Xôi khúc là sự kết hợp giữa vị dẻo mịn của hạt xôi và hương vị béo ngậy của thịt. Mặc dù có vẻ đơn giản, nhưng để nấu xôi khúc ngon không phải là điều dễ dàng.
Để nấu xôi khúc thơm ngon, các mẹ đảm cần biết cách lựa chọn nguyên liệu và làm theo công thức dưới đây đảm bảo 100% thành công.
Món xôi khúc
Nguyên liệu của món xôi khúc:
Gạo nếp: 500gr
Bột nếp: 300gr
Thịt ba rọi: 100gr
Đậu xanh cà: 200gr
Rau khúc: 100gr
Hành lá: 2 nhánh
Hành tím: 10gr
Hành tím phi: 10gr
Các bước thực hiện món xôi khúc:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm gạo nếp trong nước từ 6-8 tiếng hoặc qua đêm, sau đó để ráo.
Ngâm đậu xanh trong nước có muối, rồi rửa sạch. Luộc chín đậu xanh.
Rửa sạch thịt ba rọi, cắt nhỏ.
Rửa sạch rau khúc và cắt nhỏ.
Lột vỏ hành tím và cắt nhỏ. Rửa sạch hành lá.
Bước 2: Làm nhân
Xay nước cốt từ 100gr rau khúc và 150ml nước.
Hâm nóng nước cốt lên khoảng 70 độ C, thêm 1/3 muỗng cà phê muối.
Trộn nước cốt với 1 muỗng canh dầu ăn và 300gr gạo nếp. Ủ bột trong màng bọc thực phẩm từ 30-45 phút.
Bước 3: Nấu xôi khúc
Gạo nếp sau khi sơ chế, trộn với 1 muỗng cà phê muối, để ngấm 15 phút. Lấy bột nếp ủ ra, chia thành từng viên tròn, nhồi mỏng và đặt nhân đậu xanh vào giữa. Bọc lại và lăn qua gạo nếp. Hấp xôi trong khoảng 45-60 phút.
Bước 4: Thành phẩm
Xôi khi mềm, hạt nếp căng mọng là đã chín. Rắc hành tím phi lên trên và thưởng thức.
Bí quyết nấu xôi khúc ngon:
Xôi còn lại có thể bảo quản trong tủ lạnh được 1 tuần. Hấp lại hoặc quay bằng lò vi sóng để xôi trở nên nóng dẻo như khi mới nấu.
Gói xôi khúc trong lá chuối cũng là một cách để giữ vị truyền thống.
Nếu muốn thêm hương vị, bạn có thể chấm xôi khúc với muối mè và đậu phộng.
Chúc bạn thành công và thưởng thức bữa ăn ngon miệng!
Ai xôi khúc nào
Ai xôi khúc, bánh giò nào …! Tiếng rao trước đây là tiếng của các anh, chị bán vừa rao, vừa chạy xe đạp, nay tiếng rao được phát ra từ một cái loa gắn theo xe máy …đều đặn mỗi tối trong khắp các hang cùng ngõ hẻm của con phố.
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.
Ngày nay mưa rả rích cả ngày, tiếng rao hôm nay như kéo tôi trở về thời thơ ấu của gần sáu mươi năm về trước …
Ngày ấy … cứ mỗi độ đông tàn chuẩn bị sang xuân, mưa rơi lắc rắc … ngoài đồng gốc rạ đã trỏng trơ, mặt ruộng phủ một màu xanh nhạt của các loại rau đồng chiêm: rau càng cua dại, rau vẩy ốc, rau dừa cạn dành để nuôi lợn (heo) thì còn có một loại rau đặc biệt khác dành cho bọn trẻ chúng tôi … lấy về làm bánh: rau KHÚC !
Rau khúc rất dễ nhận biết vì màu mốc bàng bạc sương sớm đọng long lanh trên lá và hoa nhìn thấy vui mắt. Rau khúc có 2 loại, ai cũng biết rau nếp làm bánh ngon hơn rau tẻ nhưng dường như không có sự lựa chọn, chúng tôi cứ lấy hết cả và lấy được càng nhiều càng tốt vì rau có thể phơi khô để dùng dần được.
Gần trưa, lũ lượt, kẻ rổ cắp nách, người đội đầu, rau khúc mang về rửa sạch, giã nhuyễn trộn với bột làm vỏ áo. Nhân là đậu xanh đồ quết nhuyễn cùng mỡ hành với tiêu xay (hôm nào sang hay nhà có điều kiện thì trộn thêm ít mỡ thái hạt lựu). Nặn bánh xong (khâu này, trẻ con đứa nào cũng thích được thò tay vào nhào, nặn, nằm) được xếp vào một cái chõ đất nung cứ lớp gạo nếp cái, lớp bánh … lần lượt. Chõ đặt lên bếp đun (thường thì bà hay mẹ bảo đốt nén hương, cháy hết là bánh chín …)
Chạy lò cò, chân sáo ra sân lại vào bếp căn nén hương cháy đến đâu thực ra là căn bánh chín, … ôi, chỉ nghĩ đến đây thôi dường như mùi thơm của lá khúc, của nếp, của tiêu, hành làm tôi “đổ cả mồ hôi lưỡi” mất rồi …
Lớn lên, trôi theo dòng đời, mọi thứ như vật đổi sao rời, đô thị hóa đã về, nông thôn dường như bê tông hóa hết khắp làng trên xóm dưới và ra tít cánh đồng, trẻ con giờ hỏi chúng cũng không biết rau khúc là gì nữa, chút hoài niệm về một thời xa xưa …
Thi thoảng tôi vẫn kêu để mua, thưởng thúc món xôi khúc người rao bán nhưng chỉ là vị của lá bắp cải, xu hào và nghe bảo cả rau ngót nữa chứ “đào” đâu ra rau khúc bây giờ.
Nghe nói ở Hà Nội có những nhà làm bánh khúc “gia truyền” có danh tiếng vẫn cho ra bánh khúc chuẩn quê và được chế biến phong phú, chất lượng hơn rồi một số lấy về làm đại lý bán . Đợt dịch, thành phố bị cách ly dài ngày, con dâu biết mẹ thích xôi khúc nên đã đặt ship mấy bịch để cấp đông cho mẹ ăn sáng dần. Dù không chuẩn vị đồng quê dân dã nhưng đã giúp tôi và đôi khi cả gia đình bữa ăn sáng ấm bụng ngày cách ly.
Ôi, tiếng rao “ai xôi khúc, bánh giò … ” mỗi tối lúc gần gũi thân thương, lúc xa lạ biết bao!