Đây được xem là phần “quý hơn vàng” của cây chuối mà ít người biết ăn. Trước kia, người ta thường lấy nó cho lợn ăn, ngày nay xuất khẩu sang Nhật Bản bán 250.000đ khúc bé xíu.
Chuối là cái tên quen thuộc, được trồng nhiều ở khắp mọi miền quê của nước ta. Toàn thân cây chuối đều là báu vật. Quả chuối chín giàu kali, hoa chuối nhiều chất xơ, củ đem om được món thơm ngon và ngay cả phần thân cũng sở hữu kho dinh dưỡng không nhỏ.
Nghiên cứu cho thấy, trong thân chuối rất giàu chất xơ, kali cùng vitamin A, B6 và nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Ăn thân cây chuối thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, giữ dáng hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ tăng cường cơ tim, cải thiện hệ miễn dịch, kích thích sản xuất insulin và hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Có nhiều tác dụng với sức khỏe là thế nhưng không nhiều người biết ăn thân cây chuối. Ở một số nơi, thân cây chuối được dùng làm các món nộm/gỏi, rau ăn kèm với bún, phở…Còn đa phần thân chuối được dùng để làm thức ăn cho lợn, gà, ngan, vịt.
Nước ta thân cây chuối không phải là “hàng hiếm” nhưng ít người ăn. Ngược lại, ở Nhật Bản thân chuối lại có giá trên trời. Bạn sẽ phải bỏ ra 250.000đ để có thể mua được 1 khúc thân chuối trọng lượng 500g.
Hôm nay, Bếp Eva sẽ chia sẻ đến bạn công thức một món ngon từ thân chuối dễ làm, không phải xào nấu dầu mỡ mà hương vị vẫn cực kỳ thơm ngon. Cùng tham khảo nhé!
Nộm thân chuối chua ngọt
Nguyên liệu
– Thân cây chuối: 300g
– Húng quế, rau răm
– Chanh
– Quất
– Ớt băm nhỏ
– Nước mắm
– Đường trắng
Hướng dẫn chọn thân cây chuối
Nếu nhà bạn không có sẵn cây chuối phải mua ở ngoài thì nên lưu ý một số điểm sau:
– Chọn những thân chuối có màu xanh ngả trắng nhiều. Bấm nhẹ ngón tay vào thấy mềm non.
– Ưu tiên loại thân chuối mới chặt xuống như thế sẽ giòn ngon, thanh mát và nhiều nước. Để kiểm tra độ “mới” của thân cây chuối bạn chỉ cần quan sát 2 đầu nếu thấy thâm đen thì không nên chọn. Ngoài ra, bạn cũng có thể câm
Cách làm nộm thân chuối chua ngọt
1. Thân cây chuối lấy về bạn bóc bỏ toàn bộ phần lớp vỏ già màu xanh bên ngoài. Lớp vỏ này khá dày nên bạn có thể bóc tới khi thấy vỏ màu trắng, bấm nhẹ ngón tay vào thấy mềm là được.
2. Thái thân chuối thành từng lát mỏng. Vì thân chuối rất nhiều nhựa nên sau khi thái ra bạn cần cho ngay vào nước có pha muối và nước cốt chanh). Ngâm thân chuối trong vòng 5 – 10 phút, khi chuẩn bị làm nộm mới vớt ra.
3. Linh hồn của món ăn này chính là nước sốt trộn. Lần lượt cho vào bát sạch 3 thìa đường, 3 thìa nước cốt quất (có thể thay bằng chanh), 2 thìa nước mắm, ớt băm rồi trộn đều lên để đường tan. Nếm thấy vị chua ngọt cân bằng là phần sốt trộn đã hoàn thành.
4. Vớt thân chuối đã thái lát ra rổ cho ráo nước sau đó bỏ vào bát tô. Từ từ rưới nước sốt trộn vừa pha vào. Dùng đũa đảo đều để thân cây chuối được ngấm gia vị.
Cuối cùng, bạn thêm húng quế, rau răm đã cắt khúc vào, trộn đều một lần nữa là hoàn thành.
5. Gắp phần nộm thân cây chuối ra đĩa rồi thưởng thức. Món này không chỉ dễ làm mà hương vị còn cực kỳ thơm ngon. Phần thân cây chuối giòn giòn, thanh mát, sốt trộn chua chua, cay cay kích thích vị giác vô cùng, lại thêm vị của rau răm giúp món ăn ngon hơn gấp bội.
Bạn cũng có thể thêm tôm hoặc thịt lợn, thịt gà vào trộn chung với thân cây chuối để tăng sức hấp dẫn cho món ăn.
Hôm nay hãy làm món gỏi thanh mát, ai ăn cũng phải phát nghiền
Món nộm vừa dễ làm vừa dễ ăn, mang lại cảm giác kích thích vị giác và giúp chống ngán một cách hiệu quả.
Dưới đây là 3 cách làm món gỏi ngon mà mọi người đều yêu thích. Hãy lưu lại để thỉnh thoảng trổ tài và thưởng thức cùng người thân nhé!
Gỏi vịt rau muống
Nguyên liệu gỏi vịt rau muống:
Thịt vịt: 1 con
Cà rốt: 1 củ
Hành tây: 1 củ
Rau muống bào: 25gr
Ngò rí và rau kinh giới
Gia vị: tỏi băm, chanh, ớt, đậu phộng rang, nước mắm, đường, bột ngọt…
Gỏi vịt rau muống
Cách thực hiện gỏi vịt rau muống:
1. Rau muống, kinh giới, ngò rí rửa sạch. Cà rốt bào thành sợi. Hành tây cắt mỏng và ngâm vào thau nước đá cho giòn.
2. Thịt vịt làm sạch, luộc chín, để ráo và cắt thành miếng vừa ăn.
3. Pha nước trộn cho gỏi bao gồm: nước mắm, đường trắng, bột ngọt, ớt cắt nhỏ, nước cốt chanh, tỏi băm. Trộn đều và nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị.
4. Cho rau muống, cà rốt, hành tây, thịt vịt, rau thơm cắt nhỏ vào thau. Thêm nước mắm vừa pha vào trộn đều.
5. Cuối cùng, rắc đậu phộng rang lên trên mặt món gỏi và thưởng thức.
Gỏi mực
Nguyên liệu món gỏi mực:
300gr mực ống tươi
1 củ cà rốt
2 quả dưa leo
4 cây sả
1 quả ớt
Rau răm và rau húng
2 quả chanh
Gia vị thông dụng: Đường, nước mắm
Gỏi mực
Các bước thực hiện món gỏi mực:
1. Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch và bào thành sợi. Rửa sạch dưa leo, thái lát mỏng. Sả rửa sạch, thái nhỏ. Thái nhỏ rau răm và rau húng. Ớt băm nhuyễn.
2. Làm sạch mực tươi, cắt thành miếng vừa ăn. Hấp mực với sả, gừng để loại bỏ mùi tanh.
3. Chuẩn bị nước trộn gỏi: Cho 3 muỗng canh nước sôi để nguội, 2 thìa nước mắm ngon, 1 thìa cà phê đường, nước cốt chanh và ớt vào bát, trộn đều.
4. Trong một tô lớn, cho mực, cà rốt, dưa leo và sả vào. Đổ nước trộn gỏi lên trên và trộn đều. Nếu có thể, sử dụng găng tay để trộn để thấm đều hơn. Thêm rau răm và rau húng vào để làm gỏi thêm thơm ngon.
5. Cho món gỏi mực ra đĩa và thưởng thức.
Gỏi gà ngó sen
Nguyên liệu món gỏi gà ngó sen:
Ngó sen: 300gr
Thịt gà: con
Dưa leo: 1 quả
Cà rốt: 1 củ
Hành tây: 1 củ
Rau cần: 1 nắm.
Rau răm: 1 bó
Ớt, tỏi, chanh, hành phi
Lạc rang: 50gr
Gia vị: Nước mắm, đường, giấm, muối.
Gỏi gà ngó sen
Các bước thực hiện món gỏi gà ngó sen:
1. Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín.
2. Ngó sen rửa sạch, cắt nhỏ. Ngâm ngó sen với một ít muối và chanh để làm trắng giòn.
3. Dưa leo và cà rốt rửa sạch, thái thành sợi. Thái dọc của hành tây rồi ngâm cùng ngó sen.
4. Rang lạc rồi giã nhuyễn. Rửa sạch rau răm, cắt nhỏ.
5. Thịt gà xé nhỏ, cho ra thau và ướp thêm chút hạt tiêu, muối để thịt thấm gia vị.
6. Trộn đều 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng nước lọc và 1 muỗng nước cốt chanh, ớt và tỏi băm để làm nước mắm chua ngọt.
7. Trong một thau lớn, cho thịt gà xé, cà rốt, dưa leo, hành tây và rau răm, nước mắm chua ngọt vào trộn đều.
8. Cuối cùng, bày món gỏi gà ngó sen lên đĩa, rắc lạc rang lên trên rồi thưởng thức
Chúc bạn thực hiện thành công!