Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Sáng tạo món ăn là bộ môn nghệ thuật độc đáo. Đến Laairai, thực khách được thưởng thức dư vị ẩm thực mới lạ, kết hợp hương vị miền Trung Việt Nam và kỹ thuật nấu ăn Đông Á.

Bạn đang đọc: Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Nằm trong con hẻm nhỏ của trung tâm quận 1, TP.HCM, Laarai được thiết kế với ý tưởng chiếc “hộp đen” ấn tượng. Quánlà sự kết hợp hài hòa của triết lý thiết kế tối giản mang đậm dấu ấn vùng Đông Á và hơi thở của một Việt Nam hiện đại.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Bước chân qua cánh cửa, thực khách có thể cảm nhận được không khí ấm cúng, thân mật và riêng tư mà Laairai gửi gắm vào không gian. Laairai ra đời với mong muốn mang đến cho giới sành ăn không gian đậm chất phố thị hiện đại, nơi mọi người có thể dễ dàng cảm nhận một TP.HCM đương đại, rộng mở nhưng vẫn gần gũi.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Với thiết kế bếp mở, thực khách không khỏi bất ngờ trước những màn “nghịch lửa” từ vị đầu bếp với hơn 10 năm kinh nghiệm của Laairai.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Quán không chỉ có thiết kế không gian mang tính “níu kéo” thực khách, mà còn đem đến nhiều bất ngờ qua phong vị của từng món ăn kết hợp hài hoà. Bám sát tinh thần Việt Nam, các món ăn tại đây được “cách tân” trong chế biến và bài trí, mang đến hương vị thanh tao, nhẹ nhàng và không đậm gia vị.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Hầu hết món ăn tại Laairai là sự kết hợp khéo léo hương vị miền Trung Việt Nam và kỹ thuật nấu ăn Đông Á. Vì thế khi dừng chân tại Laairai, thực khách sẽ nhận ra hương vị vừa lạ vừa quen của các món ăn do đầu bếp Nguyễn Ngọc Danh chế biến. Đầu bếp sử dụng những nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, dùng nhiều rau củ và thổi làn gió mới vào hương vị của chúng để biến những nguyên liệu này thành tác phẩm nghệ thuật, đem đến cho thực khách hành trình trải nghiệm khó quên.

Tìm hiểu thêm: Bánh ướt cuốn tôm chua- nét đặc trưng của ẩm thực xứ Huế

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Thơm ngon đẹp mắt vẫn chưa đủ, món ăn còn phải mang đến những dư vị đầy cảm xúc cho người thưởng thức. Đầu bếp Nguyễn Ngọc Danh chia sẻ: “Sáng tạo đến từ đầu óc, nghệ thuật đến từ đôi tay, nhưng muốn nấu ăn ngon phải đến từ trái tim. Vì thế để ra đời món ăn vừa lòng thực khách, tôi chọn nấu ăn bằng cả đầu óc, đôi tay và trái tim”.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Đến với Laarai, thực khách không thể bỏ qua 3 món ăn nổi bật của quán gồm cua lột chiên giòn, mì trà nghêu xào tôm càng bơ tỏi và mì trộn gà nướng lá chanh. Mỗi món ăn đều là sự sáng tạo tinh tuý của đầu bếp, trải nghiệm ẩm thực càng trọn vẹn hơn khi thưởng thức cùng các loại cocktail được làm từ những nguyên liệu và rượu đặc trưng vùng miền của Việt Nam.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

Dù mới ra mắt trong thời gian ngắn, Laairai dần trở thành một trong những điểm đến độc đáo tại trung tâm thành phố. Nơi đây toát lên sự riêng tư, ấm cúng phù hợp tiếp khách giờ trưa, đồng thời đủ thân mật để họp mặt bạn bè, cùng nhau thưởng thức những món ăn khó quên bên ly cocktail lạ miệng khi phố lên đèn.

“Cân cả thế giới đồ ăn” với nước mắm tỏi ớt chua cay, nếm thích mê

Dưới đây là công thức nước mắm tỏi ớt chua cay của mẹ đảm Bùi Thủy đến từ Hà Nội, chia sẻ trong một diễn đàn ẩm thực. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nước mắm là gia vị truyền thống quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cơm của gia đình Việt. Mỗi vùng miền thường có cách làm, cách chế biến nước mắm theo nhiều hương vị khác nhau, đem đến đến sự đậm đà trong các món ăn.

Và mới đây, chị Bùi Thủy- một “tín đồ” ẩm thực Việt đã chia sẻ đến hội chị em công thức nước mắm tỏi ớt chua ngọt, mang đặc trưng miền Nam rất hấp dẫn. Nếu bạn chưa từng nếm thử, hãy tham khảo và đổi khẩu vị theo công thức mà chị Thủy gợi ý dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

– Nước mắm: 1 bát/1 cup (250ml). Nên chọn nước mắm nhạt, tầm 27- 30 độ đạm.

– Đường: 1 bát/1 cup (250ml)

– Nước: 2 bát/2 cup (500ml)- 1-2 thìa cà phê muối

– 1 quả dứa (hay còn gọi là thơm). Dứa nên chọn quả hơi chín, vỏ còn xanh và hơi vàng, bỏ vỏ, cắt khoanh tròn.- 1-2 khoanh nhỏ mía lau (có thể có hoặc không)

– Giấm hoặc nước cốt chanh: 3 thìa canh (45ml)

– Tỏi, ớt bỏ hạt băm nhỏ.

Xắn tay áo thực hiện thôi nào!

Bước 1: Cho nước vào trước đun sôi. Tiếp đó, cho cho đường vào khuấy tan. Cuối cùng, cho nước mắm và dứa (quả thơm), mía lau vào đun sôi, hạ nhỏ lửa liu riu. Thêm chút muối để giữ độ bền (để được lâu) cho nước sốt. Bạn có thể cho giấm vào luôn lúc này. Tùy mục đích sử dụng, nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể nấu theo 2 loại:

Loại 1: Nước mắm chua ngọt dùng cho cơm tấm Sài Gòn, nem rán, chả ram tôm đất, hành cuốn tôm thịt, cá rán…, bạn cứ đun sôi với lửa nhỏ cho tới khi vơi bớt 1/2 lượng nước trong nồi. Để nguội hẳn, nước sốt sẽ sánh hơn, vớt bã dứa (thơm) và mía ra.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai
Bát nước mắm sánh thơm mùi dưa, chua chua, ngọt ngọt (Ảnh: Bùi Thủy)

Loại 2: Nước mắm chua ngọt dùng chấm bún chả, bánh cuốn, phở cuốn thì bạn chỉ cần đun 5-6 phút. Tắt bếp, để nguội rồi cho tỏi, ớt băm nhỏ vào. Với cả 2 loại nước chấm trên, nếu chưa cho giấm ở bước đun sôi thì lúc này mới cho nước cốt chanh vào khuấy đều.

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai
Nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể dùng với rất nhiều món chấm khác nhau (Ảnh: Bùi Thủy)

Thưởng thức hương vị ẩm thực Việt mới mẻ tại Laairai

>>>>>Xem thêm: Dọc đường ăn dặm: Bánh căn Đà Lạt ngon trứ danh và thiên đường dâu đang chờ bạn!


Nếu không muốn quá ngọt, bạn có thể điều chỉnh gia vị tùy sở thích (Ảnh; Bùi Thủy)

Theo chị Thủy, nước mắm tỏi ớt chua ngọt có thể bảo quản được 1 tháng, dù ở điều kiện bên ngoài hay trong tủ lạnh. Càng để lâu càng sánh, thơm mùi dứa, tỏi ớt vẫn nổi. “Đặc biệt mùi dứa thoang thoảng, nhiều lúc tan tầm về muộn, chỉ cơm trắng và bát nước mắm, chút rau luộc là xong bữa”, mẹ đảm cho tâm sự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *