Không riêng Đà Lạt có bánh căn nhưng nhắc đến bánh căn, tôi lại nghĩ về Đà Lạt.
Bạn đang đọc: Thương nhớ bánh căn Đà Lạt
Ở TP HCM nắng cháy lại nhớ da diết cái se lạnh của phố núi Đà Lạt. Mơ màng tưởng tượng mình đang ngồi hơ tay bên bếp than ấm nồng giữa chợ đêm, hít hà mùi khoai lang nướng thơm lừng và nghe bắp nướng nổ lốp bốp. Rồi bỗng dưng thèm đến nao lòng món bánh căn nóng giòn.
Nhắn tin, bạn bảo qua quận Bình Thạnh, bạn dẫn đi ăn. Quán nhỏ xíu, nằm trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng. Gọi là quán, thật ra là nhà. Bếp kê sát cửa ra vào, bộ ghế sofa trở thành bàn ăn, kê thêm vài bộ bàn con con cạnh tường và trước nhà. Vậy mà quán tấp nập người ăn, phải đứng đợi mới tới lượt. Chọn chỗ ngồi cạnh lò than hồng, ngắm người bán thoăn thoắt đổ bột vào những ô tròn trên khuôn đất nung, rưới chút trứng cút hoặc trứng gà và thêm chút thịt băm, tôm, ngỡ mình đang lạc giữa một con dốc ở Đà Lạt. Ở đó có dăm chiếc ghế con quây quần dưới tán cây bơ đầy thơ mộng ở quán nhỏ trên đường Tăng Bạt Hổ, là quán Lệ nằm khuất nơi hẻm nhỏ trên đường Yersin luôn nghi ngút khói, là quán ở đường Nhà Chung nhộn nhịp khách ngồi đợi…
Từng chiếc bánh nhỏ nhắn tròn xoe hơi sém cạnh được xếp đẹp mắt trên chiếc mẹt nhỏ, đến tay người ăn khi còn nghi ngút khói. Tùy theo phần nhân, trên nền trắng của bột có thể nổi bật màu vàng của trứng hay màu xám của thịt băm hoặc màu đỏ của tôm. Gắp chiếc bánh nóng hổi chấm ngập vào chén nước chấm chua ngọt, cảm giác vị bùi bùi của bột gạo, vị béo béo của trứng, vị ngọt dịu của tôm hoặc thịt tan nhẹ nơi đầu lưỡi.
Gọi ước chừng sức ăn của 3 người nhưng nhâm nhi xong vẫn chưa thỏa cơn thèm, chúng tôi liền gọi thêm. Đáp lại sự hứng khởi của những thực khách đang say “mồi” là cái lắc đầu từ chối của người bán với lý do khách đông, phải chờ hơn một tiếng. Trước vẻ mặt tiu nghỉu của khách, chủ quán bật cười, chia sẻ bánh căn phải được đúc và ăn liền mới bảo đảm hương vị, không bị chai bột.
Chúng tôi rời quán trong sự tiếc nuối xen lẫn thương nhớ. Thương cái tâm người bán muốn giữ tròn vị bánh dân dã, nhớ dư vị quê hương căng tràn trong từng món ăn…
5 món ăn sáng Đà Lạt ngon và hấp dẫn “nhất định phải thử”
Giống như tên gọi, bánh mì xíu mại chỉ đơn giản là một chén súp ăn cùng với bánh mì nóng, thơm và giòn. Trong chén súp đầy ụ xíu mại, chả giò, da heo, 1 chút váng mỡ và rất nhiều hành.
1. Bánh mì xíu mại
Món quà sáng gây thương nhớ bởi hương vị đậm đà (Ảnh: vincelee8711)
Bẻ một miếng bánh mì nhỏ, chấm vào nước súp, chờ bánh ngậm đủ nước từ tốn cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của xương, mùi thơm của gia vị, đặc biệt là cái cay nồng của ớt được người bán cho hẳn vào nước dùng trước khi đưa ra cho khách, cùng hương thơm nhẹ của hành lá khiến không khí se lạnh buổi sáng của Đà Lạt dường như ấm áp hơn.
Điểm cộng cho món ăn này là giá cực mềm, chỉ từ 5.000 – 10.000 một bát (Ảnh: kim_trang_kem)
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ bánh mì xíu mại ngon ở đây:
Bánh mì xíu mại (10 Yersin, tp Đà Lạt)Cô Sương – bánh mì xíu mại (14 Ấp Ánh Sáng, P.1, tp Đà Lạt)Hà – Bánh mì xíu mại ( 157 đường 3 tháng 2, tp Đà Lạt)
2. Bánh căn
Bánh căn là món ăn sáng dân dã quen thuộc của người Đà Lạt. Đi bộ qua những con phố nhỏ buổi sáng sớm, bạn sẽ bắt gặp hàng bánh căn bên vỉa hè với cô chủ quán tay thoăn thoắt đổ bột vào khuôn, xung quanh đông đúc thực khách ngồi chờ đến lượt phục vụ.
Du khách thích bánh căn không chỉ vì nó ngon mà là còn vì thích cảm giác “hóng bánh” (Ảnh: maryderoux)
Thưởng thức bánh căn đúng kiểu Đà Lạt, ngoài chén nước mắc với thật nhiều mỡ hành ra còn có thêm vào viên xíu mại. Nhân bánh căn rất đa dạng, từ trứng gà, trứng cút cho đến thịt băm, mực tôm. Khi ăn, bạn nên nhúng cả miếng bánh nóng hổi vào chén mắm và cho vào miệng đẻ cảm nhận vị ngọt của bánh, vị béo của mỡ hành cùng với vị cay của ớt.
Giá một cái bánh căn chỉ khoảng 5.000 đồng (Ảnh: vii.vi)
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ bán bánh căn ngon ở đây:
Quán bánh căn bình dân (Đối diện 62 Phan Đình Phùng, tp. Đà Lạt)Quán bánh căn 22 (Tăng Bạt Hổ – 22 Tăng Bạt Hổ, P. 1, tp. Đà Lạt)Quán bánh căn 4 (Tăng Bạt Hổ- 4 Tăng Bạt Hổ, tp. Đà Lạt)
3. Bánh ướt lòng gà
Món bánh ướt lòng gà Đà Lạt có thể xem là đặc sản của phố núi bởi sự độc đáo và lạ lẫm từ tên gọi đến hương vị của nó. Món này không ăn với chả, nem hay bánh tôm như thường thấy ở nhiều nơi mà được ăn kèm với thịt và lòng gà.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu nước sâm mía lau thơm ngon thanh mát tại nhà
lòng gà và thịt gà dùng kèm với bánh ướt được chuẩn bị rất kỹ (Ảnh: edogawaconan93)
Khi dùng, người ta dùng đĩa sâu lòng hoặc loại tô nông, cho bánh ướt nóng mới tráng vào, thêm một ít rau thơm, ớt thái lát rồi cho lòng gà chín và thịt gà lên trên rồi rắc thêm một chút tiêu. Kèm theo đĩa hoặc tô bánh ướt lòng gà là một chén nước mắm pha vừa ăn có một chút tỏi, cay, ngọt dịu nhưng đậm vị. Vị dẻo thơm và rất mới của bánh ướt nóng mới tráng, chút béo ngậy của lòng gà và ngọt ngay của thịt gà vườn rất chắc, quyện trong vị nước chấm đậm đà, cay vừa phải thêm một chút nồng của ớt lẫn rau thơm khiến món bánh ướt ngon đến lạ lùng.
Một suất bánh ướt lòng gà có giá từ 25.000 – 35.000 đồng (Ảnh: trinhthuyduong1211)
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ bán bánh căn ngon ở đây:
Bánh ướt lòng gà (Trương Công Định, tp Đà Lạt)Quán Trang (15F Tăng Bạt Hổ, tp Đà Lạt)Quán Long (Hẻm 202, lô A16 KQH Phan Đình Phùng, P.2, tp Đà Lạt)
4. Bánh bột lọc
Tuy là một món ăn dành cho bữa xế chiều nhưng người Đà Lạt vẫn thích thưởng thức vào bữa sáng. Vỏ bánh làm từ bột năng, nhân bánh gồm nhân mặn là thịt ba chỉ và tôm rim, còn nhân ngọt là đậu xanh, bánh được gói trong lá.
Bánh bột lọc cũng được bán phổ biến ở những con phố nhỏ, đông người (Ảnh: sưu tầm)
Khi được hấp chín nhưng vỏ bánh vẫn giữ được độ dai dẻo, phần nhân đậm đà, ăn kèm với nước mắm pha ớt cay nồng sẽ khiến bạn xuýt xoa giữa trời lạnh.
Một suất bánh khoảng 20.000 – 44.000 đồng (Ảnh: sưu tầm)
Bạn có thể tham khảo vài địa chỉ bánh bột lọc ngon ở đây:
Bánh bèo số 4 bà Hường ( 402 Phan Đình Phùng, P.2, tp Đà Lạt)Chợ Đà LạtBánh beo vỉa hè ( Tăng Bạt Hổ, tp Đà Lạt)
5.Mì Quảng
Mì Quảng phiên bản của Đà Lạt có phong cách rất riêng với sợi mì vàng óng, miếng thịt sườn hoặc cốt lết thấm màu hạt điều chan với nước dùng màu đỏ cam hấp dẫn, Bên trên tô được rắc thêm đậu phộng, vài miếng bánh tráng vừng nướng giòn. Ngoài ra bạn có thể gọi thêm trứng cút, tôm tươi hay miếng giò nạc.
Màu sắc của tô mi Quảng Đà Lạt rất bắt mắt (Ảnh: chithuc)
Màu sắc và hương vị đậm đà trong tô mì Quảng nghi ngút khói vừa kích thích thị giác vừa tấn công vị giác khiến bạn chỉ muốn thưởng thức ngay và luôn. Bạn cũng đừng quên bỏ thêm rau xà lách bào, vừa tăng độ giòn cho món mì, vừa ăn không bị ngấy.
>>>>>Xem thêm: Mê mẩn với cách nấu chè xoài Singapore siêu ngon này
Một bát mì Quảng có giá dao động từ 20.000 – 30.000 đồng (Ảnh: Hachiechie)
Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ nì Quảng ngon ở đây:
Mì Quảng vỉa hè ( đường Nhà Chung, tp Đà Lạt)Mì Quảng (Bà Triệu – Nguyễn Văn Cừ, tp Đà Lạt)Mì Quảng O Xí ( lô a29, đường Mạc Đĩnh Chi, tp Đà Lạt)
Vậy còn chần chừ gì nữa, khoác balo lên và đến thăm ngay nhà thờ độc đáo này nhé. Đến Đà Lạt đừng quên đặt khách sạn qua VNTRIP.VN để được nhiều ưu đãi nhé!
Theo Vuongsen.