Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Theo Đông y, thịt vịt có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ngoài làm thực phẩm, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh. Mật, gan, tiết và mề vịt cũng được dùng làm thuốc; trứng vịt có vị ngọt tính lương; vào phế, đại tràng.

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc
Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính bình; vào tỳ, vị, phế, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém chán ăn, kiết lỵ táo bón, phù nề đới hạ khí hư, tiểu đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước (âm hư nội nhiệt). Liều dùng 500 – 1.000g.

Có tác dụng tư âm thanh phế. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản gây ho và đau họng (đặc biệt là ho khan ít đờm), đau răng, tiêu chảy.

Dùng 1 đến 3 – 4 quả (không dùng với người dương hư, lỏng lỵ, tiêu chảy do đàm thấp); bụng trướng đầy hơi. Gan vịt có vị ngọt, tính lương, có tác dụng làm sáng mắt. Mật vịt có vị đắng tính hàn, không độc, có tác dụng tả hoả, tiêu độc, chống kinh phong giật.

Một số món ăn, bài thuốc từ vịt:

– Vịt nướng cháo vịt: Cắt phần thịt ướp với gừng, sả, dầu ăn, gia vị khoảng 15 phút mang nướng trên than hoa hoặc chảo nướng; phần còn lại nấu cháo rục với đậu xanh, gạo. Sau khi ăn phần thịt vịt nướng thơm ngon, đầy hương vị với rau sống có khế, chuối chát, nước mắm gừng rồi ăn tiếp bát cháo vịt nóng thơm lừng, giúp bồi bổ cơ thể.

– Cháo vịt: Vịt đực 1 con, gạo tẻ 100g. Vịt làm sạch, nấu chín nhừ, tiếp tục cho gạo tẻ nấu tiếp cho thành cháo, cho thêm 3 củ hành đã đ.ập giập. Ăn nóng khi đói. Chỉ định cho các trường hợp phù ứ nước.

– Vịt hầm đậu đỏ (hoặc đậu xanh): Vịt 1 con, đậu đỏ nhỏ hạt 200g, thảo quả 10g, hành sống liều lượng thích hợp. Vịt làm sạch, đậu đỏ xay ngâm mềm đãi sạch, thảo quả tán nhỏ; cho cả hai dược liệu vào bụng vịt khâu lại, thêm nước, đun to lửa cho sôi chuyển đun nhỏ lửa cho chín nhừ, thêm hành, tiêu, gừng và gia vị. Dùng cho trường hợp đau đầu, chóng mặt nôn ói, phù nề, tiểu ít.

– Vịt hầm tỏi: Vịt 1 con, tỏi 30g, vịt làm sạch, tỏi đ.ập giập cho vào bụng vịt khâu kín, đun cách thủy cho chín, sau khi vịt chín, đặt sang xoong khác, thêm gừng tươi, bột tiêu, hành sống, gia vị và lượng nước sôi thích hợp, đun tiếp trong 30 phút là được. Dùng cho các trường hợp phù nề tiểu ít.

– Gan vịt 1 bộ, lá bìm bìm non hay lá dâu non 50g. Gan vịt thái nhỏ, nấu với lá bìm bìm non hay lá dâu non cho chín nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Chữa quáng gà.

– Mề vịt 1 cái, mạch nha 20g. Mề vịt bổ đôi, rửa sạch cặn bã, thái nhỏ, ninh với mạch nha. Ăn nóng. Chữa chứng khó tiêu.

– Trứng vịt, nước gừng, bồ hoàng: trứng vịt 1 quả, bồ hoàng 10g, gừng tươi 5-10g. Gừng giã nát, cho 100-150ml nước, lọc lấy nước. Đ.ập trứng vào nước gừng, khuấy đều, thêm bồ hoàng, đun tiếp nhỏ lửa trong 5-10 phút. Uống khi đói. Dùng cho phụ sản trước và sau khi sinh con có hội chứng kiết lỵ.

– Trứng vịt lộn: Trứng vịt cho ấp đại trà gần nở, đem luộc chín, ăn với gừng tươi thái lát nhỏ, rau răm, muối tiêu. Đây là món ăn bổ dưỡng, có tác dụng bổ hư trợ dương, các chứng thiếu m.áu, suy nhược, đau đầu chóng mặt, các bệnh nhân phẫu thuật chấn thương sức khỏe giảm, vết thương lâu lành.

Vịt là thức ăn bổ dưỡng, trị được nhiều bệnh, nhưng không dùng cho người bị cảm cúm, người tiêu chảy nên dùng hạn chế. Trước khi nấu, vịt được làm sạch, chà xát gừng tươi giã nhỏ vào toàn thân con vịt để khoảng 10 phút cho thấm vào da để tẩy mùi hôi, giúp món thịt vịt được thơm ngon, hấp dẫn.

Thịt lợn đắt không sao cả, đổi sang ăn thịt này vừa rẻ vừa bổ trong mùa đông

Lợn bị liệt vào danh mục thịt đỏ, ăn nhiều bất lợi cho sức khỏe. Nhân dịp giá thịt lợn tăng cao bất thường, chúng ta có thể chuyển qua ăn loại thịt khác nhằm đổi khẩu vị.

Theo Đông y, thịt vịt chẳng có những nỗi lo của “thịt đỏ” lại còn dùng để bồi bổ, chữa bệnh, tốt cho dạ dày, tim, người suy nhược cơ thể…

Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt

Trong lúc bão giá dịp gần Tết này, thay thế thịt lợn bằng thịt gia cầm có giá rẻ hơn lại ngon bổ chẳng kém gì như thịt vịt là một điều vô cùng sáng suốt.

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Thịt vịt vừa ngon bổ, giá lại không đắt, thích hợp dùng thay thịt lợn.

Nhưng thịt vịt không chỉ là món ăn đơn thuần. Đối với nhiều chứng bệnh phát sinh vào mùa đông như hiện nay, hoặc nếu bạn chẳng may mắc bệnh sốt xuất huyết khi cơn dịch vẫn âm ỉ chưa có dấu hiệu giảm thì ăn thịt vịt thực sự vô cùng hữu ích.

Theo Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn ty bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, lợn, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

Thịt vịt nếu biết chế biến cũng có thể thay đổi thành nhiều món khác nhau, đáp ứng khẩu vị của từng người.

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Thịt vịt có thể dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau.

Những người không nên ăn thịt vịt

Người bị bệnh gout: Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người mới phẫu thuật: Người mới qua phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Thịt vịt – Món ngon, vị thuốc

Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn (phụ nữ bị rối loạn k.inh n.guyệt, lãnh cảm, đàn ông bị liệt dương, người huyết áp thấp) dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt

Theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *