Quán nộm bò khô gia truyền hoạt động hơn 60 năm qua tại con phố ngắn nhất Hà Nội – Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm đến hấp dẫn đông đảo thực khách trong và ngoài nước tới thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Tọa lạc ở phố Hồ Hoàn Kiếm – con phố ẩm thực ngắn nhất Hà Nội, quán nộm bò khô gia truyền của gia đình chị Đinh Thị Hạnh là địa điểm ăn uống hút khách suốt nhiều năm nay.
Từ đĩa nộm đầy ắp nguyên liệu, có màu sắc bắt mắt cho đến tiếng kéo cắt đều tay, kêu tách tách khiến bất cứ ai đi ngang qua cũng phải tò mò, dừng chân lại thưởng thức.
Quán nộm bò khô có t.uổi đời hơn 60 năm với không gian rộng rãi, gồm hai mặt t.iền. Lúc cao điểm, khách ngồi chật kín chỗ, nhiều người phải “quay xe” mua mang về.
Anh Văn Anh, một nhân viên đã làm việc tại quán được 15 năm cho biết, món nộm gia truyền ở đây được làm từ nhiều nguyên liệu như đu đủ nạo sợi, rau thơm, thịt bò khô, thịt bò xá xíu, thịt bò xay cán mỏng, gân bò, lá lách chiên,…
Các nguyên liệu tuy đơn giản, dễ kiếm nhưng đòi hỏi quá trình chọn lựa và chế biến kỳ công. Đu đủ phải xanh vừa độ, không quá già hoặc quá non, khi nạo sợi phải ngâm nước để giữ được độ giòn, ngọt dịu.
Nhân viên tay thoăn thoắt cắt nhỏ nguyên liệu, bày lên đĩa phục vụ thực khách món nộm bò khô gia truyền.
Thịt bò tươi cũng được làm sạch, tẩm ướp theo công thức riêng. Trong đó, thịt làm xá xíu được chọn từ phần thịt nạc, dẻo, có dính gân. Sau khi sơ chế sạch, người ta đem luộc sơ thịt với hành, tỏi, gừng rồi chiên. Chiên đến khi nào thấy phần gân bên ngoài trong và dẻo, thịt chín mềm, ngấm gia vị nhưng phải còn độ ẩm, khi cắt ra, thớ thịt còn hơi hồng mới đạt chuẩn.
Lá lách phải khía như hoa, luộc sơ và tẩm ướp gia vị, sau đó rán 3 lần lửa. Đầu bếp phải nhúng lên nhúng xuống liên tục cho mỡ chao quanh lá lách, làm sao để lá lách không bị cứng, bên ngoài màu ngả đen, có độ giòn, hơi dai và không còn vị tanh, nhưng bên trong vẫn ẩm, mềm và ngọt.
Với thịt bò cán mỏng, thịt được xay bằng máy cho nhuyễn rồi sấy khô lần một trong lò nướng. Khi chuẩn bị bán, chủ quán mới rán thêm lần nữa cho thịt hơi rộp và dùng kéo cắt thành lát dài vừa ăn.
Gân thì chọn cục to, thường là gân bắp chân rồi ninh trong nồi nước dùng gia truyền khoảng 1 giờ đồng hồ. Người nấu phải canh lửa và thời gian thật chuẩn bởi nếu hầm chưa đủ thời gian, gân sẽ cứng, đục màu, còn hầm quá lâu thì gân bị nhũn.
Ngoài các nguyên liệu trên, phần nước trộn chua cay cũng được xem như “linh hồn” của món nộm bò khô này. Nước trộn được pha chế từ các gia vị quen thuộc như xì dầu, ớt, chanh, đường,… theo tỉ lệ, bí quyết riêng, hoàn toàn không dùng nước mắm.
Nước trộn của món nộm bò khô có độ sánh và màu hổ phách, được đựng trong chai riêng khiến nhiều thực khách lầm tưởng là mật ong.
Khi khách gọi món, người bán bày đu đủ nạo sợi, rau thơm lên đĩa rồi thoăn thoắt cắt nhỏ phần thịt, gân bò,… và rưới nước trộn bên trên, cuối cùng rắc một chút lạc giã nhỏ cho bùi, ngậy.
Một suất nộm bò khô có giá 40.000 đồng. Thực khách có thể gọi thêm các món ăn kèm khác như chim quay, nem rán, nem chua,… và nước uống giải khát.
Chị Linh Chi (ở Hải Phòng) cho biết, mỗi dịp đến Hà Nội đều ghé qua quán nộm bò khô này.
“Mình đã ăn thử nộm bò khô ở nhiều nơi nhưng thấy ấn tượng với hương vị, nước chan nộm ở quán này nhất. Các nguyên liệu đều ngon, thịt xá xíu thì có lớp gân bên dưới dẻo quánh, lá lách thì ngoài bùi, trong ngậy, gân giòn sần sật và thịt cán mỏng thì thơm”, Linh Chi nhận xét.
Quán mở cửa từ 9h sáng đến 11 giờ tối, đông khách nhất vào lúc 4-5 giờ chiều. Ngày cao điểm, quán bán hết cả tạ nguyên liệu, cả chục nhân viên tất bật làm không ngơi tay để phục vụ thực khách.
Nhâm nhi cuối tuần với cách làm bánh tráng sa tế tại nhà
Bánh tráng sa tế là một món ăn vặt vô cùng phổ biến ở cả thành phố lẫn nông thôn. Bánh tráng có vị cay cay của sa tế, chua chua của xoài sợi, ngọt ngọt dai dai của miếng bánh tráng trộn, thịt bò khô với trứng cút.
Tuy nhiên, vì lý do an toàn về vệ sinh nên nhiều bạn đã tỏ ra dè dặt khi mua bánh tráng trộn sa tế ngoài vỉa hè. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách làm bánh tráng sa tế đơn giản ngay tại nhà!
Nguyên liệu dùng cho cách làm bánh tráng sa tế bao gồm:
200 gram xoài xanh
200gram Thịt bò khô
Bánh tráng (tùy theo khẩu phần nhiều ít )5 đến 6 quả trứng cút
1 lọ sa tế
50gram lạc (đậu) bóc vỏ và rang chín
Xì dầu, Giấm (bạn có thể thay bằng nước cốt chanh hoặc quất tùy thích) 3 thìa cà phê đường trắng
Dụng cụ để làm bánh tráng trộn sa tế:Tô sạch
Kéo
Nồi nhỏ
DaoNạo (Dao bào)
Cách làm bánh tráng sa tế thực hiện như sau:
Bước 1: Rửa sạch trái xoài xanh để ráo nước. Sau đó bạn dùng nạo gọt sạch vỏ, bào thành hình dạng sợi.
Bước 2: Dùng kéo bạn cắt bánh tráng thành nhiều miếng nhỏ tùy ý sao cho vừa miệng.
Bước 3: Dùng một cái nồi nhỏ, cho trứng cút vào để luộc chín. Sau đó bạn bóc vỏ, cho vào một cái tô sạch riêng.
Bước 4: Đối với phần thịt bò khô, bạn hãy xé chúng ra thành những sợi nhỏ và ngắn sao cho thật vừa và dễ ăn nhé!
Bước 5: Để có một dĩa bánh tráng trộn với sa tế thơm ngon thì cách chế biến nước sốt sa tế là vô cùng quan trọng. Bạn hãy cho khoảng 3 thìa cà phê xì dầu 3 thìa cà phê đường trắng 3 thìa cà phê dấm (nếu dùng) vào một cái tô nhỏ. Khuấy đều. Đặt sang một bên.
Bước 6: Trong một cái tô to sạch riêng khác, các bạn cho bánh tráng đã xé hoặc thái thành nhiều miếng vào,tiếp tục cho thêm trứng cút đã bóc vỏ, xoài ở dạng bào sợi và sa tế vào. Cuối cùng là cho thêm thịt bò khô. Trộn đều hỗn hợp này lại với nhau.
Bước 7: Tiếp đến, các bạn cho nước sốt vào hỗn hợp lên trên. Dùng găng tay sạch bạn trộn đều chúng. Hỗn hợp sẽ có màu vàng nâu nhìn vô cùng thơm ngon và bắt mắt là được!
Giờ thì cho bánh tráng ra dĩa và thưởng thức thôi.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh tráng sa tế này nhé.