Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Về miền Tây ngoài thưởng thức vị chua của trái bần, du khách còn được nếm vị chua chua chát chát đến từ trái cà na mùa nước nổi hay còn gọi là trái trám trắng, kí ức một thời của rất nhiều người dân nơi đây.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Cà na mùa nước nổi tại miền Tây còn có tên gọi khác là cây trám trắng. Trái cà na có hình thoi, màu vàng xanh nhạt, hạt cứng, 2 đầu trái nhọn, thường cà na trổ bông vào khoảng tháng 6-7 âm lịch và kết trái vào khoảng tháng 9-10. Khi còn non, cà na có màu xanh mướt và ngả về vàng nhạt khi đạt đến độ chín. Mùa lũ về, người dân miền Tây lại cùng nhau thu hoạch cà na để chế biến thành nhiều món cực kì hấp dẫn. Người ta dùng thanh tre dài, rung lắc cho chúng rơi xuống rồi nhặt về rửa sạch.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Thu hoạch cà na. Ảnh: Nguyễn Tấn Đạt/Vnexpress.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây
Đối với những ai thích ăn chua, cà na chấm muối ớt luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Chỉ cần đ.ập hơi dập quả rồi chấm cùng muối ớt, vị chua chát cùng vị cay the chực trào cũng làm người ta say mê. Lấy một trái cà na chấm muối ớt cay cho vào miệng, chậm rãi thưởng thức hương vị chua thanh và mằn mặn hòa quyện vào nhau thì không gì tuyệt vời bằng.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Cà na đ.ập dập.

Với nhiều người không ăn được chua thì có thể làm cà na ngâm chua ngọt. Cà na khi ngâm chua ngọt, thịt sẽ mềm hơn, giảm được độ chua, ăn vào sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt, có thể chấm thêm một ít muối ớt cho ngon miệng hơn.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Cà na ngâm.

Với những tín đồ hảo ngọt, không thể bỏ qua món cà na ngào, những trái cà na được ngào với đường sẽ có một màu đỏ vàng bên ngoài trông như kẹo hồ lô, ăn vào không cảm giác được vị chua chát mà lại vô cùng thơm và ngọt, khiến ai ăn hoài ăn mãi vẫn phải phát nghiện với món ăn này.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây

Cà na ngào đường.

Có thể thấy cà na có rất nhiều cách chế biến, mỗi món có vị riêng dễ gây nghiện cho những ai đã thưởng thức qua và đây cũng là món ăn thú vị cho những tín đồ ăn vặt. Tuy không cầu kì về hình thức, nhưng cà na đã trở thành món ăn dân dã của miền Tây tạo ấn tượng khó phai trong lòng thực khách.

Miền Tây không chỉ có trái cây nổi tiếng từ nhà vườn mà còn có nhiều loại ngon lành, không trồng vẫn hái

Trái bần, bình bát hay cà na vốn là những loại trái dân dã của vùng miền Tây sông nước. Nhưng chính những thức trái này lại góp phần tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ của người con miền Tây xa quê hay du khách ghé thăm nơi đây.

Đặt chân đến với miền Tây sẽ thấy rất nhiều điều thú vị mà bạn chẳng bao giờ có thể tìm thấy ở những nơi khác. Những loại trái “rặt” miền Tây cũng là một trong số đó. Thứ khiến du khách phương xa cảm thấy lạ lẫm nhưng lại vô cùng thích thú khi thử qua và sẽ lưu luyến mãi rồi tìm cách mua về bằng được. Chỉ là những loại cây trái dân dã mọc dài mọc dại cũng có thể tạo nên nhiều câu chuyện thú vị của t.uổi thơ mỗi người con miền Tây.

Trái cà na

Cà na từng là loại cây hoang dại với giá trị kinh tế không cao nhưng cho trái rất nhiều, nhìn trái xếp lớp trên cành sai trĩu có vẻ giống với cây táo xanh của miền Bắc mỗi lần vào ngay vụ. Trái cà na sống vừa chua vừa chát rất khó để ăn nhưng khi chín sẽ rất thơm và chỉ cần ngửi thấy sẽ dậy cơn thèm, tìm ngay chén muối ớt đ.âm rồi xử sạch.à

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây
Trái cây miệt vườn miền Tây- cà na. Ảnh minh họa: IT

Tuy nhiên ở miền Tây sẽ thường chế biến cà na sống để dễ bảo quản và ăn được lâu hơn với rất nhiều cách chế biến như cà na đ.ập giập trộn muối ớt hay cà na ngào đường, cà na ngâm đường,… Dù có làm kiểu gì cũng không qua nổi vị giác của những người con miền phù sa.

Trái bình bát

Cho đến giờ trái bình bát vẫn là loại cây mọc dại ở các bờ kênh bờ mương nhưng sẽ ít khi nhìn thấy trái chín, vì trái chưa kịp chín đám nhóc đã canh me bẻ hết rồi. Trái bình bát có hình tim, khi chín sẽ có màu vàng và mùi hương rất thơm.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây
Trái bình bát ven sông đầy hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT

Trái bình bát có nhiều múi giống như mãng cầu nên có người hay gọi mãng cầu rừng. Khi chín sẽ thường đ.ánh đá đường hoặc có thêm chút sữa cho vị béo ngậy hơn. Mỗi khi trời nắng có được tô bình bát đ.ánh đá đường là hết sảy.

Trái bần

Lại một đặc trưng miền Tây, cây mọc ven bờ nước và miệt Cà Mau Bạc Liêu hay kêu trái “bằn” theo ngữ điệu địa phương một cách thật thà dân dã.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây
Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm. Ảnh minh họa: IT

Trái bần đặc trưng có màu xanh, hình tròn, dẹt, vị chua và chát nhẹ, bần có nhiều dòng khác nhau như bần ổi, bần chua, bần dĩa nhưng loại nào cũng không qua được… dĩa muối ớt đ.âm vừa mặn vừa nồng. Cắn miếng bần chấm muối ớt đủ vị chua cay mặn chát sẽ thấy cả bầu trời t.uổi thơ, nhớ cả nồi canh chua trái bần của mẹ.

Trái thanh trà

Điểm tô thêm cho sự đa dang của trái cây miền quê sông nước còn có mặt trái thanh trà, mỗi lần vào vụ đi dọc đường sẽ thấy từng chùm từng chùm cột đầy đặn được bày bán. Có những người nơi khác tới không biết, nhìn từ xa nghĩ giống chùm trái tắc mùa Tết của người miền Bắc vậy, chín vàng đẹp mắt.

Thưởng thức cà na mùa nước nổi miền Tây
Thanh trà chấm muối ớt thôi cũng làm người ta thòm thèm. Ảnh minh họa: IT

Trái thanh trà cứ để vậy lột vỏ chấm muối ớt cũng ngon hoặc cầu kỳ hơn chút sẽ xay chung với đường và đá sẽ có ngay món giải nhiệt tuyệt vời ngày hè.

Mới chỉ một vài loại cây trái dân dã miền quê nhưng đủ làm say mê du khách và còn gợi nỗi nhớ quê da diết của bao người con xa xứ, mỗi khi vô tình thấy được là vui như thấy quê nhà trước mắt vậy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *