Ngoài capucchino, espresso hay latte quen thuộc, có lẽ mùa đông nay, một ly cà phê kiểu Ireland cũng thật thích hợp.
Bạn đang đọc: Say nhẹ cùng cà phê kiểu Ireland
Ly cà phê pha chế ở quán Gecko.
Chuyện kể rằng, có một đoàn khách Mỹ tới Ireland trong ngày đông giá lạnh, họ dừng chân ở một quán nhỏ. Nhìn thấy những người khách co ro, rét run, người đầu bếp tên là Joseph Sheridan nảy ra sáng kiến, cho thêm một chút whiskey vào trong ly khiến ai uống xong cũng thấy ấm hẳn. Những người khách lạ thấy hương vị quá đặc biệt của ly cà phê hỏi xem đây là loại gì, người đầu bếp bật ra luôn câu trả lời: Cà phê kiểu Ireland. Đó là vào khoảng những năm 1940.
Trải qua 70 năm, cà phê Ireland đã đi tới khắp nơi trên thế giới, công thức về cơ bản vẫn như xưa nhưng cách thức chế biến ngày càng cầu kỳ hơn để tạo nên hương vị độc đáo. Cũng bởi thế, dù công thức, thành phần được in đầy trên mạng, ấy nhưng, để có một ly cà phê ngon, chẳng phải dễ chút nào dù người pha chế có lựa loại rượu ngon nhất, cà phê hảo hạng nhất đi nữa.
Chiếc ly được bê ra, có ba phần rõ rệt. Phần nâu đậm dưới đáy cốc chính là rượu whiskey có pha một chút đường. Ngay ở phía trên là phần cà phê espresso nâu nhạt hơn một chút và trên cùng, chính là phần kem-sữa tươi. Một anh pha chế cà phê trên đất Hà Thanh cũng bật mí thêm, trong phần kem tươi này cũng có cả sữa tươi. Có kem cho ngậy và thêm sữa tươi cho bớt ngấy.
Cầm ly cà phê, nhấm nháp theo đúng cách “sành” nhất mà những người từng mê mệt loại đồ uống này khuyên, cũng thật lằng nhằng. Nhưng mà rất thấm và ngon. Một chút đắng ngọt của cà phê, chút say men cùng whiskey và béo ngậy của kem tươi. Tất nhiên, ai thích uống kiểu gì thì uống, nhưng cũng nên thử kiểu phức tạp một chút, cũng là thêm chút mới lạ.
Lúc bê ra phục vụ khách, ngoài chiếc thìa nhỏ xinh xinh, còn có một ống hút nho nhỏ đi kèm. Đầu tiên, dùng ống hút cắm sâu xuống đáy ly, hút rượu và cà phê rồi thêm một chút sữa-kem tươi. Sau đó, dùng thìa hớt nhẹ lớp sữa-kem tươi để cảm thấy vị ngậy béo mà không ngấy. Cuối cùng, mới dùng thìa khuấy đều cốc, cho 3 phần hỗn hợp trộn đều vào nhau. Dù đã hòa làm một nhưng vị nào cũng đều đượm nguyên trong món nước này, chẳng cái nào bị lấn át hoàn toàn.
Đã thích rồi, ai mà chẳng tò mò xem cái món khiến mình mê mệt được chế biến ra sao. Đầu tiên, bạn cho một chút đường nâu vào ly, thêm 1 chút rượu, khuấy cho tan. Sau đó, châm lửa đốt để rượu bớt độ cồn. Sau đó, đổ cà phê và lớp trên cùng là kem và sữa tươi đã được đ.ánh bông.
Trong tiết trời xuân thật chẳng gì thích hợp hơn ngồi trong một quán nhỏ nhìn ra cửa sổ, ngắm vài chiếc lá bàng đỏ sót lại trên những cành cây khô cũng dần dần bị cuốn theo những cơn gió. Nếu bạn quá lạnh khi đi trên đường hay thấy lòng mình đôi chút chông chênh, buồn nhẹ, có lẽ, một ly cà phê kiểu này sẽ giúp được bạn giấu nỗi buồn nơi đáy cốc, nơi khi cạn xong rồi, vẫn còn vương chút whiskey, chăng? Và có lẽ, khi ấy, cầm trên tay ly cà phê kiểu Ireland, lắng nghe giai điệu trong bài “When you say nothing at all” của chàng ca sĩ người Ireland, Ronan Keating có lẽ cũng thích hợp lắm:
It”s amazing how you can speak right to my heart
Without saying a word you can light up the dark
Try as I may I can never explain
What I hear when you don”t say a thing
Theo PNO
Cơm tấm Sài Gòn
Với cơm tấm, mọi sức sáng tạo nằm gọn trong chén nước mắm chấm kèm. Nước mắm ngon là nắm phần thắng chắc đến 70% trở lên. Bát nước mắm ăn cơm tấm mà loãng toẹt là bị tẩy chay ngay…
Đi công tác Hà Nội chỉ vài ngày mà bất chợt “lên cơn” thèm cơm tấm, những người “ghiền” món ăn vốn dĩ bình dân này sẽ lắc đầu nguầy nguậy trước bất cứ hàng cơm tấm nào được dẫn đến nơi thủ đô, vì nó không có cái “vị Sài Gòn” quen thuộc, cái vị làm cho cơm tấm dường như trở thành “đặc sản” độc tôn của xứ Sài Thành.
Kỳ lạ, vì xứ Sài Gòn này vốn chẳng có gì đáng gọi là đặc sản. Nếu có ai hỏi người Sài Gòn chính gốc rằng thành phố bạn có món gì đáng giới thiệu cho tôi, có khi người ấy bối rối, ngẩn tò te vì chẳng biết phải giới thiệu gì trong số hàng trăm món ăn các xứ tụ hội mà Sài Gòn món gì cũng có, cũng pha sẵn trong từng món ăn một chút đặc trưng riêng của mình, nhưng lại chẳng có món gì thuần chất riêng biệt.
Thế nhưng, cũng cái người Sài Gòn ấy một hôm đi xa có thể sẽ chợt nhận ra rằng, hình như mình bỏ rơi một món hết sức quen thuộc, quen đến nỗi quên phứt khi được hỏi, chỉ nhận ra “đặc sản Sài Gòn” trong cái lúc cuống cuồng tìm một hàng cơm tấm ở nơi xứ lạ, chứ không phải lúc làm “hướng dẫn viên” không chuyên. Bởi dường như món cơm tấm đặc biệt ấy không tìm được ở đâu khác ngoài Sài thành.
Tìm hiểu thêm: [Chế biến]-Đậu Hà Lan chiên xù
Cơm tấm – Món ăn đặc sản của người Sài Gòn
Ngán cơm, thèm… cơm
Sự đời đôi khi chẳng gói gọn trong những thành ngữ quen thuộc “Ngán cơm thèm phở”. Người ta có thể ngán cơm nhà, đòi đổi món, nhưng lại hào hứng với cái món chỉ được “đổi” đi chút xíu xìu xiu, đó là cơm… tấm.
Người Sài Gòn có thể ăn cơm tấm sáng trưa chiều tối. Buổi sáng, bước ra bất cứ đầu hẻm nào, nơi tụ hội đông đúc những hàng quán ăn sáng nui phở bánh canh, thế nào rồi cũng bắt gặp một hàng cơm tấm. Cũng đông đúc rộn rịp không kém gì các hàng khác nếu không muốn nói là đông hơn, các hàng cơm tấm có một “chiêu” quen thuộc quyến rũ người đi đường bằng vỉ thịt nướng tại chỗ bốc khói thơm lừng, tỏa hương ngào ngạt bay xa suốt từng con hẻm.
Còn buổi trưa, “cạnh tranh” quyết liệt với những quán cơm bình dân là hàng cơm tấm, có khi thêm vài món ăn cơm như thịt kho trứng, heo quay, xíu mại… nhưng cốt lõi vẫn là những món quen thuộc đặc trưng của cơm tấm và thứ cơm gạo vỡ khiến người ta khỏi ngán cơm thường, chỉ thế thôi đã đủ hút bớt khách của cơm bình dân.
Cơm tấm canh gà
Đến buổi chiều tối thì người ta cũng lại lũ lượt đi ăn cơm tấm. Có lẽ món ăn này được ưa chuộng đến vậy vì nó là cơm mà… không phải cơm. Người thèm ăn món gì khác cơm, nhưng lại không nỡ xa rời hạt gạo thì ăn cơm… tấm là hợp lẽ nhất trên đời.
Trước kia, cơm tấm là thứ cơm nhà nghèo, bởi đó là cách tận dụng những hạt tấm – chút đầu mày màu trắng đục nơi đầu hạt gạo – và gạo gãy trong khi xay xát để nấu thành cơm. Nhưng cái thời ấy xa lơ xa lắc rồi. Ngày nay gạo tấm đắt hơn gạo thường, vì kiếm đâu ra đủ tấm đúng nghĩa để phục vụ cho cái thành phố gần chục triệu dân này, thế là người ta lại còn phải ra công làm nát gạo thường để tạo thành “gạo tấm” cho món cơm tấm được ưa chuộng. Thế nên nếu đã ghi bảng “Cơm tấm” thì người bán hàng chẳng ai dại dột nấu cơm bằng loại gạo hạt dài để nhận được lời càu nhàu kèm vẻ mặt nhăn nhó của người ăn, “Cơm này mà cơm tấm à!”
Mà hàng cơm tấm nào cũng thường chỉ có 4 món chủ đạo: sườn nướng, bì, chả trứng, trứng ốp-la. Hơn thua nhau là ở cách ướp sườn sao cho thơm, miếng bì sao cho mượt mà, làm chả trứng sao cho chắc mà không khô, hay trứng ốp-la phải bắt mắt với vành tròn trắng bên ngoài và đốm lòng đỏ vàng hườm bên trong. Thế thôi, chẳng cần phải sáng tạo thêm thức ăn tuyệt chiêu nào khác. Mọi sức sáng tạo nằm gọn trong chén nước mắm chấm kèm. Nước mắm ngon là nắm phần thắng chắc đến 70% trở lên. Bát nước mắm ăn cơm tấm mà loãng toẹt là bị tẩy chay ngay, cho dù sườn nướng có thơm thế nào, món chả trứng nhìn hấp dẫn thế nào…
Cái khoản nước chấm thì là một bí quyết riêng mà chẳng dễ gì hàng nào chỉ cho hàng nào. Có quán dùng nước mắm đường nấu lên rồi mới pha chế, có quán lại độc đáo hơn, dùng nước dừa xiêm nấu nước mắm cho keo… Chỉ biết rằng, thường thì người ta chọn quán cơm tấm ưa thích của mình dựa theo nước mắm hợp khẩu vị. Thế nên những quán cơm tấm nổi tiếng luôn có lượng khách riêng của mình, rất ổn định. Người ta chọn quán vì gần nhà, vì tiện đường, vì món ăn và trên hết vì bát nước chấm hợp ý.
Muôn nẻo đường cơm tấm
Khác với những món ăn khác, chỉ tập trung và nổi tiếng ở một vài địa chỉ hoặc một vài con đường, như “bánh xèo Đinh Công Trứ”, “bánh đa cua sân bay”, “canh bún Nguyễn Đình Chiểu”… Với món cơm tấm, dường như khắp các góc thành phố đều có những hàng cơm tấm thành danh, nườm nượp khách đến theo giờ.
Như quán Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ, đối diện trường Phú Nhuận. Khởi đầu chỉ là quán cơm nhỏ vô danh, sau dần được nhiều người ưa thích, quán được đặt tên, thuê thêm một gian nhà rộng thênh thang và một căn nữa chỉ để… giữ xe, bởi cái hẻm nhỏ kế bên đã không chứa xuể xe khách tới lui. Bắt đầu từ chập tối, khách đông nườm nượp, người ăn tại chỗ, người mua về xôn xao cả một đoạn đường.
>>>>>Xem thêm: Cách Làm Bạch Tuộc Chiên Giòn Hấp Dẫn Chiêu Đãi Cả Nhà Cuối Tuần
Cơm tấm sườn heo
Còn quán cơm tấm trên đường Nguyễn Kiệm cũng đã nổi tiếng cả hai chục năm nay. Từ sáng đến trưa và bán lan đến tận 3, 4 giờ chiều, quán luôn có 2 người đứng trước cửa, chiếc gắp đá luôn tay nướng, trở sườn trên cái máng dài đựng than hồng rực. Những miếng sườn dày cui, mỡ nạc đầy đủ, được ướp vị đậm đà mà không ngọt vốn là “độc chiêu” thu hút khách của quán. Buổi trưa, món ăn khách thường gọi thêm là tô canh cua rau đay – cà pháo và nhiều món ăn thêm ngoài 4 món chính của cơm tấm.
Quán đông đúc, ồn ào, và người ăn thường phải có đủ “bản lĩnh” để quên đi thế giới xung quanh mới ăn được một bữa ngon. Nhưng bao năm nay quán vẫn bán miệt mài, lớp khách này đi, lớp khách kia lại đến, đôi khi đứng ngồi lố nhố vì không đủ chỗ.
Phía quận 3 thì có quán cơm trên lề đường Cao Thắng, ngay trước mặt rạp hát Thanh Vân. Quán này có món chả trứng ngon tuyệt và tô canh chua rau nhút hoặc canh khổ qua nhồi thịt được nhiều người ưa thích. Gần đây rạp sửa chữa, quán cũng dời đi đâu không rõ làm ngơ ngẩn bao khách quen.
Một quán cơm tấm lề đường cũng rất nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau, ấy là quán “Mai” hay quán “cơm y tế” trên đường Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh, phía dốc Cầu Bông. Quán chỉ mở vào chập choạng tối và bán đến tận khuya. Đa số khách ăn là dân lao động và những người đi chơi khuya. Quán có món nước chấm và dưa chua rất được ưa chuộng, bên cạnh món bì mượt mà, nhiều thính tỏi nên thơm lừng.
Rồi còn quán cơm tấm ngay chợ Hòa Bình, quán cơm nhỏ trên đường Bùi Thị Xuân, Lê Thị Riêng… Đó là chưa kể đến những quán đã trở thành cả một hệ thống thương hiệu rõ ràng, hội nhập rất nhanh với thời đại mới bên cạnh những “tuyệt chiêu” truyền thống, như TK, và hàng loạt những quán, chuỗi quán mới mở như cơm tấm M, cơm tấm C… Chúng tạo thành một mạng lưới dày đặc những quán cơm tấm với đối tượng khách hàng đa dạng và phục vụ khách trên mọi nẻo đường. Để người thành phố một ngày có đi xa lại thèm cơm tấm và “ngộ” ra món ăn đặc trưng của Sài Gòn.
Theo PNO