó còn trở thành một nét văn hóa buổi đêm đặc sắc thu hút cả khách du lịch nữa.
Thế nhưng bây giờ, người dân Sài Gòn không cần phải ra tận Hà Nội để thưởng thức vì bánh mì dân tổ đã xuất hiện ở Sài Gòn rồi này. Chủ quán là người miền Bắc nên muốn giới thiệu các món ăn miền Bắc đến với người Sài Gòn, bắt đầu với dừa dầm Hải Phòng, bánh mì Hải Phòng rồi chả cốm Hà Nội, và mới đây nhất chính là bánh mì dân tổ.
Ảnh: @Hukha
Vẫn là các nguyên liệu quen thuộc, bao gồm lạp xưởng, xúc xích, chả lụa, bò khô, pate, trứng, bơ, hành tây,… tất cả được cho vào một chiếc chảo siêu to khổng lồ để xào. Ban đầu hành tây được cho vào trước, sau đó đến bơ để tan chảy tạo thành sốt thơm lừng. Kế đến là cho thêm trứng và các nguyên liệu còn lại vào. Trứng được xào sao cho không được quá chín quá khô, để phần nhân hơi sệt sệt.
Tìm hiểu thêm: Cách làm sữa chua không đường ngon mịn tại nhà
Ảnh: @Hukha
Bánh mì được nướng nóng giòn, bỏ phần nhân đã được xào vào sẽ quyện với bánh mì và giúp bánh mềm hơn. So với kiểu truyền thống thì với cách chế biến này hương vị quyện với nhau hơn. Bơ được xào cùng với các nguyên liệu giúp cho tổng thể phần nhân béo béo thơm thơm, những miếng khô bò cũng rất dậy vị, trứng thì ngậy ngậy vừa lạ vừa quen.
Với bánh mì dân tổ của Sài Gòn thì bạn sẽ không phải vất vả xếp hàng đêm hôm như ở Hà Nội, bởi quán mở cửa từ 7h – 19h. Ngoài ra quán còn có chỗ ngồi và phục vụ đồ uống nữa. Giá của bánh mì dân tổ Sài Gòn là 28k/chiếc. Hiện bánh được bán tại địa chỉ TK15/43 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1, TP HCM.
Xe bánh mì hơn 60 năm “đốn tim” thực khách bởi vị xíu mại
Bánh mì bà Tư Trầu với chút bùi bùi béo béo của thịt nạc, xíu mại quyện cùng một chút chua chua của cà rốt và củ cải trắng ngâm, chút thơm thơm của vài cọng ngò, lá rau răm làm “đốn tim” thực khách sành ăn ở Sài Gòn.
Với nhiều người dân Sài Gòn, bánh mì của bà Tư Trầu (nằm ở góc ngã Tư Lê Văn Sĩ – Trần Quang Diệu, quận 3, TP.HCM) đã trở thành một món ăn quen thuộc mà lâu lâu không ăn sẽ thấy nhớ. Gần 60 năm nay, cuộc đời của bà Tư Trầu với nghiệp bán bánh mì. Bánh mì của bà với phần nhân xíu mại có hương vị độc quyền mà chẳng nơi nào có được.
Bánh mì bà Tư Trầu đốn tim nhiều thực khách Sài thành. Ảnh: Afamily
Lúc mới bắt đầu bán, bà Tư phải gánh bánh mì đi từng con hẻm phố ở khu vực Lê Văn Sỹ, nhưng sau này vì mệt mỏi quá, bà chọn dừng chân cố định ở một chỗ để bán từ khuya cho tới sáng. Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, đến nay xe bánh mì của bà vẫn phục vụ thực khách, mỗi ngày một đông.
Để chế biến ra phần nhân đặc biệt quyến rũ thực khách, bà Tư hàng ngày phải đi chợ rất sớm, lựa mua thịt tươi về làm xíu mại, thịt quay, rồi nước chan, chả lụa, đồ chua, hành ngò. Tất cả đều tự tay bà chế biến, nêm nếm để tạo ra ổ bánh mì giòn rụm với hương vị riêng như ngày nay.
Điểm đặc biệt của ổ bánh mì chính là nước mắm và xíu mại được làm theo một công thực bí truyền của riêng mình, suốt bao tháng ngày bà tự tìm tòi thử đi thử lại. Nước mắm bà làm có màu vàng sóng sánh điểm ớt đỏ tươi, nó ngọt ngọt, thấm vào bánh như một thành phần không thể thiếu.
>>>>>Xem thêm: Mua Pizza “xách tay” nhận ngay kem Ý miễn phí
Ổ bánh mì giòn rụm với nhân xíu mại có vị ngon riêng biệt. Ảnh: Afamily
Cắn một miếng bánh, người ta sẽ cảm nhận một chút bùi bùi béo béo của thịt nạc, xíu mại quyện cùng một chút chua chua của cà rốt và củ cải trắng ngâm, tí thơm thơm của vài cọng ngò, vài lá rau răm. Vị của bánh không những người ta dịu cơn đói lòng mà còn cảm nhận cả cái hương sắc đặc biệt có một không hai của chiếc bánh mì giòn rụm.