Tham khảo thực đơn mâm cơm ngày hè, chỉ với 3 món nhưng đủ chất và dễ ăn.
Bạn đang đọc: Thực đơn cơm tối 3 món dễ làm, đủ dinh dưỡng cho ngày nắng nóng
Thực đơn cơm tối 3 món gồm có:
Chả lụa kho tiêu
Canh cá đuối nấu rau răm
Salad thịt bằm trứng
Các bước thực hiện thực đơn cơm tối:
1. Chả lụa kho tiêu
Nguyên liệu: 300g chả lụa, 1 muỗng tỏi, hành tím giã nhỏ, 5 muỗng xì dầu, 2 muỗng đường, 1 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng dầu hào, 4 muỗng dầu ăn hoặc mỡ. Lá rau mùi, ớt sừng (để trang trí).
Cách chế biến:
Chả lụa cắt thành khúc 6cm x 1cm.
Làm nóng chảo, cho dầu và hành tím, tỏi giã dập, phi cho vàng đều. Tiếp theo cho tất cả gia vị vào chảo, nấu sôi lên rồi cho chả lụa vào rim nhỏ lửa. Thỉnh thoảng đảo đều tay cho đến khi thấy nước kho kẹo lại chỉ còn một ít là được. Tắt bếp, rồi cho thêm chút bột tiêu vào là xong. Múc chả lụa kho ra đĩa sâu lòng và trang trí bằng một ít lá rau mùi và lát ớt sừng.
2. Canh cá đuối nấu rau răm
Nguyên liệu: 350g cá đuối, 1 trái cà chua beef, 1 miếng thơm (dứa ), 1 chén rau răm, 1 củ hành tím, 1 muỗng tỏi bằm, 2 muỗng dầu ăn, ớt sừng, 1 muỗng mắm, muối, bột ngọt.
Cách chế biến:
Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi bằm nhỏ, cà chua cắt múi cau. Cá đuối rửa với nước muối pha loãng hoặc giấm rồi rửa lại sạch dưới vòi nước để khử mùi tanh của cá. Sau đó ướp cá với ít gia vị gồm 1 chút muối, hành tím giã nhỏ và tiêu xay, đường hoặc bột ngọt (tùy sở thích). Trộn đều để 15 phút cho thấm gia vị.
Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào. Chờ dầu nóng thì cho tỏi vào phi dậy mùi thơm và vàng giòn thì vớt để riêng ra bát. Sau đó bạn cho cá đuối đã ướp vào xào với 1/2 quả cà chua đã cắt hình miếng cau.
Tiếp theo cho bạn cho nước nóng vào, nấu sôi canh cá. Trong quá trình nấu bạn dùng muỗng vớt sạch bọt. Khi cá đã chín thì nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, thả 1/2 quả cà chua còn lại và rau răm vào. Múc canh ra tô, trang trí thêm rau răm, ớt sừng cắt lát rồi rắc tỏi phi vào. Món này khi ăn, bạn có thể chấm cá kèm mắm mặn dầm ớt.
3. Salad thịt bằm trứng
Nguyên liệu: 200g thịt nạc xay, 4 quả trứng gà, 1/4 củ hành tây tím, một ít rau mùi, vài lá mùi tàu, 1 trái ớt hiểm, 1 trái ớt sừng, 1 muỗng đường, 2 muỗng mắm, 3-4 quả quất.
Cách chế biến:
Cho 1 muỗng cafe giấm và ít muối vào nồi nước luộc trứng gà. Giấm sẽ giúp hạn chế trứng bị nứt và muối giúp bạn dễ bóc vỏ trứng hơn. Luộc trong khoảng 6 phút 30 giây sẽ được trứng lòng đào, nếu thích chín hơn thì bạn hãy luộc trong khoảng 7-8 phút. Còn muốn trứng chín hoàn toàn thì hãy luộc trong 10 phút. Lưu ý khi ăn trứng kiểu lòng đào thì không nên dùng trứng vịt.
Sau khi luộc trứng xong thì vớt ra âu nước đá lạnh. Bóc vỏ trứng sau đó cắt hình miếng cau, rồi xếp xung quanh đĩa.
Làm hỗn hợp sốt: Bạn cho nước mắm, đường, nước cốt quất (hoặc dùng chanh), ớt bằm miếng nhỏ vào trộn đều lên.
Nấu sôi 150ml nước lọc rồi cho thịt xay vào nấu thêm tầm 10 phút. Khi thịt chín vớt ra cho vào tô hỗn hợp sốt, trộn đều lên. Ở bước này bạn có thể nêm nếm lại cho khẩu vị vừa đủ cay, chua ngọt dịu nhẹ, thả thêm rau mùi và mùi tàu cắt nhỏ vào. Sau đó cho lên đĩa trứng là hoàn thành.
Rau sống ăn kèm: Với bữa cơm này bạn có thể bổ sung thêm một đĩa rau sống với các loại rau như cải rocket, tía tô, rau diếp cá, xà lách, hẹ… để giúp cơ thể giải nhiệt trong tiết trời nắng nóng.
Chúc các bạn thành công và có bữa cơm ngon miệng bên gia đình!
Quán bún riêu tôm ngon nhất nhì ở miền Tây: Đắt khách nhưng chỉ bán 2 giờ
Được nhận xét là ngon nhất nhì xứ Tây Đô nhưng mỗi ngày quán bún riêu tôm của bà Nguyễn Thị Châu (52 t.uổi) chỉ bán trong 2 giờ với khoảng 200 tô.
Quán bún riêu tôm của bà Châu không biển hiệu, nằm nép mình trong con hẻm nhỏ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). Thấy chúng tôi vào, bà Châu nở nụ cười hiền, hỏi “con ăn gì?”. Tôi gọi một tô đúng điệu để xem món bún riêu tôm ở đây có gì đặc biệt mà mọi người đ.ánh giá là ngon nhất nhì xứ Tây Đô.
Tìm hiểu thêm: Cà pháo không chỉ được muối chua mà còn chế biến theo cách này rất đưa cơm
Quán bún riêu tôm của bà Châu luôn có nhiều khách đến ủng hộ THANH DUY
Thành công vì dám “làm liều”
Sắp xếp đầy đủ nguyên liệu vào tô, bà Châu khuấy nồi nước dùng nóng hổi trên bếp than hồng, rồi múc từng muỗng đổ vào tô. Thoáng chốc, bà bưng ra một tô bún nóng hổi, khói nghi ngút, thoảng hương thơm. Trong tô có thịt viên, huyết heo, chả lụa, chả tôm, cộng thêm phần bắt mắt của vài cọng quế, bắp chuối, rau muống, cà chua. Một tô như vậy có giá 25.000 đồng, vừa vặn một người ăn no cả bụng. Bởi món ăn chất lượng nên hầu hết thực khách đến đây đều thích thưởng thức “trọn vẹn” phần nước dùng thanh ngọt, đậm đà theo bí quyết riêng của quán.
Món ăn hấp dẫn, thú vị với phần chả tôm THANH DUY
Ngót nghét 12 năm, câu chuyện khởi nghiệp với món bún riêu tôm của bà Châu rất đúng với câu nói “nghề chọn mình”. Gia đình có 11 anh chị em, bà Châu là con út nên từ nhỏ được yêu quý, cưng chiều. Hầu hết việc nhà các anh chị đều giành làm thay, chuyện bếp núc cũng vậy nên bà không giỏi phần nấu nướng. Đến khi lập gia đình, về sống cùng nhà chồng bà mới biết chút kiến thức nấu ăn. Món bún riêu tôm là bà “làm liều”, bắt tay thực hiện khi chưa thử qua “mẫu” của ai bao giờ.
“Tôi quyết định làm theo công thức riêng vì sợ học hỏi ai đó sẽ bị rập khuôn, không thể vượt qua cái bóng của họ. Tự mày mò nên thất bại nhiều lắm, nhưng khi mình đặt toàn bộ tâm trí, hết lòng hết dạ với món ăn thì thấy không nản. Trải qua mấy tháng trời, kiên nhẫn thay đổi từng chút một thì món ăn mới được đón nhận”, bà Châu chia sẻ.
Ngoài khách ăn tại quán, còn có người đến mua mang về, các shipper ngồi đợi để đem giao hàng. Mới hơn 8 giờ sáng quán đã bán hết, nhiều vị khách kéo đến đành hẹn lại lần sau. Tuy đắt khách nhưng mỗi ngày bà Châu chỉ mở bán trong khoảng 2 giờ mỗi buổi (sáng từ 6 giờ, chiều từ 15 giờ 30).
Còn sức là còn giữ lửa nghề
Bà Châu tâm sự, nhờ khách yêu quý, ủng hộ mà gia đình mới có t.iền nuôi con, trang trải chi phí suốt những năm qua. Bà biết ơn, trân trọng khách như người thân trong gia đình. Bà không bán cả ngày, vì như thế món ăn sẽ không ngon.
Bà chỉ tự tin khi tự tay chuẩn bị nguyên liệu, xử lý xong là chế biến ngay để giữ sự tươi ngon. Dù khách đông hay thưa, bà đều chăm chút cho tô bún của mình. Đặc biệt, phần chả tôm của món ăn được xem là “át chủ bài” giữ chân khách. Chủ quán tính toán kỹ lưỡng mỗi buổi bán trong 2 giờ, trưng 2 xửng chả tôm là “đẹp”. Nguyên tắc của bà Châu là không làm sẵn chả tôm, để sử dụng cho cả ngày. Vì vậy, bán buổi sáng xong, bà Châu lại dành cả thời gian trưa chuẩn bị nồi bún mới cho buổi chiều. Vất vả, tốn công nhưng bà cảm thấy rất hài lòng, vui vẻ.
Bà Châu chăm chút cho mỗi tô bún THANH DUY
Có lẽ vì sự tâm huyết của bà mà mọi thứ trong quán đều được chuẩn bị tỉ mẩn, hầu hết khách đến ăn đều gật gù “ưng bụng”. Lúc đầu, một số khách chưa hiểu nên đặt biệt danh là quán “bà chảnh”. Nhưng khi biết lý do thì họ thông cảm, khen bà chủ bán có tâm. Từ quay lưng, nhiều người tranh thủ thức sớm hơn để đến quán. Thậm chí, từ tối đã có người nhắn tin để đặt trước, vì sợ khách hôm sau đến đông.
“Tình yêu nghề buộc mình phải bán đúng với lương tâm thì mới cảm thấy thoải mái. Tôi muốn mỗi tô bún mình bưng ra cho khách phải là một phiên bản tốt nhất mình có thể làm. Tôi không chạy theo lợi nhuận, lương tâm không cho phép làm điều đó”, bà Châu tâm sự.
Bà Châu chỉ tự tin khi tự tay chuẩn bị các loại nguyên liệu THANH DUY
Anh Nguyễn Văn Thoại (30 t.uổi, ngụ Q.Ninh Kiều) biết đến quán qua lời giới thiệu của một người bạn. Từ đó đến nay anh trở thành mối “ruột” của quán. Đ.ánh giá về chất lượng món ăn, anh cho điểm 8, nhưng cộng với sự thân thiện của bà chủ thì anh hào phóng cho luôn điểm 10. “Riêng cá nhân tôi, nói đây là quán bún riêu tôm ngon nhất nhì xứ Tây Đô cũng đúng. Ăn rồi một lần, tôi không có nhu cầu tìm quán bún riêu tôm nào khác, vì khẩu vị ở đây đã rất hài lòng. Hầu như cách 1 tuần là tôi lại ghé, thói quen cũng hơn 2 năm nay rồi”, anh Thoại chia sẻ.
Trong khi đó, chị Mai Thị Hồng Phượng (28 t.uổi, ngụ Q.Ninh Kiều) cũng thường ghé quán vì tính cách bà chủ quán dễ thương, chiều khách và buôn bán có tâm. Chị thường đến đây với gia đình vào buổi sáng thứ 5 và gọi tô bún đặc biệt với 2 miếng chả tôm. “Bún riêu ở đây rất đặc biệt, ăn rồi vài ngày là lại muốn ăn nữa. Đi những quán khác thì gia đình cứ thong dong, còn quán của cô Châu thì phải tranh thủ kẻo hết. Khác biệt nhưng ngược lại được thưởng thức tô bún ngon, tôi cảm nhận được cô dành tình cảm rất nhiều vào đó”, chị Phượng nói.
>>>>>Xem thêm: Cây này thường bị nhầm là rau ngót, canxi gấp 4 lần sữa, nấu món gì cũng ngon và bổ
Quán nằm yên bình trong một con hẻm nhỏ THANH DUY
Đối với bà Châu, quán bún riêu tôm này là tâm huyết, là niềm vui mỗi ngày của t.uổi già. Do đó, dù cực nhọc vì 1 giờ sáng đã thức để chuẩn bị nhưng bà quyết tâm còn sức là còn lao động, còn giữ lửa nghề để mang đến những phần ăn ưng ý cho những vị khách yêu thương.