Tuy bần nhưng bột chẳng “bần”

Đã có biết bao văn thi sĩ viết về trái bần và những ký ức t.uổi thơ của họ một thời gắn bó với vùng sông nước miền Nam, nhưng mấy ai biết được trái bần quê lam lũ sẽ có ngày bước vô siêu thị, rồi đi khắp năm châu bốn biển.

Bạn đang đọc: Tuy bần nhưng bột chẳng “bần”

Tìm hiểu thêm: Bánh ép – món bánh Tacos của ẩm thực Việt

Tuy bần nhưng bột chẳng “bần”

>>>>>Xem thêm: Kem sữa tươi trân châu đường đen vừa “cập bến” Singapore đã “cháy hàng” ngay lập tức

Ảnh: Thanh Hảo

Nhạc sĩ Vũ Thành trước khi viết ca khúc Kỷ niệm mùa hoa bần chắc đã không ít lần hồi tưởng thấy “hoa bần nở tím bờ sông, kỷ niệm năm xưa nơi chia tay lần cuối, em khóc bao lần bên khóm hoa bần…” Và chắc cũng không ít người đang bon chen ở chốn thị thành đã và vẫn còn hoài niệm không nguôi về những mùa hoa bần nở, nhuỵ hoa bần rụng trắng mặt sông và day dứt cái màu trắng tím của hoa bần tinh khiết lạ thường. Rồi nhớ vị chua rất thanh của trái bần lúc còn “mơ” thường giấu trong cặp sách nhưng không giấu được cô bạn gái kề bên. Đặc biệt, lúc bần chín rục thì chuyển sang vị ngọt và thơm lừng như được ủ men. Nếu bà Tư Cúc (tên đầy đủ là Võ Thị Cúc) ở cù lao Long Trị đất Trà Vinh, không tình cờ “sáng chế” ra cách thức chế biến thứ bột bần đóng hộp để dành làm nguyên liệu, có lẽ người thành phố rồi cũng sẽ dần dần quên lãng cái “sắc tím đợi chờ” của màu hoa bần và vị thanh thoát của nồi canh chua cá ngác bông so đũa nấu bần!

Bà Cúc kể, trái bần vừa chín tới hái vô rửa sạch, gọt vỏ rồi đưa vô máy đ.ánh trái cho nhừ. Cứ 1kg bần cộng với khoảng 300g nước, đưa qua máy chà bột và tách hạt. Sau đó cho vào chảo, để lửa nhỏ, thêm gia vị và khuấy đều trong vòng ba tiếng đồng hồ cho bột quánh lại, để nguội rồi vô keo. Theo kinh nghiệm của bà con miền Tây, phải là bần chín cây thì mới cho được bột ngon và mùi thơm nhẹ. Canh chua cá nấu với bột bần có vị chua thanh mà hậu ngọt ngon đặc biệt, khác với vị chua của lá giang hay me chua. Ngoài ra, món chuột đồng hoặc nhái đồng băm xào đọt bần cũng không chê vào đâu được. Dân gian Nam bộ còn tương truyền, thời tao loạn, vua Nguyễn Ánh từng có lần được nếm qua món canh bần đã tắm tắc khen ngon và so sánh trái bần quê mùa chẳng khác những thứ cam, quýt hay hồng và đặt cho cây bần cái tên thuỷ liễu – “loài cây mọc trên bãi bùn, dầm chân trong nước mặn mà lá vẫn tươi xanh” còn hơn cả loài liễu rũ thướt tha của người Trung Quốc.

Nhưng người viết vẫn thích gọi bần là cây bần, bởi ngoài những son phấn mà thi ca đã vẽ nên, đóng góp của trái bần trong ẩm thực Việt thật khó mà phủ nhận.

Theo SGTT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *