Thơm ngon bún s.úng Vũng Tàu

Bún s.úng Vũng Tàu nhiều người hay nhầm với bún nước lèo của người Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau…, nhưng món ăn này là sự kết hợp mùi vị của ba nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt.

Bạn đang đọc: Thơm ngon bún s.úng Vũng Tàu

Bún được chan nước lèo nấu từ hải sản như cá, tôm, mực và ăn kèm rau s.úng.

Thơm ngon bún s.úng Vũng Tàu

Ảnh Đoàn Xuân

Nhiều người cho rằng bún s.úng Vũng Tàu nổi tiếng thơm ngon, đậm đà có lẽ do gần biển, nguyên liệu hải sản đ.ánh bắt lên luôn tươi, lại được chế biến ngay nên rất ngọt. Để có một nồi bún s.úng thơm ngon thì sợi bún, hải sản, cọng s.úng đều phải tươi.

Tôm, cá, mực làm sạch, hấp chín, sau đó xào sả ớt cho thấm gia vị. (Nếu luộc hải sản thì giữ lại nước để nấu nước lèo). Thường thì người ta vẫn ninh xương heo lấy nước làm nước lèo cho ngọt.

Sỡ dĩ bún s.úng Vũng Tàu có mùi vị đặc trưng là nhờ ở cách nêm nếm gia vị. Nước lèo được nấu từ mắm cá (cá sặc, cá linh, cá kèo, bò hóc hoặc cá lóc) sả đ.ập dập, ớt. Mắm trước khi cho vào nước lèo phải được lọc kĩ, chỉ dùng nước trong thì nước lèo mới không có mùi nồng khó chịu. Đợi nước lèo sôi mới nêm nếm muối, đường, bột nêm, nước cốt me, ớt sa tế vào để nước lèo có vị chua, cay,ngọt đậm đà. Trong khi nấu nước lèo, thả thêm mấy cây sả đ.ập dập vào cho thơm.

S.úng tước vỏ, nhặt sạch, cắt khúc vừa ăn. Bún tươi chọn loại cọng nhỏ, nhúng nước nóng cho tơi sợi. Rau ăn cùng gồm có ngò om, rau thơm, rau muống, bắp chuối bào sợi, và rau s.úng. Gia vị dọn kèm thường có ớt tươi hoặc ớt sa tế, tỏi muối chua, nước mắm chanh hay muối ớt.

Lấy một ít cọng s.úng, bún cho vào tô, cho cá, tôm, mực lên trên, chan nước lèo cho ngập mặt bún. Rắc thêm tỏi phi, đầu hành (đã chần qua nước ấm) ăn nóng… Cọng s.úng màu tím, sợi bún trắng, nước dùng nóng tỏa mùi thơm ngào ngạt thật khơi gợi vị giác.

Theo Gia Đình & Xã Hội

Đậm đà hương vị bún mắm miền Tây

Bún mắm là loại món ăn dân dã, nước lèo được chế biến từ mắm cá linh, cá sặc. Món ăn kèm với nhiều loại rau sống, mang hương vị đậm đà khó quên.

Tìm hiểu thêm: 3 công thức nấu xôi sắn ngon đượm vị quê, ấm lòng chiều thu gió heo may

Thơm ngon bún s.úng Vũng Tàu

Món ăn thơm ngon và đậm đà hương vị mắm miệt sông nước miền Tây.

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn, mang nét đặc trưng riêng, phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến nhiều món ăn đa dạng như: bún cà ri, bún riêu cua, bún thịt xào, bún nước lèo, bún mắm… được mọi người ưa thích. Tuy nhiên, độc đáo vẫn là món bún mắm. Đây được xem là món ăn phổ biến miệt Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau hay Bạc Liêu… có tiếng là ngon. Món ăn này ngon từ sợi bún trắng trong, tròn tròn, mềm; và ngon hơn nữa nhờ nước lèo, chất mắm, nguyên liệu thơm ngon, đậm chất. Món bún mắm của người miền Tây có vị ngọt, đậm đà và được xem là một món ăn mang nét đặc trưng.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá rô đồng, mắm Thái Châu Đốc, mắm còng… Mắm được chia thành hai loại chính là mắm đồng và mắm biển. Tuy nhiên, ngon nhất phải kể đến các loại mắm lóc, mắm linh, mắm sặc, mắm ba khía… Trong đó mắm để nấu bún là loại mắm cá linh ngon. Mắm được nấu sôi cho cá rã ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cá lóc làm sạch cắt ra nhiều khúc, đầu cá, đùm ruột gan mỡ béo ngậy cũng được tận dụng (có thể hấp hoặc nấu trong nồi nước lèo đến chín vừa tới rồi vớt ra đĩa), xương lợn cũng mang thả trong nước lèo cho có vị ngọt. Sả băm nhuyễn, nấm rơm, cà tím cắt khúc vừa ăn tăng thêm chất lượng thơm ngon, đậm đà của nồi nước lèo.

Nước lèo được nấu chỉ lấy cốt từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt; và lấy chất ngọt từ con cá lóc hay xương lợn… Nồi nước lèo sôi thơm phưng phức được chan vào tô bún cho ngập nước. Để cọng bún mềm và nóng, bạn có thể chần bún qua một lần rồi đổ nước lèo trở lại nồi. Sau đó, bạn xếp miếng cá hấp, lát thịt ba rọi (hay lợn quay), tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm… Món ăn nhờ vậy sẽ thêm phần hấp dẫn, đẹp mắt và ngon miệng.

Thơm ngon bún s.úng Vũng Tàu

>>>>>Xem thêm: Luộc tôm cho gừng và muối là chưa đủ: Thêm gia vị này tôm ngọt lịm, đỏ au, không tanh, thịt không bị nhũn

Rau ăn với bún mắm có nhiều loại như: ra muống, hoa chuối, hoa s.úng, giá, rau đắng…

Rau ăn với bún mắm cũng là những loại rau như: hoa chuối thái mỏng, giá, rau muống bàu, hoa s.úng, và rau đắng… Đặc biệt, món ăn sẽ kém phần thú vị khi thiếu chén nước mắm nguyên chất, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon và thú vị hơn.

Thưởng thức một tô bún thơm phức mùi mắm, dùng kèm các loại rau “hương đồng gió nội” như cảm nhận trọn vẹn cái tình, cái nghĩa ngọt ngào của miệt sông nước miền Tây.

Ngày này, ở Sài Gòn sẽ không quá khó để thưởng thức tô bún mắm thơm ngon miệt đồng bằng sông Cửu Long. Bạn có thể ghé đến quán bún mắm Bạc Liêu tại số 257, Vĩnh Viễn, quận 10; 20 Đinh Tiên Hoàng, quận 1 hay một quán bún mắm trên đường Nguyễn Văn Công, quận Gò Gấp… Một tô bún mắm giá khoảng 25.000 – 40.000 đồng.

Theo PNO

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *