Bún Song Thằn An Nhơn là một loại bún khô nổi tiếng xứ Nẫu, được làm hoàn toàn từ đậu xanh nên hương vị không những đặc biệt thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe, dùng để tiến vua thời xưa.
Du lịch Bình Định nhất định không thể bỏ qua món này đâu nhé!
Bún Song Thằn An Nhơn – đặc sản tiến Vua thời xưa – Ảnh: Bà Đầm Market
Ngoài những địa điểm “HOT” trên bản đồ du lịch Quy Nhơn như Hòn Khô, Kỳ Co, Eo Gió, Cù Lao Xanh, … miền đất võ Bình Định còn được chú ý bởi nét ẩm thực địa phương độc đáo với những đặc sản: bánh ít lá gai, rượu Bầu Đá, nem chả chợ Huyện, … và một trong số đó không thể bỏ qua chính là Bún Song Thằn An Nhơn tiến Vua, nức tiếng đất võ trời văn.
1. Tên gọi Bún Song Thằn bắt nguồn từ đâu?
Tương truyền, bún này muốn ngon thì nhất định phải được làm từ nước ở sông Kôn. Chính vì thế mà ngày xưa, các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái (An Nhơn) ra kinh đô Huế làm nhưng không thành công vì không có nước sông Kôn.
Bún muốn ngon nhất định phải được làm từ nước ở sông Kôn – Ảnh: Sưu tầm
Bún Song Thằn An Nhơn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Người dân làng kể rằng, sở dĩ có tên gọi bún Song Thằn vì người thợ thường bắt dây bún từng đôi một nên nhiều người đọc thành bún “song thằn”.
Có tên gọi bún Song Thằn vì người thợ thường bắt dây bún từng đôi một – Ảnh: Sưu tầm
Để làm bún, người ta cho bột đã qua xử lý vào ống có đục lỗ và ép để hình thành sợi bún. Xưa, ống chỉ có hai lỗ nên mỗi lần có hai sợi. Hiện nay một số hộ dân tại làng nghề đã chế tạo ống thành 9 lỗ để nâng cao năng suất lao động, nhờ vậy bún làm ra nhanh và nhiều hơn trước, đạt hiệu quả kinh tế cao.
2. Cách chế biến Bún Song Thằn An Nhơn
Điểm khác biệt của Bún Song Thằn An Nhơn so với các loại bún khác ở Việt Nam là ở thành phần.
Sợi bún khô, trắng đục như miếng nhưng sáng màu hơn – Ảnh: Bà Đầm Market
Bún được chế biến với thành phần chính là từ đậu xanh. Sợi bún khô, trắng đục như miến nhưng sáng màu hơn, khi nấu chín sẽ có độ trong. Loại bún này có quá trình chế biến công phu từ bước làm bột, tạo sợi đến phơi bún.
Thành phần chính làm bún Song Thằn An Nhơn là từ đậu xanh – Ảnh: Sưu tầm
Đậu xanh nguyên hạt, loại bỏ hạt hỏng, đem phơi nắng thật khô rồi ngâm vào nước lạnh một ngày đêm, sau đó xay nát. Công thức phổ biến là cứ 4-5kg đậu xanh thì làm ra 1kg bún.
Bột đã xay xong đem gạn lọc để phân loại bột tinh chất và bột thô, hay người địa phương gọi là bột nhất, bột nhì. Bột nhất lắng ở dưới là phần tốt để làm bún Song Thằn, còn bột nhì nổi ở trên sẽ được sử dụng để làm bún loại hai và chỉ bún được làm từ bột nhất mới được dán nhãn tênBún Song Thằn An Nhơn.
Chỉ bún được làm từ bột nhất mới được dán nhãn Bún Song Thằn An Nhơn – Ảnh: Sưu tầm
Để sợi bún dai giòn khó đứt vỡ khi khô, người dân pha vào bột đậu xanh một ít bột huỳnh tinh. Tiếp đó, người thợ cho hỗn hợp bột sệt bọc vào bao vải thô, đợi ráo bớt nước thì hấp vừa chín, cuối cùng đưa vào khăn lụa mỏng để vắt tạo sợi.
Sợi bún chín mềm sẽ được trải lên các tấm phên phơi ngoài trời – Ảnh: Sưu tầm
Sợi bún đẹp và dai hay không là do tay thợ vắt. Lực vắt, cách di chuyển bọc bột phải thuần thục để con bún thẳng tưng chảy xuống nồi nước nóng. Bún sau khi vớt từ nồi được xả lại bằng nước lạnh, theo đúng bí quyết gia truyền phải xả bằng nước sông Kôn. Sợi bún chín mềm sẽ được trải lên các tấm phên phơi ngoài trời.
3. Tại sao Bún Song Thằn An Nhơn được chọn tiến vua?
Thời xưa, các quan lại địa phương đều mang theo bún Song Thằn tiến lên vua nên mới có tên gọi khác là “bún tiến vua”. Vì khi ấy, bún được sản xuất rất kỳ công nên lượng bún có hạn và chỉ bán cho gia đình quyền cao chức trọng nên đây là loại bún rất quý hiếm.
Thời xưa, các quan lại địa phương đều mang theo bún Song Thằn tiến lên vua nên mới có tên gọi khác là “bún tiến vua” – Ảnh: Sưu tầm
Được chọn làm đặc sản tiến vua không chỉ vì lượng bún hiếm mà còn chứa đựng trong khâu sản xuất là nghệ thuật ẩm thực với những bước sản xuất kỳ công, cùng những nguyên liệu như đậu xanh, nước sông Kôn và cả nét lao động miệt mài của người dân làng bún.
4. Các món ăn ngon được làm từ bún Song Thằn
Bún Song Thằn An Nhơn từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc được chế biến thành nhiều món ngon giàu dinh dưỡng và dùng để nấu cúng gia tiên trong những dịp giỗ Chạp, ngày Tết.
Bún Song Thằn An Nhơn xào tôm và nấm ăn rất ngon – Ảnh: Bà Đầm Market
Đây là món ăn được đông đảo người dân Bình Định và du khách thập phương ưa chuộng. Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: bún ăn kèm với các loại nước dùng nấu từ thịt bò, thịt heo hay tôm hoặc chế biến thành món bún xào.
Về Bình Định phải thưởng thức bún song thằn An Nhơn – Đặc sản tiến vua thời xưa 16
Bún Song Thằn An Nhơn dùng chế biến món nào cũng ngon. Vì được làm từ đậu xanh nên sợi bún có độ dai, khi chế biến không bị quá “nhão”, luôn dầy đầy “sừng sực”; con bún rời nhau, tạo nên hương vị thơm ngon độc đáo, thưởng thức một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi.
Bún Song Thằn An Nhơn dùng chế biến món nào cũng ngon – Ảnh: Sưu tầm
5. Tìm mua bún Song Thằn An Nhơn ở đâu?
5.1 Các loại bún Song Thằn
Để thuận tiện cho việc vận chuyển và giúp người mua có nhiều lựa chọn. Người dân Bình Định đã làm Bún Song Thằn An Nhơn thành hai loại: vỉ hình vuông và vỉ hình bó.
Bún Song Thằn An Nhơn loại bó tiện lợi trong việc di chuyển – Ảnh: Sưu tầm
Nếu không muốn quá cồng kềnh cho việc đi lại bạn nên chọn loại hình bó. Còn nếu mua để làm quà thì bạn nên chọn loại hình vuông vì được đóng gói rất cẩn thận và đẹp mắt.
Loại vuông được đóng gói cẩn thận và đẹp mắt dùng để biếu tặng – Ảnh: Sưu tầm
5.2 Tìm mua bún Song Thằn ở đâu?
Có dịp du lịch Bình Định, bạn có thể tìm mua Bún Song Thằn An Nhơn trực tiếp tại làng bún Song Thằn An Thái – TX. An Nhơn mà nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến Bún Song Thằn Lý Thị Hương hoặc tìm mua tại các cửa hàng đặc sản Bình Định ngay trung tâm thành phố như Mận Khoa, Phụng Nga,…
Bún Song Thằn An Nhơn nổi tiếng nhất phải kể đến Bún Song Thằn Lý Thị Hương – Ảnh: Sưu tầm
Xem đến đây, hẳn bạn đã biết vì sao bún Song Thằn được yêu thích như vậy. Không phải ngẫu nhiên đến từ những lời quảng bá rầm rộ, mà đó là sự hòa quyện của những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo lâu đời tại địa phương.
Bún Song Thằn là niềm tự hào của mảnh đất Bình Định bởi sự hòa quyện của những giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo lâu đời tại địa phương – Ảnh: Sưu tầm
Từ khâu gieo trồng nguyên liệu cho đến khâu chế biến và hình thành sản phẩm. Tất cả đã tạo nên một món ngon tròn vị với giá trị dinh dưỡng cao mà bất kỳ ai khi thưởng thức qua một lần sẽ nhớ mãi. Nên du lịch Bình Định các bạn đừng quên mua Bún Song Thằn An Nhơn nếu có dịp nhé.
Tré trộn Bình Định – 1 Món ăn độc đáo dân quê
Các món ăn đặc sản Bình Định nói chung và đặc biệt là tré trộn Bình Định nói riêng là món ăn được vang danh khắp vùng miền với tên gọi độc đáo có một không hai cùng hình dáng bên ngoài lạ mắt của nó cũng khiến các du khách tham quan phải tò mò tìm hiểu. Mặc dù lạ mắt lạ tai như thế nhưng món Tré này rất dễ làm và ăn lại bắt miệng vô cùng.
1. Tré trộn Bình Định là gì?
Tré trộn Bình Định là một đặc sản nổi tiếng của Bình Định. Sản phẩm được làm từ thịt heo: đầu, tai, thịt 3 chỉ heo, thịt bò khô. Kèm theo các gia vị: thính gạo, mè, riềng, tỏi ớt. Các nguyên liệu trên được chế biến và hòa quyện một cách độc đáo. Và lót bên ngoài là lá ổi non, sau đó giữ bằng lớp rơm. Đây quả thật là một món ăn đặc biệt của Bình Định.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
2. Hương vị của món tré trộn Bình Định
Tré trộn Bình Định đặc biệt nổi bật hơn cả bởi hương vị chua ngọt của thịt ba chỉ. Mùi thơm dịu nhẹ không hề gây ngán như nem nướng hay nem rán. Đặc biệt, những du khách khi đến tham quan sẽ ngạc nhiên với món ăn có hình dáng bên ngoài giống với “cán chổi rơm” bé bé. Hình ảnh ấy gợi đến bóng dáng làng quê, sự vất vả 1 nắng 2 sương của người làm đồng áng.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Quá trình làm tré tuy chỉ được làm từ những nguyên liệu bình dị như thịt heo, mè, thính, riềng, ớt nhưng tré Bình Định vẫn vô cùng thơm ngon, xứng danh đặc sản nơi đây. Nhưng mỗi công đoạn của việc làm tré đều yêu cầu ở người làm sự tỉ mỉ và khéo léo. Chỉ với một chút sai sót trong quá trình làm, cũng khiến tré mất đi hương vị đặc trưng vốn có.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
3. Cách trộn và ăn tré ngon nhất
Tré trộn Bình Định là món được lựa chọn số 1 khi nhắc về mồi nhậu cho các anh, món nhậu nhanh gọn đơn giản cho khẩu chuẩn bị có thể chạy ra quán tạp hóa đầu hẻm mua một xị rượu kèm một cây tré rơm là có thể lai rai nhâm nhi cả một buổi.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Tré nằm trong bọc rơm được bọc bởi lá ổi và lớp rơm dày phủ bên ngoài. Khi ăn, người ta sẽ loại bỏ lớp rơm được gói bên ngoài. Dùng đũa đ.ánh tơi các miếng thịt với nhau và đem bày ra đĩa; vì thế cách bày biện món ăn này cũng rất đặc biệt. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho món ăn người Bình Định thường sẽ ăn kèm với các loại rau sống, dưa chua, chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Nhìn có vẻ đơn giản nhưng món lại có hương vị hấp dẫn khiến cho bất kì ai từng một lần thưởng thức đều không thể nào quên được đầy đủ các cung bậc hương vị với một chút chua chua, cay cay lại thêm chút xíu mặn, ngọt… Vì thế, thực khách không chỉ vương vấn tré Bình Định vì hình dạng đặc biệt. Mà còn ở hương vị hấp dẫn biết bao con người đã trót nếm thử qua món ăn này.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Một cách ăn tré khác là có thể chế biến chúng thành món trộn. Khi tré được đ.ánh tơi ra thì bằm thêm chút xoài xanh thành sợi, cắt vài cộng rau răm rau thơm trộn chung với tré, nêm thêm chút nước mắm ớt tỏi ngọt để vị được đậm đà ngấm vào xoài và rau ăn ngon hơn. Chấm cùng với chút tương ớt và ăn kèm với bánh tráng mè nướng thì tuyệt vời.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Ngày nay các quán ăn vặt còn trộn tré với cóc non, trứng cút nữa, vẫn giữ được hương vị thơm ngon của tré mà lại lạ mắt, thơm ngon.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
4. Tré trộn Bình Định để được bao lâu và cách bảo quản
Bạn nên bảo quản tré trong ngăn mát tủ lạnh. Hạn dùng: ngon nhất trong 7-10 ngày, nếu độ lạnh tốt có thể để được lên tới 30 ngày. Nếu thấy tré chưa đủ độ chua, khách có thể để ngoài thêm từ 1 đến 1 ngày rưỡi để lên độ chua nhiều hơn, phù hợp với vị dùng sau đó duy trì độ chua này bằng cách bỏ vào tủ lạnh.
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Bạn có thể tham khảo 1 số địa điểm bán tré Bình Định ngon sau đây:
Hải Sản Khô Mận Khoa – 58 Vũ Bảo, TP. Quy Nhơn Siêu thị Thanh Liêm – 128 Chương Dương & 30 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn Đặc sản Bình Định Như Ý – 156 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn Đặc sản Bình Định Quà Quê – 113 Nguyễn Văn Trỗi, TP. Quy Nhơn Đặc sản Bình Định Út Châu – 34 Chương Dương, TP. Quy Nhơn Khu phố ẩm thực Ngô Văn Sở
Nếu bạn lười mua về trộn thì tham khảo những chỗ bán tré trộn sẵn sau nha:
Ăn vặt An Phú Thịnh Quy Nhơn – đối diện số 26 đường 31/3 – 0934 966 248 Ăn vặt ngã 6 – 08 Ngô Mây – 0981 573 775 Xoài Non Ruốt Thái Quy Nhơn – 126 Nguyễn Huệ – 0396 438 685/ 0377 297 079 Khu phố ẩm thực Ngô Văn Sở
Tré trộn Bình Định (ảnh sưu tầm)
Bạn cũng dễ dàng tìm mua đặc sản Tré Bình Định ở khu chợ Huyện tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước hoặc là những nơi có bày Tré ra trước cửa hàng trong thành phố Quy Nhơn.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, Tré trộn Bình Định vẫn là 1 trong những đặc sản hảo hạng được người dân cũng như khách du lịch tham quan ưa thích. Mỗi ngày Tré được chế biến theo nhiều cách ăn khác nhau, bắt mắt hơn nhưng vẫn giữ được cái vị ngon hấp dẫn ấy.