Nồi nước lẩu liu riu vị mắm ruốc sôi sùng sục, gắp nhẹ ít thịt bò và nhúng kèm các loại rau thanh mát, lẩu bò nhúng mắm ruốc hứa hẹn là món ăn mang đến những trải nghiệm ẩm thực thú vị cho gia đình mọi người trong bữa trưa cuối tuần.
Bạn đang đọc: Trưa nay ăn gì: Nhâm nhi lẩu bò nhúng mắm ruốc, ẩm thực độc đáo đất Bình Dương
Về nguồn gốc, món lẩu này khá thú vị khi bắt nguồn từ tỉnh Bình Dương, dù nơi đây không phải là thủ phủ của mắm ruốc hay chăn nuôi bò. Vậy nhưng, hàng quán lâu đời nhất bán món ăn này ở Bình Dương có lẽ ngót nghét cũng trên 30 năm t.uổi.
Vậy có gì đặc sắc trong một nồi lẩu bò nhúng mắm ruốc mà nó như là nét đẹp văn hóa ẩm thực của tỉnh nhà Bình Dương. Theo đó, một nồi lẩu bò nhúng mắm ruốc thông thường gồm thịt bò để nhúng, mắm ruốc để nấu nước dùng cùng ít gia vị không thể thiếu để tạo nên một mùi hương đặc trưng là sả, ớt, đường, hành tây, tóp mỡ…
Với đa dạng nguyên liệu, nhất là gia vị mắm ruốc nhưng bằng cách chế biến khéo léo nên tổng thể hương vị nước dùng được cân bằng độ thanh, ngọt, hấp dẫn đối với cả người không dùng quen mắm ruốc bởi phần nước không quá nồng mùi mắm.
Đi từ nguyên liệu đầu tiên là thịt bò, tùy mỗi hàng quán có cách chế biến đặc trưng mà chọn phần thăn cho thực khách thích sự mềm mại, phần bắp cho người thích độ giòn, sần sật hay phần ba chỉ, ba rọi cho những thực khách ưa sự béo ngậy. Đáng chú ý, thị trường thực phẩm hiện ngoài bò trong nước thì còn có thịt bò nhập khẩu từ một số quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật… Trong đó, thịt bò Mỹ được đ.ánh giá cao ở yếu tố giá cả và mùi thơm đặc trưng, dậy vị đậm đà.
Tiếp đến, phần nước dùng cũng là yếu tố để thu hút thực khách và là điểm nhấn cho mỗi hàng quán. Để giảm bớt mùi nồng đặc trưng, người nấu sẽ đem mắm ruốc xào trước với tóp mỡ, sả, gia vị còn lại. Sau đó, mới cho nước lọc vào để nấu thành nước dùng. Một mẹo từ đầu bếp chuyên nghiệp để món ăn đậm đà hơn là mọi người có thể thay thế nước lọc bằng nước dừa, vị thanh ngọt của nước dừa sẽ giúp cân bằng hương vị tổng thể của nước dùng.
Rau để nhúng cho món lẩu này tùy hàng quán chuẩn bị trước đó, nhưng thường có là rau muống, rau đắng, kèo nèo, tần ô… cùng chén nước chấm cũng được pha từ mắm ruốc. Theo đó, khi có thực khách gọi món, chủ quán mới xắt thịt bò để bảo đảm độ mềm của thịt, rồi dọn ra kèm nồi lẩu, đĩa rau và nước chấm.
Cách chế biến lẩu bò nhúng mắm ruốc đã công phu nhưng cách thưởng thức cũng cần phải đúng điệu. Cụ thể, nồi nước lẩu phải sôi sùng sục, thực khách gắp thịt bò nhúng vào nồi khoảng 15 giây cho tái rồi gặp ra chén đã chan sẵn nước dùng và bún. Lúc ấy, chọn thêm loại rau ưa thích, nhúng lẩu và chỉ việc thưởng thức.
Theo dòng chảy ẩm thực vùng miền, món lẩu này đã có mặt ở TPHCM, một số hàng quán cũng đã đưa vào thực đơn dành cho thực khách yêu thích vị mắm ruốc và thịt bò. Buổi trưa cuối tuần đã gần đến, dù bạn chọn ra ngoài quán thưởng thức, đặt mua về dùng hay tự chế biến thì “tinh thần” món lẩu vẫn như vậy. Vẫn là những tầng hương vị hòa quyện vào nhau của mắm ruốc, thịt bò, rau sống… tất cả đã tạo nên một món ăn nổi tiếng để Bình Dương chiều lòng du khách phương xa ghé thăm.
5 món ăn nhất định phải thử khi đến Bình Dương, món cuối mỗi năm chỉ bán 1 mùa
Bình Dương ít khi được nhắc đến như là một thiên đường ẩm thực nhưng nếu một lần đến đây, bạn sẽ được thỏa thuê thưởng thức những món ngon độc đáo.
Bình Dương là nơi của những khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, thu hút hàng trăm nghìn người lao động trên khắp cả nước. Chính đặc điểm này đã góp phần làm nên sự đa dạng cho ẩm thực nơi đây. Cùng điểm qua 5 món ăn đặc trưng mà ai cũng nên thử khi đến Bình Dương nhé.
Bánh bèo bì
Ảnh: @restaurantviendong
Bánh bèo bì xuất hiện lần đầu ở chợ Búng, xã An Thạnh, Thuận An, Bình Dương. Kể ra cũng không có lý do gì đặc biệt, chỉ là những chiếc bánh bèo trắng muốt, mềm mịn được ăn kèm với bì và nước mắm chua ngọt.
Thế nhưng, thay vì ăn kèm với tôm và vụn bánh mì, người Bình Dương lại thích hỗn hợp thịt heo xắt mỏng và bì heo thái sợi trộn thính gạo, tỏi và bột canh. Nước mắm được pha loãng, trộn với nước thắng kiệu nên có hương vị rất riêng. Khi ăn, chủ quán sẽ cho thêm đậu xanh và mỡ hành vừa thơm vừa béo.
Bún tôm
Tìm hiểu thêm: Ức gà nhồi nấm kiểu Pháp
Ảnh: @bluewebkq
Bún tôm Bình Dương đặc biệt ở chỗ khi có khách, người bán mới ép bột và làm thành sợi bún. Nhờ đó mà bún lúc nào cũng mềm, thơm mùi gạo chứ không hay bị khô như nhiều chỗ khác. Tôm con nào con nấy thịt rất chắc, ngọt và không bị tanh. Nước dùng béo ngậy, cho thêm tiêu và ớt nên càng đậm đà, bắt vị.
Gỏi ngó lục bình
Ảnh minh họa
Nghe đến lục bình, nhiều người sẽ e dè vì không nghĩ loài thủy sinh này lại có thể đem đi chế biến thành món ăn. Nhưng ở một số tỉnh miền Tây và Bình Dương, ngó lục bình là đặc sản, được dùng để làm gỏi rất ngon.
Ngoài thành phần chính là ngó lục bình, món gỏi này còn có thêm tôm sú lột vỏ, thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, rau răm và đậu phộng. Trộn đều các nguyên liệu rồi rưới lên hỗn hợp nước mắm, đường, tỏi, ớt, chanh,… mùi thơm bay trước mũi kích thích vị giác vô cùng.
Lẩu bò nhúng mắm ruốc
Ảnh minh họa
Nước lẩu có mùi thơm đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của mắm ruốc kết hợp với sả và hành tây. Thịt bò mềm, sau khi nhúng có hương vị đậm đà, ăn kèm với tóp mỡ, thịt ba chỉ béo ngậy và các loại rau sống, đảm bảo món ăn này sẽ không khiến bạn thất vọng, nhất là trong những ngày mưa lạnh.
Gỏi gà măng cụt
>>>>>Xem thêm: 7 bí kíp nấu xôi vừa thơm vừa dẻo khiến bạn có thể mở được cả tiệm bán hàng
Ảnh minh họa
Loại trái cây đặc sản của miền Nam chỉ được bán theo mùa, rơi vào tầm tháng 4 và chỉ kéo dài 2 – 3 tháng. Vì vậy, nếu muốn làm được món gỏi này, đầu bếp phải canh thời điểm khi măng cụt hẵng còn non, có vị chua nhẹ, đem trộn với thịt gà tre và nước mắm chua ngọt.
Măng cụt chua chua thanh mát, thịt gà ngọt và chắc, ăn kèm với miếng bánh phồng tôm giòn tan mới gây nghiện làm sao. Đây là thời điểm vàng để thưởng thức gỏi măng cụt, chậm chân một chút có khi phải chờ đến năm sau đấy nhé.