Những thức quà dân dã trong các chợ quê miền Tây luôn để lại dấu ấn khó quên trong hành trình khám phá vùng sông nước. Tại đây, bạn có thể tìm được các món ăn cho bữa sáng với giá cả phải chăng.
Thức quà quê trong các phiên chợ sáng miền Tây
Bánh bột lọc trần
Ảnh: @cookingwithmamamui.
Nhắc đến thức quà dân dã miền Tây trong các phiên chợ sáng, không thể bỏ qua món bánh bột lọc trần, một trong những món làm ngây ngất lòng dân quê vào mỗi sáng sớm. Bánh được làm từ bột sắn nhào với nước rồi cán mỏng. Phần nhân là tép trấu đã rim với nước mắm, tiêu, hành, đường, ớt. Bánh chín khi bột trong đều, người làm sẽ chần qua nước lạnh và xóc với dầu phi hành lá để bánh không bị dính. Để ăn với món bánh này thì nhất định phải có nước mắm chua ngọt.
Bánh da lợn
Ảnh: @hoa_tramvt.
Tiếp đến là món bánh da lợn, bánh mềm dẻo ăn vào rất thích và ngon miệng. Bánh được làm thành nhiều lớp từ bột năng, bột nếp, đường, nước cốt dừa, đậu xanh nấu chín tán nhuyễn. Tùy sở thích mà người bán cho thêm hương liệu để chiếc bánh có nhiều màu sắc như nâu của chocolate, xanh của lá dứa, tím của lá cẩm. Bánh thường được bày bán ở chợ như một món ăn sáng quen thuộc của người dân miền Tây và cũng được xem như một thức quà miền quê ai ai cũng phát thèm khi nhắc đến.
Ảnh: @thuong1787.
Xôi bắp
Xôi bắp hay còn được gọi là bắp hầm, nấu từ nếp, bắp hạt và nước dừa tươi đến khi có độ nhão nhất định. Hạt bắp chín mềm, bong vỏ, nở đều được gói trong lá chuối, bên trên là muối mè, dừa nạo, đậu phộng. Người bán gói xôi bằng lá chuối thành hình vuông, hình chữ nhật đẹp mắt, kèm chiếc muỗng làm từ thân tàu dừa chẻ mỏng, cắt miếng dài. Một gói xôi bắp mềm thơm, ăn cùng với muối đường đậu phộng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng bắt miệng và trở thành một thức quà t.uổi thơ của rất nhiều người con miền Tây sông nước.
Ảnh: @vietnamese.foody.
Ảnh: @_lets.talk.boba_.
Bánh tằm bì
Ảnh minh họa: @co2_kitchen.
Sợi bánh tằm được làm từ bột gạo nắn tròn, dài, đem hấp mềm, có người cho thêm đường mía để bánh có chút vị ngọt. Để ăn kèm với sợi bánh tằm là xíu mại làm từ củ sắn, thịt heo xá xíu cắt mỏng, bì heo, dưa chua bóp ráo và rau thơm, giá sống. Khi ăn, thực khách có thể rưới nước xốt xíu mại mằn mặn và đậu phộng rang vàng phủ lên trên, thêm phần nước cốt dừa nấu chín trộn cho có vị béo ngậy. Hương vị beo béo của nước dừa hòa vào những sợi bánh khiến ai ăn vào cũng cảm thấy luyến tiếc hương vị đặc biệt này.
Ảnh: Vnexpress.
Bánh lá mơ
Ảnh: @nicookingneating.
Bánh lá mơ làm từ bột gạo nếp nhồi với lá mơ xay nhuyễn, thêm đường, muối… Bột được nắn dẹt, dính vào chiếc lá mít hoặc lá chuối. Bánh lá mơ hấp chín có màu đen nhạt, dài và mỏng. Với những người không quen với mùi thơm của lá mơ sẽ rất khó để ăn nhưng một khi quen rồi thì đây chính là một món ăn khiến bạn phát nghiện. Bánh lá mơ thường được ăn kèm với nước cốt dừa béo béo sền sệt có chút vị mặn và hương thơm đến từ mỡ hành.
Ảnh: @vie.truong.
Khoai
Ảnh minh họa: Khoai lang luộc.
Khoai từ lâu đã trở thành một món ăn vặt dành cho mọi lứa t.uổi. Đặc biệt người miền Tây thường chọn ăn khoai vào sáng sớm để thay cho món ăn sáng. Có nhiều loại khoai cho bữa ăn sáng như khoai mì, khoai lang, khoai từ luộc,… mỗi loại sẽ có một hương vị khác nhau. Khoai dù luộc hay nướng thì vẫn giữ được độ dẻo, bên trong mềm nóng hổi, cắn vào vừa ấm bụng lại có thể giúp bạn no bụng trong một ngày.
Khoai mì với dừa nạo nhuyễn. Ảnh: Vnexpress.
Bánh ít
Ảnh: @athomewithnin.
Với người dân miền Tây không còn quá xa lạ với món bánh ít, bánh được làm từ bột nếp nhào dẻo với nước lọc sau đó bọc nhân đậu xanh hay dừa. Người thợ gói bánh thành hình tháp bằng lá chuối rồi đem hấp cách thủy. Bánh mềm nóng hổi, thơm đậm hương lá chuối, vị ngọt vừa phải và phần nhân không quá béo. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dai từ da bánh, bên trong nhân đậu xanh ngọt thơm lan tỏa khiến ai ăn vào cũng phát nghiện trước món ăn này.
Bánh ít nhân dừa.
Ảnh minh họa.
Nhớ lắm hương vị bánh bò rễ tre!
Người miền Tây, hẳn ai cũng sẽ thuộc nằm lòng từ khi còn t.uổi thơ bài đồng dao: “Bà ba bả bán bánh bò bông bả bị bót bắt bả bị bí ba bảy bửa…” rồi cùng cười ngặt nghẽo.
Rồi cứ mỗi buổi sáng, những chiếc ghe chèo len lỏi vào kênh rạch rao vang tiếng người bán bánh: Ai ăn bánh bò nước cốt dừa hôn!
Rồi cứ mỗi buổi sáng, những chiếc ghe chèo len lỏi vào kênh rạch rao vang tiếng người bán bánh: Ai ăn bánh bò nước cốt dừa hôn!
Nghe lời rao sao mà da diết! Ai đã từng một lần ăn miếng bánh bò rễ tre chấm nước cốt dừa béo ngậy như quyến luyến mãi hình bóng quê nhà. Từ thực tế điền dã, chúng tôi nhận thấy người lao động miệt Hậu Giang – Cà Mau làm bánh bò rễ tre phổ biến hơn cả.
Để làm bánh, người ta chọn gạo ngon đem ngâm trong nước lạnh. Mua thêm ít viên men cơm rượu bán ngoài chợ. Loại men này làm từ bột trộn các vị thuốc bắc.
Khi gạo mềm, tẻ lại nước cho sạch, đ.âm men cho nhuyễn rồi trộn vào gạo và xay thật nhuyễn. Bột xay xong được bồng lại, dằn cho khô.
Sau đó đem bột nhồi với ít nước lạnh hoặc nước dừa tươi. Xong, ủ bột trong bồng vải chừng vài giờ. Khi bột ngấm và lên men, người ta chọn đường thốt nốt, đường thẻ đem thắng loãng rồi để nguội. Cho bột vào vịm sành, chan nước đường vào, khuấy bột cho đều, để thêm một thời gian nữa, khi thấy những bọt khí nổi lên là bột đã dậy.
Lúc bấy giờ, tùy theo điều kiện của nhà, có khi người ta cho bột vào thao nhỏ, đổ bột vào khuôn hoặc những cái chén ăn cơm cũng được, miễn sao cho bột chừng hai phần dung tích để chừa khoảng trống cho nó nổi lên, trước đó người thoa một ít dầu hoặc mỡ để bánh chín không dính, dễ lấy ra.
Theo kinh nghiệp người dân quê hay lấy xoong lớn chế nước vào rồi úp ngược chiếc rế nhắc nồi bằng tre lại, sắp các chén, khuôn đã đổ bột vào hấp. Khi hấp nhớ thỉnh thoảng dở nấp xoong ra để sả hơi nước đọng, nếu không nước rớt trở lại mặt bánh sẽ nhũn, ăn không ra gì cả. Lửa lớn, hơi bốc lên sẽ làm cho bánh chín. Người ta lấy thanh tre lèn vào để lấy bánh ra, thoa thêm mỡ heo hoặc dầu dừa cho bánh thêm bóng thêm đẹp. Để bánh nguội, là có thể ăn được. Bột nổi tạo cho bánh những rẽ dọc chi chít giống … rễ tre vì thế dân gian gọi luôn là bánh bò rễ tre.
Cầu kỳ hơn, người ta nạo dừa khô vắt nước cốt rồi đem thắng. Thêm chút đậu phộng rang, đ.âm nhuyễn rắc lên. Đĩa bánh bò nước cốt dừa đảm bảo đủ hai vị ngọt và béo, vốn là những thứ mà người miền Tây Nam bộ đều rất ưa thích.
Đồng bào Khmer vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, đặc biệt là Châu Đốc (An Giang) còn làm thức bánh bò rễ tre bằng đường thốt nốt vàng tươi, với mùi thơm đặc trưng khó lẫn lộn.