Với hình thức được trình bày đẹp mắt, cách chế biến rất riêng và sử dụng các nguyên liệu tươi theo mùa chất lượng cao, không có gì lạ khi chỉ một lần thưởng thức các món ăn Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan,
Bạn đang đọc: Trải nghiệm những món ăn tươi sống tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng tuyệt vời. Bên cạnh các món chín, bạn đã biết hết những món sống nổi tiếng của 3 quốc gia này chưa? Nào cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản vô cùng phổ biến trên thế giới với triết lý nhấn mạnh sự đa dạng và cân bằng thông qua các yếu tố về năm màu sắc (đen, trắng, đỏ, vàng và xanh lá cây), năm kỹ thuật nấu ăn (thực phẩm thô, nướng, hấp, luộc, và chiên), và năm hương vị (ngọt, cay, mặn, chua và cay đắng). Ai cũng biết người Nhật thích ăn các món sống,nổi tiếng nhất là Sushi và Sashimi. Người ta nói rằng Sushi và Sashimi sẽ không tồn tại nếu Nhật Bản không phải là một quốc đảo. Sushi và Sashimi không thể ăn nếu chúng không tươi, do đó điều kiện biển đảo rất phù hợp để có nguyên liệu tươi mỗi ngày.Trong khi Sushi được làm từ cơm trộn giấm kết hợp với các loại thịt, cá, hải sản và rau củ quả tươi, thì “Sashimi”là từ dùng để chỉ bất kỳ loại thực phẩm thô nào được cắt lát mỏng và dùng sống, bao gồm thịt bò, thịt gà, cá, hải sản và thậm chí là thịt ngựa. Ngoài cá sống, món trứng sống rất thường được ăn ở Nhật Bản với tên gọi Tamago Kake Gohan. Cách ăn là bạn đ.ập trứng cho vào chính giữa bát cơm, cho một ít nước tương vào và trộn đều lên. Đừng quên nếm thử món ăn dẻo ngon béo bùi này trong hành trình du lịch Nhật Bảnsắp tới, bạn nhé!
Hàn Quốc
Người Hàn yêu thích món cá sống, mặc dù người Hàn Quốc cũng ăn cá sống từ lâu như người Nhật Bản, thế giới biết đến ẩm thực Hàn qua món Kim chi nhiều hơn. Cảnh tượng quen thuộc khi bạn đến các nhà hàng ở Hàn Quốc đó là chú cá sống đượcbắt ra khỏi bể sau đó đem cắt nhỏ và đặt lên đĩa cho bạn ăn. Trong khi Sashimi mềm mại tan chảy ngay lập tức khi thưởng thức, hải sản sống Hàn Quốc – gọi là “Hweh” trong tiếng Hàn – lại dai và khó nhai hơn một chút. Không nhúng cá sống vào nước tương với wasabi, hầu hết người Hàn Quốc nhúng vào một loại nước sốt gọi là Cho-jang vàDoen-jang. Cho-jang ngọt và cay còn Doen-jang là nước sốt đặc được làm từ đậu nành khô. Khác biệt tiếp theo đến từ cách thưởng thức.Bạn sẽ bắt đầu với các món khai vị bao gồm trứng cút luộc, cá vỏ, mực biển và một vài món ăn khác. Tiếp đến là món chính cá sống. Cuối cùng, bạn kết thúc bữa ăn của mình với một món súp cá cay gọi là Maeun-tang được làm từ xương và đầu của con cá được chọn làm bữa chính. Chắc chắn chuyến du lịch Hàn Quốc của bạn sẽ không thể trọn vẹn nếu không nếm thử món ăn đặc biệt này rồi!
Đài Loan
Trở lại lịch sử xưa kia, người Đài Loan cổ đại, chủ yếu là thổ dân và dân tộc thiểu số, đã từng săn b.ắn và ăn nhiều món sống mà chủ yếu là thịt nai, hươu, lợn rừng, thỏ rừng cùng với cá sống ướp muối, do đó họ có sức khỏe thể chất rất tốt. Ngày nay người Đài Loan không còn ăn đồ sống như thế hệ tổ tiên, thay vào đó là món lẩu. Mặc dù lẩu không có nguồn gốc từ Đài Loan, nhưng nó vẫn cực kỳ nổi tiếng và được người dân địa phương yêu thích. Nhà hàng lẩu là hình thức ăn uống phổ biến mà bạn sẽ thấy khắp mọi nơi ở Đài Loan. Tại đây, bạn được phục vụ đĩa thịt sống các loại như thịt lợn, thịt bò, nấm, bánh cá, đậu phụ và các loại hải sản khác kèm rau sống với nồi nước dùng sôi sùng sục. Đài Loan đã biến bữa ăn theo phong cách gia đình này thành ẩm thực đẳng cấp với một danh sách dài các nhà hàng chuyên về các loại nước dùng khác nhau với những loại thịt tươi ngon nhất phù hợp với mọi khẩu vị của người bản địa và khách du lịch Đài Loan.
Theo Vnmedia.
Đến Ximending, Đài Loan ăn ‘mì đứng’ hơn 40 năm t.uổi
Gọi ‘mì đứng’ vì khách đến quán, mua mì xong, tản ra những vị trí xung quanh vừa đứng vừa xì xụp những sợi mì nhỏ như sợi chỉ có nước dùng sền sệt.
Chợ Ximending hay Tây Môn Đình nằm ở số 177, Đường Xining South, quận Wanhua, thành phố Taipei (Đài Bắc). Ngôi chợ được thành lập từ thời hòn đảo còn là thuộc địa của Nhật Bản. Tên gọi của nó bắt nguồn từ vị trí – bên ngoài cổng thành phía Tây của thành phố Đài Bắc. Ngày nay Ximending dường như trở thành biểu tượng văn hóa của Đài Bắc lấy cảm hứng từ Nhật Bản và là một trong những điểm tham quan du khách nhất định phải ghé khi đến vùng đất này.
Tìm hiểu thêm: Bánh đậu phụ – cách đổi món thời giá cả leo thang
Gọi là mì đứng vì sau khi mua xong, thực khách thường tìm chỗ vừa đứng vừa ăn mí. Ảnh: Tô Uyên
Như tên gọi, chợ hoạt động nhộn nhịp nhất từ 18h hàng ngày. Đến chợ, bạn có thể tham gia, trải nghiệm hầu hết mọi dịch vụ từ xem phim, bar, pub… tuy nhiên mục đích chính của du khách đến đây thường là mua sắm và thưởng thức đặc sản. Trong danh sách các món nhất định phải thử ở chợ đêm, có một món mọi du khách đều được khuyến khích khi ghé Ximending – mì đứng.
Tên chính xác của quầy mì đứng ở Ximending là Ay Chung, tuy nhiên, do diện tích quán nhỏ, khách thường mua ở quầy, rồi dạt ra các chỗ trống lân cận, vừa đứng vừa ăn nên dần dần, quán ‘c.hết tên’ mì đứng với du khách Việt.
Tất cả món ăn đều được đựng chung trong nồi. Ảnh: Tô Uyên
Quầy mì Ay Chung có diện tích khoảng 20 m2 và đều do những thanh niên trẻ đứng bán. Theo chia sẻ của hướng dẫn viên, quán mì này có t.uổi đời khoảng 40 năm và chỉ bán đúng một món mì nấu cùng lòng già của heo. Quán mở cửa từ 9-21h hàng ngày. Riêng cuối tuần từ 9-23h, do người Đài Loan thường thức khuya hơn những ngày cuối tuần.
Món mì của quán có cách bán khá độc đáo, khách mua xếp hàng, báo số lượng, trả t.iền, cầm phiếu, rồi lại gia nhập vào một hàng dài khác chờ đến lượt phục vụ mì. Khi đến lượt, thực khách sẽ được nhận những tô mì nóng rẫy từ tay các chàng trai trẻ, tiến tới quầy gia vị, thêm thắt tùy sở thích rồi dạt ra những chỗ trống gần đó thưởng thức.
>>>>>Xem thêm: Dân dã món mọc
Tô mì khá đơn giản với mì, nước dùng và lòng già của heo. Ảnh: Tô Uyên
Tô mì Ay Chung gồm những sợi mì nhỏ như sợi chỉ, nấu chung nước dùng có độ sệt và ăn cùng lòng già heo. Lòng già được xử lý kỹ, không có mùi mà dai giòn kết hợp cùng những cọng mì thấm đẫm gia vị; nước dùng sền sệt khiến bạn ăn hết một tô lại nghĩ ngay đến tô thứ hai. Tô mì hương vị đã khác, mà cách chế biến của món ăn cũng khác. Tất cả nguyên liệu được cho chung vào một nồi và cứ thế múc để phục vụ khách. Có thể nhờ vậy mà mì có độ nóng, sợi mì và cả ruột già đều thấm hương vị, xì xụp giữa không gian ngoài trời nên càng ngon. Mì được bán theo lớn và nhỏ. Tô lớn có giá khoảng 60.000 đồng và tô nhỏ có giá khoảng 40.000 đồng.
Theo Sgtiepthi