Nhìn cả nồi tiết tươi đỏ lòm – nguyên liệu chính của món tiết canh – nhiều vị khách nước ngoài sẽ không giấu nổi sự hãi hùng. Thế nên nhiếp ảnh gia Dominic Blewett đã ví món này như món “canh m.áu”.
Bạn đang đọc: Tiết canh Việt dưới ống kính nhiếp ảnh gia Đức
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏi đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.
Cách chế biến món ăn như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt từ Bắc xuống Nam nhưng chưa từng thấy trong ẩm thực của một nơi nào khác trên thế giới. Do cách chế biến kỳ lạ cũng như hình thức rất… đáng sợ của “canh m.áu” mà món ăn này đã được liệt vào danh sách những món ăn rùng rợn nhất trên thế giới.
Trong thời gian sinh sống ở Hà Nội, nhiếp ảnh gia tự do người Đức Dominic Blewett đã không bỏ lỡ cơ hội thực hiện những bức ảnh ấn tượng về món tiết canhViệt Nam.
Tiết canh rất thịnh hành ở Việt Nam, nhưng lại được liệt vào danh sách những món ăn “ghê rợn” nhất trên thế giới.
Nhìn cả nồi tiết tươi đỏ lòm – nguyên liệu chính của món tiết canh – nhiều vị khách nước ngoài sẽ không giấu nổi sự hãi hùng.
Tiết tươi được rưới trực tiếp tiết lên bề mặt nguyên liệu đã sắp sẵn trong bát, gồm có thịt, xương sụn động vật luộc chín băm nhuyễn.
Thông thường, trước khi rưới lên nguyên liệu, tiết phải được hãm cho khỏi đông bằng dung dịch hãm. Dung dịch này có thể là nước mắm pha loãng hoặc nước muối nhạt.
Tìm hiểu thêm: Món quê da diết
Ít lâu sau khi đổ vào bát, tiết trở nên đặc quánh nhưng bẫn có màu đỏ tươi. “Phụ kiện” không thể thiếu của tiết canh là các loại rau sống.
Khi ăn thực khách sẽ rắc lạc và vắt chanh lên trên bát tiết canh của mình với một lượng phù hợp với khẩu vị.
Có hai loại tiết canh phổ biến nhất là tiết canh lợn và tiết canh vịt. Ngoài ra cũng có cả tiết canh ngan, dê, rắn, thậm chí là tiết canh cua, tôm hùm.
Theo Đất Việt
Tiết canh cua đất Cà Mau
Có một câu chuyện mà hầu như người đi biển nào cũng thuộc lòng: Trước đây, trong những chuyến đi biển dài ngày của ngư dân Cà Mau, khi nước ngọt dùng để uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước, mọi người thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.
Người Việt Nam có bộ óc rất thông minh và sáng tạo nên từ những chất dịch có trong càng cua mà họ đã làm nên một món ăn nức tiếng vùng đất mũi: Tiết canh cua. Những chú cua biển tươi ngon nhất được ngư dân mang vào đất liền, thương lái chọn những con có gạch to để bán cho những nhà hàng ăn nhậu với giá cao hơn, vì cua có gạch thì tiết canh cua ngon, ngọt và nhiều chất bổ hơn.
Phải cần 3 đến 4 con cua biển chừng 800gr đến 1kg mới làm được một dĩa tiết canh. Đầu tiên họ dùng những con cua thường, luộc chín cho vào ít rượu để thịt cua đậm đà và thơm hơn. Tỉ mỉ gỡ từng miếng nạc cua, cho vào dĩa trộn đều với các gia vị vừa ăn. Cho thêm ít rau thơm như ngò gai, rau húng băm nhuyễn…làm cho món ăn đa dạng hương vị và ngon miệng hơn. Những nguyên liệu này dùng để trộn chung với tiết cua vì tiết canh cua không thể hãm được giống tiết canh vịt và heo.
>>>>>Xem thêm: Hôm nay nấu gì: Cơm chiều tươi ngon, thanh mát, nhìn là thèm ăn ngay
Những chú cua dùng để lấy tiết thì phải để tươi nguyên, rửa sạch, dùng dây buộc chặt bốn cái càng lại thật chặt thành một chụm. Để dĩa nguyên liệu vừa làm phía dưới, lấy kéo cắt một lượt. Tiết cua sẽ chảy từ những chiếc chân còn ngo ngoe xuống dĩa. Trong tiết cua có lẫn nước nên khi tiết đông nước sẽ nổi lên trên, dùng muỗng vớt nước ra thật khô, rắc lên trên một ít lạc rang, rau ngò…
Mới nhìn tiết canh cua giống như rau câu, nhưng ăn thấy lạ và rất ngon. Cái vị mặn mặn, ngọt ngọt của thịt cua lẫn với tiết cua khiến người ăn cảm giác như đang ngồi sát mép biển, vừa ăn hải sản vừa nhâm nhi một chút mặn chát của nước biển.
Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng, ăn kèm với rau diếp cá, khế chua, chuối chát. Nếu đã đến đất Cà Mau vùng đất cuối cùng của đất nước thì không nên bỏ qua món ăn độc đáo và khó quên này.
Theo vietbao