Khệ nệ bưng trên tay vò rượu sành, bác Nguyễn Văn Trạch, người có thâm niên nấu rượu trong làng từ từ rót ta một chiếc ly, những bọt bong bóng nhỏ li ti nổi lên giống như những đôi mắt cua giương lên trong vắt. Chinh vi vây ma người dân nơi đây vẫn hay gọi là rượu “mắt cua”, thư rươu dùng để đãi khách quý ở xa mới về và là thức uống không thể thiếu để lai nhưng dư vi nồng nàn trong những bữa tiệc làng.
Bạn đang đọc: Rượu “mắt cua” làng T.iền Lệ
Không giống như một số loại rượu gạo thông thường, khi uống rượu “mắt cua” người ta sẽ không còn thấy cái vị xông gắt, khê nồng, đắng chát hay nhạt nhẽo, lành lạnh nơi cổ họng mà cái vị cay cay, êm êm và sau đó là the the, ngòn ngọt cứ tan dần trong miệng lam tê tê đâu lươi, vom hong… khiến cho người ta có cảm giác thích thú, đăm say ngay từ lần đầu thưởng thức.
Men ủ ra thứ rượu “mắt cua” phải là men ta
Nói về cách thức để làm ra cái thứ rượu say êm này thì chỉ ở làng T.iền Lệ (T.iền Yên – Hoài Đức – Hà Nội) mới kỳ công đến vậy. Từ khâu chọn gạo, làm men, lên men đến chưng cất thành rượu… tất cả đều được thực hiện một cách hết sức cầu kỳ. Gạo được chọn nấu rượu phải là loại nếp cái hoa vàng, nấu thành cơm vừa chín tới, nếu sống hoặc bén cháy thì rượu sẽ bị nồng và khê, khi lắc chai hoặc rót ra ly, rượu sẽ không có mắt cua và mùi thơm nữa. Đợi cho cơm nguội hẳn thì bắt đầu vào men và ủ khoảng 3 ngày 3 đêm. Đợi cho men “dậy”, cho vào nồi và tiếp tục ngâm khoảng 6 ngày đêm rồi mới đem nấu rượu. Tuy nhiên, để cho ra được loại rượu đặc sản “mắt cua” thì men đem ủ rượu phải là loại men ta, thứ men chứa khoảng từ 32 đến 36 vị thuốc bắc.
Hơi nước trong nồi rượu được bốc lên bộ phận làm lạnh bằng chậu sành
Đặc biệt nhất là cách nấu rượu của người dân T.iền Lệ, họ không sử dụng cách nấu “thuỷ hạ” như một số loại rượu thông thường, nghĩa là cho hơi nước chạy trong ống đồng qua một bể nước. Thay vào đó, họ sử dụng phương pháp nấu “thuỷ thượng”, hơi nước trong nồi rượu được bốc lên một chiếc chậu sành có bộ phận làm lạnh ở trên cũng bằng sành, sau đó cho rượu chảy ra một ống tre dài hơn 1m. Điều đặc biệt nữa là người dân ở T.iền Lệ không nấu rượu bằng bếp than như những nơi khác vì theo họ hơi rượu bốc lên mạnh, rượu sẽ khé cổ, không ngon và dễ gây ra hiện tượng đau đầu khi uống. Để cho ra thứ rượu như ý, người dân nơi đây thường đun bằng củi hoặc trấu, lửa không được để cho bốc thành ngọn mà chỉ dùng hơi nóng của than củi hưng đỏ hoặc hơi nóng của đống trấu được đốt ở dưới nồi để cho rượu chảy nhỏ giọt vào vò.
Tìm hiểu thêm: Cách làm mứt dừa non béo ngậy, dẻo dai
Rượu “mắt cua” được nấu theo phương pháp “thủy hạ”
Nhìn những ly rượu nổi lấm tấm những “mắt cua” trong vắt và thơm nhẹ, nhấp thử một ngụm và từ từ cảm nhận vị cay cay rồi ngay sau đó là ngòn ngọt cứ tan trong cổ họng, một cảm giác lâng lâng, dễ chịu cứ từ từ lan tỏa. “Rượu ngon phải là thứ rượu không mùi nồng nặc mà nó có mùi thơm thơm dìu dịu trong hơi thở. Đó mới là thứ nước hoa đặc biệt của người đàn ông…”, bác Nguyễn Văn Trạch chia sẻ.
Những bát rượu “mắt cua” luôn hiện hữu trong bữa tiệc của người T.iền Lệ như một nét văn hóa
Thưởng thức rượu dường như đã trở thành một phần không thể tách rời trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội và giao tiếp của người Việt. Và đối với người dân T.iền Lệ cũng vậy, rượu “mắt cua” đã trở thành biêu tương chư đưng những giá trị tinh thần cua ngươi dân nơi đây trong mỗi bữa tiệc lang. Trong những ly rượu đó, ngươi ta tim thây sư quen thuộc và mộc mạc, nhưng lại chứa đựng biết bao tâm huyết của những người làm ra chúng, làm ra những giá trị văn hóa, tạo nên nét duyên cho nền ẩm thực chốn Kinh kỳ…
Theo BĐVN
Phận nghèo yêu con gái sếp
Nó ngồi một mình trong góc quán, nhâm nhi ly cà phê đắng. Từng giọt, từng giọt thấm vào đầu lưỡi. Đắng ngắt. Nó đưa đôi mắt nặng trĩu những suy tư nhìn về xa xa. Nó buồn. Làm sao lại không buồn được cơ chứ?
Từ ngày nó bước chân vào cái miền nam xa xôi này cũng đã được hơn một năm. Nhưng nó vẫn chưa thể nào quên được mối tình đầu của mình.
Ra trường với tấm bằng loại khá. Nó may mắn xin được một công việc thuận lợi của một công ty cổ phần. Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Nó chăm chỉ làm việc để lo cho tương lai. Là nhân viên mới còn thiếu kinh nghiệm song với sự nỗ lực của bản thân nó dần chiếm được một vị trí chính thức trong cơ quan và được lòng của nhiều người. Trong suốt khoảng thời gian đầu làm việc nó chỉ chăm chú vào công việc chẳng để ý gì chuyện tình cảm. Cũng có một vài người đến với nó nhưng nó đều lắc đầu hoặc đưa ra lý do: “Chưa muốn ràng buộc chuyện tình cảm mà cần lo cho tương lai”.
Tuy nhiên cuộc sống của nó đã thay đổi khi em xuất hiện. Em kém nó hai t.uổi và là con gái của sếp. Là tiểu thư con nhà giàu nhưng em lại là một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và dịu dàng. Sự xuất hiện của em làm cho nó bối rối. Mỗi lần ánh mắt em chạm vào ánh mắt nó, nó tỏ ra yếu đuối. Nó vui khi ngày nào cũng được gặp em. Được nhìn vào ánh mắt làm cho nó “say nắng”. Được nghe giọng nói nhỏ nhẹ, ngọt ngào của em…
Thời gian cứ thế trôi qua. Một tháng, hai tháng… rồi một năm. Tình cảm của nó dành cho em cũng cứ thế lớn dần theo năm tháng. Nhưng nó không biết phải làm thế nào. Nó yêu, nhưng nó sợ. Người ta thường nói “Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan” là ba điều cần tránh. Trong ba điều ấy nó đã chạm phải những hai lần, với lại nó là con nhà nghèo.
Nhà nó nghèo lắm. Nó là anh cả trong gia đình có bốn anh em. Bố mẹ nó già cả rồi. Bây giờ tất cả đều đang trông chờ vào nó. Chính những suy nghĩ đó làm cho nó thấy sợ. Nó không biết có nên tiếp tục cái tình cảm “Không môn đăng hộ đối” đó hay không? Trong đầu nó nhùng nhằng giữa tình cảm và lý trí.
>>>>>Xem thêm: [Chế biến]-Món ngon dễ làm – Lẩu cua đồng
Nó đi xa khi mang trong mình một mối tình đơn phương… (Ảnh minh họa)
Những tháng ngày tiếp theo, tình cảm của nó dành cho em cứ thế lớn dần. Những cử chỉ và hành động quan tâm của nó không lọt qua được ánh mắt của đồng nghiệp trong cơ quan và đến tai bố của em – cũng là sếp của nó. Một cuộc nói chuyện giữa sếp và nó diễn ra. Nó hiểu những gì mình phải làm và những gì sếp muốn nó làm.
Thế là nó bị thuyên chuyển công tác vào trong cái miền xa xôi. Tuy nhiên càng xa em thì tình cảm của nó dành cho em ngày càng lớn. Ngày đi nó quyết định nói tất cả tình cảm của nó dành cho em. Nhưng đáp lại tình cảm của nó, em chỉ muốn được làm em gái nó. Nó thất vọng cùng cực. Trái tim nó đau nhói khi nhìn sâu vào trong mắt em. Nó đi xa khi mang trong mình một mối tình đơn phương.
Thời gian cứ thế trôi qua, nó đã ở trong cái miền nam xa xôi đó cũng đã được hơn một năm. Khoảng thời gian này nó vùi đầu vào công việc. Cứ tưởng ở một nơi xa xôi nó quên được em. Nhưng không, càng xa em nó lại càng nhớ em. Nó nhớ em da diết. Có nhiều đêm nó đã khóc. Nó khóc như một đ.ứa t.rẻ. Nó khóc cho cái tình yêu đơn phương của mình. Dù cho nó có yêu, có cố gắng biết bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể nào quên được em. Em sinh ra không để dành cho nó. Nó tìm đủ mọi cách để có thể quên em.
Một ngày, nó quyết định viết đơn xin nghỉ việc. Đồng nghiệp của người biết nguyên nhân thì thông cảm, người không biết thì sững sờ khuyên can. Nhưng nó đã quyết tâm xin nghỉ việc. Và nó đã nghỉ việc. Một thời gian sau nó cũng xin được việc làm mới tại một công ty tư nhân. Bây giờ công việc của nó cũng khá là ổn định. Chỉ có điều nó vẫn lẻ bóng đi về. Nó biết nó vẫn chưa thể nào quên được em, chưa thể nào xóa được hình bóng của em trong trái tim nó. Nó chưa sẵn sàng mở cửa trái tim đón nhận tình cảm mới. Sự thực nó vẫn còn yêu em. Còn rất nhiều…
Chiều về, những cơn gió vẫn hắt hiu thổi. Khoảng trống bao la trước mắt làm cho nó cảm thấy trống trải hơn bao giờ hết. Đưa tay với một điếu thuốc. Châm lửa. Nó rít một hơi thuốc thật mạnh và nhả khói. Những làn khói xanh bay lơ lửng. Nó thấy có thêm chút sinh khí trong người. Nó đứng dậy bước những bước vững chắc trên con đường chông chênh. Ngoài kia gió vẫn vi vu thổi… Nó ngửa cổ lên trời ngân nga câu hát: “Con nhà nghèo”.
Theo Bưu Điện Việt Nam