Món tiết canh thường được chế biến từ tiết heo, vịt, dê,… nhưng độc đáo nhất phải kể đến món tiết canh tôm mà không phải ai cũng có dịp được thưởng thức.
Bạn đang đọc: Tuyệt chiêu tiết canh tôm
Chế biến món tiết canh tôm thường người ta dùng những con tôm hùm to, còn tươi sống được bắt ở biển. So với các loại hải sản khác tôm hùm được tôn vinh là vua của các loại hải sản bởi giá trị dinh dưỡng cao. Thịt tôm hùm chắc, dai, ngọt ăn một lần không thể nào quên. Nhưng tập trung sự tinh túy nhất ở con tôm hùm không phải bởi hai càng vươn cao ngạo nghễ mà là gạch son đóng nơi đầu tôm và chạy thành dải vàng dọc sống lưng, đây cũng chính là phần được gọi tiết của tôm hùm.
Để có một đĩa tiết canh tôm lạ miệng đòi hỏi công việc chế biến thật cầu kỳ. Bắt đầu từ khâu lựa chọn những con tôm hùm đạt chất lượng, nặng từ nửa ký trở lên. Người chế biến sẽ khéo léo lấy từng miếng nạc trong càng cua cho vào đĩa, trộn với gia vị cho đậm đà và thêm một ít ngò gai, tía tô thái nhuyễn.
Tôm còn sống, rửa thật sạch đất cát, gập chặt lưng rồi dùng dao nhọn chọc vào phần gáy tôm. Tiết tôm màu trắng chảy thẳng xuống đĩa nhân đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau đó ri rỉ cho đến hết. Tiết tôm luôn có lẫn nước, khi tiết đã đông phần nước nổi lên mặt, phải dùng giấy chấm cho thật khô rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng giã nhỏ…
Tiết canh tôm ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừn sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát. Có thể nói món tiết canh tôm hùm chỉ là một món ăn chơi khai vị và mang tính chất thưởng thức bởi lượng tiết của chúng lấy được không phải là nhiều như tiết của những loại động vật khác.
Khi đến với các nhà hàng ven biển miền Trung, được tận mắt chứng kiến các khâu chế biến món tiết canh độc đáo qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, thực khách khi thưởng thức sẽ thấy rất hứng thú và ngon miệng với món ăn độc chiêu này.
Theo PNO
Độc đáo Tiết canh cua vùng đất Mũi
Có một câu chuyện mà hầu như người đi biển nào cũng thuộc lòng: Trước đây, trong những chuyến đi biển dài ngày của ngư dân Cà Mau, khi nước ngọt dùng để uống trên thuyền cạn, không kịp trở về hoặc ghé đảo Hòn Khoai để lấy nước, mọi người thường bẻ càng cua, hứng lấy chất dịch bên trong để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn nước biển, lại không tanh.
Người Việt Nam có bộ óc rất thông minh và sáng tạo nên từ những chất dịch có trong càng cua mà họ đã làm nên một món ăn nức tiếng vùng đất mũi : Tiết canh cua. Những chú cua biển tươi ngon nhất được ngư dân mang vào đất liền, thương lái chọn những con có gạch to để bán cho những nhà hàng ăn nhậu với giá cao hơn, vì cua có gạch thì tiết canh cua ngon, ngọt và nhiều chất bổ hơn.
Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Nấu Bún Măng Vịt Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
>>>>>Xem thêm: Cách nấu xôi khoai môn thơm phức, nóng hổi cho bữa sáng mà không cần ngâm gạo
Phải cẩn 3 đến 4 con cua biển chừng 800gr đến 1kg mới làm được một dĩa tiết canh. Đầu tiên họ dùng những con cua thường, luộc chín cho vào ít rượu để thịt cua đậm đà và thơm hơn. Tỉ mỉ gỡ từng miếng nạc cua, cho vào dĩa trộn đều với các gia vị vừa ăn. Cho thêm ít rau thơm như ngò gai, rau húng băm nhuyễn…làm cho món ăn đa dạng hương vị và ngon miệng hơn. Những nguyên liệu này dùng để trộn chung với tiết cua vì tiết canh cua không thể hãm được giống tiết canh vịt và heo.
Những chú cua dùng để lấy tiết thì phải để tươi nguyên, rửa sạch, dùng dây buộc chặt bốn cái càng lại thật chặt thành một chụm. Để dĩa nguyên liệu vừa làm phía dưới, lấy kéo cắt một lượt. Tiết cua sẽ chảy từ những chiếc chân còn ngo ngoe xuống dĩa. Trong tiết cua có lẫn nước nên khi tiết đông nước sẽ nổi lên trên, dùng muỗng vớt nước ra thật khô, rắc lên trên một ít lạc rang, rau ngò…
Mới nhìn tiết canh cua giống như rau câu, nhưng ăn thấy lạ và rất ngon. Cái vị mặn mặn, ngọt ngọt của thịt cua lẫn với tiết cua khiến người ăn cảm giác như đang ngồi sát mép biển, vừa ăn hải sản vừa nhâm nhi một chút mặn chát của nước biển.
Tiết canh cua cũng được ăn chung với bánh tráng, ăn kèm với rau diếp cá, khế chua, chuối chát. Nếu đã đến đất Cà Mau vùng đất cuối cùng của đất nước thì không nên bỏ qua món ăn độc đáo và khó quên này.
Theo PNO