Mắm nhum Mỹ An – sản vật đặc sắc mang đậm hương vị ẩm thực địa phương Bình Định đến mức chỉ được dùng để đãi khách quý trong nhà.
Nếu bạn chưa rõ lý do vì sao loại mắm này lại quý như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Du lịch Bình Định khi hỏi người dân nơi đây đặc sản quê mình là gì thì ngoài: bánh ít lá gai, bánh hồng, rượu bầu đá, nem chả chợ Huyện,… thì nhiều người sẽ trả lời ngay đó là mắm nhum Mỹ An.
Mắm nhum Mỹ An là loại mắm chỉ dùng để đãi khách quý. – Ảnh: Sưu tầm
Đây là một loại mắm mang đậm hương vị của vùng biển miền Trung, không chỉ nổi danh ở “xứ Nẫu” mà mắm nhum Mỹ An còn được đông đảo thực khách ở khắp mọi miền yêu thích bởi hương vị vô cùng mới lạ mà không kém phần thơm ngon, độc đáo.
1. Mắm nhum Mỹ An – Món ngon không thể bỏ qua khi đến Bình Định
Nhắc đến ẩm thực Bình Định là nhắc đến những hương vị mặn mà đậm chất miền Trung. Trong số những món ăn đậm vị ấy, mắm nhum Mỹ An là cái tên gây thương nhớ không thể không nhắc đến. Có thể một số thực khách chưa thưởng thức sẽ cảm thấy xa lạ nhưng tin đi, hãy thử loại mắm này một lần, chắc chắn bạn sẽ phải nuốt nước bọt mỗi khi nghĩ tới.
Món ăn độc đáo mang hương vị đậm chất miền Trung. – Ảnh: Sưu tầm
Mắm nhum có hương vị ngọt thơm, đậm đà, đi kèm với đó là sự mới lạ độc đáo. Chỉ cần thêm chút tiêu xay, chút tỏi băm thì món mắm này sẽ trở thành thứ nước chấm đảm bảo chiều lòng nhiều thực khách khó tính.
Món ăn độc đáo mang hương vị đậm chất miền Trung. – Ảnh: Sưu tầm
Bạn biết không? Loại mắm trứ danh này từng được người Bình Định dùng làm cống phẩm để tiến dâng cho vua. Chính vì hương vị độc đáo mà mắm nhum đã dễ dàng chiếm được cảm tình của tầng lớp quyền quý thời bấy giờ và chỉ đem ra để đãi khách thôi đó.
2. Tất tần tật những thông tin cần phải biết về nhum và mắm nhum
2.1. Nhum là gì?
Nhum, còn gọi là nhím biển hay cầu gai, thường sống từng nhóm trong hốc đá lẫn rong rêu ở vùng biển dọc miền Trung. Có hình dáng to tròn, bên ngoài nhiều gai, màu xanh nâu vàng. Tuy thân hình trông xấu xí gai góc nhưng bên trong có phần thịt vàng ươm.
Mắm nhum ngon phải được làm từ nhum ta (nhum đen). – Ảnh: Sưu tầm
Loài động vật này là món quà quý mà biển khơi đã dành tặng cho vùng biển Bình Định và được người dân tận dụng để chế biến thành nhiều món ngon: nhum kho, nhum trộn cơm hay nhum chưng cách thủy,… Tuy nhiên, đặc sắc nhất chính là mắm nhum, món mắm bình dị gắn bó với đời sống nơi đây từ bao đời.
Bạn đã ăn thử món nhum trộn cơm đầy hấp dẫn này chưa? – Ảnh: Sưu tầm
Thường thì người dân sẽ chọn “nhum ta” để chế biến thành mắm vì chúng có màu bắt mắt và thịt chắc, thơm hơn những loại khác. Không dễ để bắt được nhum, bạn phải men theo gành đá rồi dùng móc sắt giật khẽ chúng vào bao. Nếu khua mạnh, nhum sẽ bám chặt hơn và thậm chí là b.ắn gai vào tay bạn.
2.2. Để làm mắm nhum Mỹ An cần những gì?
Đây là đặc sản Bình Định có một không hai. Mắm nhum được làm từ một loại quả chỉ có ở vùng núi Mỹ An – Bình Định. Có rất nhiều loại nhum khác nhau nhưng để làm mắm, phải chọn loại nhum có màu đen, là nhum ta. Khi đó, mắm nhum mới tạo được hương vị đặc sắc, thơm ngon.
Mắm nhum Mỹ An rất khó để thưởng thức vì độ hiếm có. – Ảnh: Sưu tầm
Mắm nhum Mỹ An dễ chế biến, tuy nhiên 100kg nhum chỉ làm ra được 2kg mắm nhum, chính vì thế mà rất khó để thưởng thức đặc sản hiếm có này.
Hương vị đậm chất mùi quả rừng, độc đáo và hấp dẫn. – Ảnh: Sưu tầm
Khi ăn, bạn có thể pha thêm với ít tỏi băm, ít ớt và một chút tiêu xay. Mắm nhum rất thơm, đậm chất mùi quả rừng. Vị mặn, chua, ngọt quyện đầy đủ trong mắm nhum Mỹ An sẽ ngậy lên mùi vị thơm ngon nức mũi, vô cùng hấp dẫn và hoàn toàn khác biệt so với những loại mắm khác.
2.3. Bạn đã biết cách ăn mắm nhum Mỹ An như thế nào cho đúng và ngon chưa?
Mắm nhum Mỹ An thường được “sủng ái” trong nhiều bữa ăn tại miền đất võ Bình Định. Người ta sử dụng chúng như một thứ nước chấm tuyệt hảo để tôn lên hương vị của những món ăn khác.
Đã là mắm nhum thì chấm gì cũng ngon. – Ảnh: Sưu tầm
“Đã là mắm nhum thì ăn với món gì cũng ngon!”. Thật, đó có thể là thịt ba chỉ luộc cuốn bánh tráng và rau sống hoặc đơn giản chỉ trộn cùng bún tươi với vài miếng dưa leo cũng đủ bắt vị. Chẳng cần cầu kì, cao sang; thứ mắm sền sệt, sóng sánh cũng đủ quyến rũ thực khách bằng cái sự mặn mà đầy tinh tế.
Món ăn bình dị dân dã, chiều lòng cả những thực khách khó tính. – Ảnh: Sưu tầm
Với hương vị độc đáo, đi cùng “nhiều chút” đậm đà của mắm nhum, vừa bình dị dân dã vừa thơm ngon nức mũi thì món ăn này đã gắn liền với người dân Bình Định và chiều lòng cả những thực khách khó tính. Được tiến vua và đãi khách quý một thời thì không đùa được đâu nhé.
2.4. Mắm nhum Mỹ An mua ở đâu uy tín và chất lượng?
Mắm nhum Mỹ An thì chắc chắn phải đến vùng đất Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định để mua thì mới chất lượng và uy tín rồi, đúng không? Đây chính là nơi sản sinh ra món mắm này và trở nên nổi tiếng với hương vị thơm ngon vô cùng đặc trưng.
Nếu có dịp hãy đến Bình Định để thưởng thức mắm nhum Mỹ An nhé. – Ảnh: Sưu tầm
Nhưng mà hiện tại, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm mua mắm nhum ở nhiều tỉnh miền Trung với giá từ 80.000 – 120.000 đồng/ hũ (tùy loại) ở các cửa hàng đặc sản Bình Định.
Mắm nhum Mỹ An không phổ biến như các loại mắm khác bởi độ hiếm của nó. Do đó nhiều lúc, có t.iền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán và người có cũng chỉ khăng khăng dùng đãi khách quý, hoặc để dành tặng người thân. Chính vì thế, nếu có dịp hãy thử đặt chân đến Mỹ An – Bình Định để thử “săn” mua và thưởng thức xem hương vị độc đáo của loại mắm này nhé!
Bún rạm Quy Nhơn – Hương vị đặc sản khó quên của Bình Định
Bún rạm Quy Nhơn có hương vị như thế nào? Muốn ăn bún rạm Quy Nhơn thì ăn ở đâu ngon. Hãy cùng khám phá món ăn đặc sản mang đậm chất mộc mạc của người Quy Nhơn – Bình Định này nhé. Và bỏ túi ngay những bí kíp đơn giản để ăn bún rạm ngon ngay nhé!
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn là món ăn “Quốc Hồn Quốc Túy” của người Bình Định, món ăn gây thương nhớ cho biết bao nhiêu người con xa quê và du khách khi ghé thăm mảnh đất miền Trung yên bình này. Vậy bún rạm có gì đặc sắc mà chỉ có Quy Nhơn – Bình Định mới làm ra được món bún độc nhất vô nhị tạo nên tên t.uổi qua hàng chục năm này?
1. Đôi nét về món bún rạm Quy Nhơn
Bún rạm Quy Nhơn có nguồn gốc từ Phù Mỹ, được ra đời rất lâu tại đầm Châu Trúc, một huyện cách xa trung tâm thành phố khoảng 60km. Món ăn này lưu luyến thực khách bởi hương vị rạm tươi thơm lạ miệng. Món bún rạm Quy Nhơn được xem là một trong những nhân tố góp phần tạo nên nét đặc trưng của Quy Nhơn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bạn biết vì sao có tên là bún rạm không? Đơn giản vì món ăn được làm từ những con rạm bé tí đem đi xay nhuyễn. Nhìn những con rạm bé tí có người lại nghĩ nó chẳng có tích sự gì, chế biến cầu kì mà lại ăn không được nhiều. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, rạm nhỏ nhưng thịt rạm rất thơm, rạm thuộc họ với cua, nhưng sống ở đầm nước lợ, đồng ruộng, thân nhỏ mà thịt chắc, khi kết hợp cùng các gia vị và công thức đi kèm thì món ăn này ngon “xuất thần” luôn đó nhé.
2. Hương vị của món bún rạm Quy Nhơn
Linh hồn của một món ăn ngon luôn nằm ở khâu chọn nguyên liệu và cách chế biến, để có được một tô bún rạm Quy Nhơn thơm ngon đậm vị đúng chất Bình Định bạn phải tìm được những con rạm tươi còn “ngọ ngoậy” sau đó đem đi xay nhuyễn, vì rạm tươi mới cho được vị ngon ngọt tự nhiên.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Đối với người dân Bình Định, rạm phải được đ.ánh bắt ở tại đầm Châu Trúc hay còn được gọi là Đầm Trà Ổ nằm giáp với ba xã Mỹ Châu, Mỹ Thắng và Mỹ Lợi. Rạm có giá trị dinh dưỡng cao, được người sành ăn ưa chuộng hơn cua đồng vì nhiều gạch, thịt ngọt và béo, vỏ lại mềm; trông rạm rất giống cua đồng nhưng nhỏ hơn, đôi càng to, mai lồi lõm, xù xì. Chúng có nhiều gạch, thịt ngọt và béo ngậy.
Khác với cua hay ghẹ, thay vì phải bỏ vỏ mới ăn được, vỏ rạm lại giòn mềm nên có thể nhai cả vỏ. Vỏ rạm giòn lại chứa nhiều canxi. Cứ vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch là mùa con rạm cực kỳ mập béo, người ta vớt lên rửa sạch, bóc mai, khéo léo tách hết trứng và gạch, chỉ giữ lại phần thịt đem đi xay nhuyễn, bỏ đi mai và gạch.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Hoặc có một số chỗ khác để tiết kiệm thời gian, sau khi rửa sạch sẽ đem đi xay cho nhuyễn cả con và lọc lấy nước. Người ta sẽ đem nước rạm đi nấu, cho thêm một ít hành phi, dầu ăn và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Những sợi bún mềm dai phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Để có cọng bún ngon, người ta ngâm gạo trong nước một ngày một đêm mới đem xay thành bột sau đó cho vào máy ép bún. Ăn tới đâu thì ép bún tới đó. Bún được ép ra trên nồi nước gạo đun sôi rồi vớt ra để ráo và cho vào tô.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
3. Cách ăn bún rạm đúng chuẩn Phù Mỹ
Tùy theo sở thích mỗi người sẽ chọn được cách thưởng thức khác nhau. Khi ăn, nước rạm để riêng, tô bún để riêng, người ăn sẽ chế nước rạm vào tô từng chút, từng chút, ăn đến đâu chế nước đến đó. Khi thưởng thức, phải có muối hột, vài trái ớt thì mới đúng vị bún rạm và nhất thiết phải có lá ngành ngạnh, xoài xanh, đậu phộng rang nguyên hạt.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Vị ngọt tự nhiên của rạm, của nước gạo, của sợi bún quyện vào nhau tạo nên một hương vị thật đặc biệt khiến cho bất cứ ai đã thưởng thức đều vô cùng chìm đắm và mê mẩn.
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Ngoài ra còn cách ăn khác, là cách ăn truyền thống như các món đồ nước khác. Không những vậy, có những nơi đã làm đa dạng và biến tấu món bún rạm Quy Nhơn bằng nhiều cách ăn kèm điển hình như bún rạm cá, bún rạm sứa, …
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)
Bún rạm tại Quy Nhơn (nguồn: sưu tầm)