Mỗi chúng ta ít nhất đều đã từng nếm qua món phở, đã từng ngồi xì xụp một bát phở mà không quên hít hà cho đã, cho thỏa cái hương vị quyến rũ ấy.
Tôi thích cả phở nước, phở khô và tôi còn được biết, được thưởng thức để rồi mê tơi món phở trộn chua ngọt.
Ngày còn nhỏ, mẹ khiến anh em tôi đi từ ngạc nhiên đến thích thú với một biến tấu của món phở. Tôi tò mò và khám phá món ăn của mẹ từ đầu đến khi ra thành phẩm. Ngoài nguyên liệu chính vẫn là bánh phở, còn có thịt gà, thịt ba chỉ, khoai môn, bánh đa khô, lạc, vài thứ rau thơm cùng hành tỏi, gia vị.
Thịt gà rửa sạch rồi luộc chín, để nguội cho ráo nước. Thịt ba chỉ đem quay chín vàng các mặt. Rang lạc, hành tây phi lên, bánh đa khô đảo qua chảo mỡ nóng giòn tan, khoai môn gọt vỏ thái sợi rồi chiên giòn. Mẹ nói việc sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu như trên rất quan trọng.
Cùng đó nước sốt cũng là thành phần quan trọng làm nên hương vị đặc trưng của món ăn. Tận dụng nước luộc gà đun sôi lên, thêm nước mắm, chút tỏi bằm phi thơm, đường, ít dấm gạo, khuấy đều và thêm chút bột gạo hòa với nước cho sền sệt vào. Sau đó, nêm thấy vị ngọt thơm của nước luộc gà quyện đều trong vị chua thanh mà không gắt của dấm là được.
Tiếp đến, phở được nhúng nhanh qua nước sôi, để ráo, cho vào đĩa, sắp đều thịt gà, thịt ba chỉ quay đã thái sợi, khoai môn chiên, bánh đa khô chiên giòn, giá đỗ, rau thơm các loại vào các góc của đĩa; để lạc và hành phi vào giữa đĩa rồi rưới nước sốt lên trên.
Món ăn hoàn thiện và hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi ăn trộn đều lên, tùy khẩu vị của mỗi người có thể nêm thêm chút chanh hay ớt thái lát. Sợi phở mềm dai mà không nát, vị thơm ngọt của thịt, giòn tan của lạc, khoai, bánh đa chiên, hành phi hòa quyện vào vị béo nồng, chua ngọt vừa vặn đ.ánh thức mọi cơ quan vị giác nơi đầu lưỡi.
Món phở trộn chua ngọt cùng những món ăn khác của mẹ đã làm nên cái hương vị ẩm thực của t.uổi thơ anh em tôi. Đến bây giờ, mỗi khi rảnh rỗi, tôi lại bỏ chút thời gian làm món phở đó mời một vài người bạn thân thiết thưởng thức. Chắc do tôi được thừa hưởng chút hoa tay nấu ăn từ mẹ nên bạn bè ai được thử qua món này cũng mê ly và muốn được thưởng thức thêm lần nữa.
Cách làm nấm tiềm sả ớt thơm ngon, lạ miệng cho bữa tối
Nấm tiềm sả ớt là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng thanh mát của nấm và chút cay nồng của sả ớt.
Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách làm nấm tiềm sả ớt thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé!
Nguyên liệu
Dưới đây là các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để làm nấm tiềm sả ớt:
Nấm (bào ngư, đùi gà, hải sản…)
Đậu phụ non
Sả, gừng, ớt, lá chanh
Muối tiêu
Rau ăn kèm (răm, húng…)Nước
Cách làm nấm tiềm sả ớt
1. Nấm nhặt sạch, tước nhỏ. Nếu được hãy mua nấm sạch và an toàn để không phải rửa trước khi nấu. Do nấm tươi rất dễ hút nước nên nếu rửa sẽ làm nấm ngấm nước, bớt ngon ngọt.
2. Đậu cắt miếng vừa ăn. Sả xắt mỏng. Gừng thái lát mỏng. Ớt thái sợi hoặc xắt khoanh. Lá chanh vò nhẹ.
3. Lần lượt xếp từng lớp nguyên liệu vào niêu theo thứ tự: Sả, gừng, đậu rồi thêm nấm lên trên cùng, rắc ớt và lá chanh. Hòa muối tiêu với 1 bát con nước (150ml) rồi đổ vào niêu nấm.
4. Đun sôi 1 nồi nước to, lượng nước áng chừng ngập 1/3 niêu nấm là được. Nước sôi, cho niêu nấm vào, đun cho nước trong niêu nấm sôi thì để lửa vừa, hấp cách thuỷ (tiềm) nấm khoảng 5~7 phút.
Kiểm tra thấy nấm chín mềm, ngọt, dậy mùi thơm các loại gia vị là được. Không có nồi to hấp cách thuỷ thì đun trực tiếp niêu nấm trên bếp cũng được.
5. Trong thời gian đợi nấm chín, pha nước chấm chanh ớt, thêm vài lát tắc thái mỏng lá chanh thái nhỏ sao cho vừa miệng. Nếu không thích nước mắm thì làm muối tiêu chanh chấm cũng rất ngon.
6. Nấm được thì tắt bếp, rắc rau ăn kèm lên trên. Ăn nóng cùng nước chấm vừa pha hoặc muối tiêu chanh.
Thành quả
Từng cánh nấm xen đậu non mềm mại, xếp trong niêu như những lớp mây bồng bềnh trên mặt nước rất thơm ngon nhé! Cập nhật thêm nhiều món ngon mỗi ngày trên nhé.