Thơm ngon món mọc quê nhà

Nguyên liệu để làm món mọc gồm nếp, đậu xanh, nấm mèo, hành, nghệ, tiêu, tỏi, sả, muối, mì chính, dầu phộng và thịt. Có thể là thịt heo, thịt bò, lươn… nhưng phổ biến nhất và thơm ngon nhất là mọc được làm từ thịt gà.

Bạn đang đọc: Thơm ngon món mọc quê nhà

Mọc có thơm ngon, đậm đà hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu lựa chọn và sơ chế nguyên liệu cũng như sự khéo léo và tinh tế của người nội trợ. Phải chọn loại nếp hạt dài, dẻo và thơm, vo nếp với nước lã vài lần cho đến khi nước vo nếp trong vắt, ngâm nếp tám giờ cho nếp mềm. Nấm mèo ngâm mềm, bỏ gốc, thái sợi. Chọn đậu xanh mẩy hạt, không bị sâu, ngâm mềm, đãi sạch vỏ.

Thơm ngon món mọc quê nhà

Mọc được hấp cách thủy.

Gà để làm mọc phải là gà mái tơ thì thịt mới thơm, mềm và ngọt. Gà làm sạch, lóc lấy phần thịt lườn cùng phần tim, gan, lòng gà (đã làm sạch), xắt nhỏ và băm nhuyễn. Ướp thịt với mì chính, hành, sả, tỏi băm, tiêu bột, nghệ, dầu phộng khoảng mười phút cho thịt thấm gia vị. Trộn đều các nguyên liệu gồm nếp, đậu xanh, thịt gà với nhau, thêm một ít hành lá xắt nhỏ rồi dùng một chiếc chén đong đầy hỗn hợp trên cho vào lá chuối (đã hơ lửa cho mềm và thoa một lớp dầu phộng chống dính), dùng lạt buộc túm lại. Lúc này những gói mọc trông giống như cái bị đựng trầu của các cụ già. Mọc được đem hấp cách thủy khoảng bốn lăm phút cho chín.

Thơm ngon món mọc quê nhà

Tuy là món ăn dân dã nhưng mọc lại có hương vị rất thơm ngon.

Khi ăn, lấy mọc ra khỏi nồi hấp, đặt vào một cái chén rồi cắt bỏ dây buộc. Một hương thơm quyến rũ tỏa ra từ gói mọc nóng hổi, đ.ánh thức vị giác của mọi người xung quanh. Múc một muỗng mọc ấm nóng rồi từ từ thưởng thức những hương vị thơm, dẻo của nếp, ngon ngọt của thịt gà, bùi của đậu xanh, đậm đà, thơm tho của gia vị quyện lẫn với hương thơm dịu nhẹ, thanh tao của lá chuối lan trên đầu đầu lưỡi. Thêm một miếng bánh tráng nướng giòn tan cho không khí bữa ăn thêm rộn ràng và vui nhộn. Tất cả hòa quyện vào nhau, thật thơm, thật ngon và thật đậm chất quê.

Chỉ với những nguyên liệu thân quen, gắn bó với chốn ruộng vườn cùng cách chế biến không quá cầu kỳ nhưng dưới bàn tay khéo léo của các mẹ các chị quê tôi, mọc đã trở thành một món ăn ngon không thể thiếu trong những ngày giỗ, chạp hay những hôm họp mặt gia đình.

Theo LĐO

Bánh ống Khmer, quà quê lạ mắt nơi phố thị

Bánh ống được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa.

Vào khoảng đầu giờ chiều, nếu có dịp chạy xe ngang ngã tư Phú Nhuận (TP HCM), bạn sẽ thấy một lò bánh lúc nào cũng nghi ngút khói được đặt bên trên chiếc xe đẩy nhỏ. Những cái bánh có hình ống to bằng cổ tay t.rẻ e.m với màu xanh hấp dẫn trông thật lạ mắt với người dân Sài Gòn, nhưng với người dân miền Tây thì hình ảnh đó thật thân quen và gần gũi vì đơn giản đó là bánh ống, một đặc sản nổi tiếng của người Khmer.

Tìm hiểu thêm: Món gỏi bò rau răm thơm ngon lạ miệng

Thơm ngon món mọc quê nhà

Bánh ống thường được hấp như hấp cách thủy.

Từ bao đời nay, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc của người Khmer. Không phổ biến như các loại bánh khác của người miền Tây, nhưng bánh ống vẫn tồn tại trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. Bánh ống có thể dùng làm bữa ăn sáng hoặc món ăn vặt vào buổi chiều.

Cô Liên, người bán hàng, cho biết, bánh được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa.

Thơm ngon món mọc quê nhà

Bánh ống được làm từ bột gạo, đường, nước cốt dừa và màu xanh của lá dứa.

Khuôn bánh đơn giản với một cái ống hình trụ thường được làm bằng nhôm, dài khoảng 15 cm. Ở giữa khuôn có một que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn dùng làm đáy. Khi chế biến, người làm bánh đặt khuôn trên nắp nồi, trong nồi có chứa nước, rồi bắt đầu đổ bột vào ống như chưng cách thủy, khoảng 2 phút là bánh đã chín. Khi chín, bánh có màu xanh của lá dứa cùng với mùi thơm dịu. Bánh chín được thêm vào dừa nạo và muối vừng.

Thơm ngon món mọc quê nhà

>>>>>Xem thêm: [Chế biến]-Bánh ca cao hạnh nhân vị trà

Bánh ống chín được cho thêm dừa nạo và muối vừng.

Bánh ống phải ăn khi nóng mới thưởng thức được hết vị đậm đà. Với những người mới ăn lần đầu đều có cảm giác như ăn bánh bò bông. Mỗi chiếc bánh ống giá chỉ có 2.000 đồng. Trong đời sống của người dân miền Tây, bánh ống là món quà quê rẻ t.iền mà đ.ứa t.rẻ nào cũng thích. Theo chân những đứa con miền Tây lên Sài Gòn lập nghiệp, bánh ống dần trở thành món ăn vặt được yêu thích của người dân ở đây, nhất là các cô cậu học trò.

Tiêu Phong

Theo NS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *