Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Mới vừa ra mắt góp mặt trong list ẩm thực của thành phố biển Vũng Tàu, nhưng lẩu mực nấu chao và bún/lẩu gân cá ngừ đã trở thành món ăn được “săn lùng” nhất đối với các “tín đồ” ẩm thực.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Tô bún gân cá ful topping hấp dẫn.

Lẩu mực nấu chao là “biến tấu” độc đáo của món vịt nấu chao đậm chất dân dã miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên, qua bàn tay sáng tạo của đầu bếp nhà hàng để kết hợp thêm mực tươi, tạo ra món lẩu mang hương vị mới lạ, hấp dẫn du khách gần xa.

Anh Trần Nguyên Hòa, chủ Nhà hàng Thuận Phúc (12-12B, Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.Vũng Tàu) cho biết, mực là nguyên liệu quan trọng để chế biến lẩu mực nấu chao ngon đúng điệu. Để có nồi lẩu hoàn hảo, tròn hương vị khâu chọn nguyên liệu, đặc biệt là mực rất quan trọng. Theo đó, phải chọn mực có màu sắc sáng bóng, thân màu trắng đục như sữa, sờ vào cảm nhận được phần thịt săn chắc, độ đàn hồi cao, phần đầu và các xúc tu, râu mực dính chắc chắn với nhau. Khâu sơ chế mực cũng không quá phức tạp, chỉ cần lấy bỏ nang mực, răng mực và túi mực rồi rửa thật sạch với nước, để ráo.

Chia sẻ một phần về bí quyết để tạo nên món ăn này, chủ quán cho biết thêm, sau khi chọn nguyên liệu, đầu bếp phi thơm sả và tỏi băm, sau đó cho chao vào đảo đều rồi thêm nước vào nồi và đun sôi. Thêm cà rốt và hành tây vào đợi nước sôi lại, nêm nếm lại cho vừa ăn. Bí quyết giúp lẩu mực nấu chao ngon hơn là dùng nước dừa tươi thay vì nước lọc để nấu nước lẩu. Nhờ đó, hậu vị đọng lại ngọt thanh mỗi khi ăn.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Lẩu mực nấu chao Thuận Phúc

Chị Trịnh A Mai – du khách đến từ Cao Bằng cho biết, lần đầu tiên thưởng thức món lẩu mực nấu chao khiến chị rất ấn tượng bởi nước lẩu mang vị bùi, béo của chao cùng vị ngọt từ mực. Nồi lẩu được trình bày rất tinh tế, đẹp mắt toát lên sự hòa quyện giữa hương vị và màu sắc giúp món lẩu không những ngon miệng mà còn “ngon” luôn cả phần nhìn. Món ăn không những ngon mà giá cũng rất hợp lý, bình quân nồi lẩu có giá từ 199-369 ngàn đồng/lẩu cho từ 2-4 người ăn.

Được biết thêm, tuy không phải là dân đầu bếp chuyên nghiệp nhưng với niềm đam mê ẩm thực và luôn luôn thích khám phá, sáng tạo ra những món ăn mới hấp dẫn để thỏa mãn niềm đam mê ẩm thực của mình cũng như để chia sẻ với các thực khách, anh Trần Nguyên Hòa còn sáng tạo thêm món hai ăn mới đó là bún/lẩu gân cá ngừ đã và đang khiến các “tín đồ” ẩm thực “phát sốt”.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Món lẩu cá ngừ gân cá ngừ đại dương Thuận Phúc.

So với những món ăn khác món bún/lẩu gân cá ngừ được biến tấu từ nước dùng được nấu hoàn toàn từ xương và thịt cá ngừ cho vị ngọt nhẹ hơn nhưng vẫn mang lại cảm giác vừa thanh mát và không kém phần đậm đà. Món ăn này, “ghi điểm” bởi phần cá ngừ, những thớ thịt được lựa chọn tỷ mẩn nhất trên mỗi con cá và được phi lê theo cách riêng. Và để chứng minh cho các thực khách là mỗi một nguyên liệu tại Thuận Phúc đều bảo đảm độ tươi thì phần cá ngừ sẽ được để sống và sẽ được chín khi cho nước dùng vào. Cách làm này đã giữ cho miếng cá bảo đảm độ tươi ngon khó mà cưỡng lại được.

Ngoài hai món ăn mới lạ trên, từ lâu Thuận Phúc đã được nhiều người biết đến với những món ăn “gây nghiền” như: bún riêu tôm, bánh canh sò, hủ tiếu dĩa và những món ăn từ hải sản hấp dẫn khác.

Ngon ngất ngây với đặc sản “tung lò mò” của người Chăm An Giang

Tung lò mò được biết đến là món ăn truyền thống của người Chăm ở An Giang, nó thực chất là món lạp xưởng bò nhưng lại chứa nhiều hương vị mới lạ, hấp dẫn thực khách.

Ngon ngất ngây với đặc sản “tung lò mò” của người Chăm An Giang

Tung lò mò là món ngon đặc sản của người Chăm ở An Giang. Theo tiếng của người Chăm “tung” nghĩa là ruột, “lò mò” nghĩa là thịt bò. Tung lò mò nghĩa là thịt trong ruột bò, nói một cách văn vẻ hơn nghĩa là lạp xưởng bò. Đây là món ăn có cách chế biến vô cùng kì công và tỉ mỉ trong từng công đoạn, để làm nên thành quả đòi hỏi người Chăm phải cân nhắc rất nhiều trong lựa chọn nguyên liệu ngon nhất và sơ chế cẩn thận.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ
Tung lò mò được chế biến từ thịt bò nguyên chất, đặc biệt phải chọn loại thịt bò còn tươi. Khi làm loại lạp xưởng này hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản và không bị trộn lẫn mỡ heo (bởi người Chăm không ăn thịt heo). Người Chăm sẽ sử dụng ruột bò hoặc tàu hũ ky để chứa phần thịt bò bên trong. Ruột bò được lộn trái, cạo, rồi sau đó rửa nước muối thật sạch, sau đó mang phơi.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Thịt và mỡ bò được băm nhuyễn. Ảnh: Kỳ Đồng/

Phần nhân bên trong gồm có thịt bò trộn với tiêu, tỏi và một ít nguyên liệu bí truyền của người Chăm. Theo người Chăm, phần thịt bò ngon nhất để làm tung lò mò chính là thịt đùi hoặc thịt nạc lóc từ xương. Phần nhân này được làm theo tỷ lệ 8 nạc và 2 mỡ thì mới đúng công thức. Sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng, thịt bò được loại bỏ hết gân và bầy nhầy thì xắt nhuyễn.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Công đoạn dồn thịt và mỡ bò vào ruột bò. Ảnh: Kỳ Đồng/

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Cột tung lò mò thành các đoạn ngắn trước khi đem phơi. Ảnh: Kỳ Đồng/

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Phơi tung lò mò. Ảnh: Vnexpress.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ
Để thưởng thức món ăn thơm ngon này bạn phải cắt nhỏ ra từng khoanh sau đó là nướng trên lửa than cho đến khi vàng vỏ ngoài là có thể thưởng thức, khi chín tung lò mò sẽ tỏa ra hương thơm vô cùng hấp dẫn khiến ai nấy cũng đều phát thèm trước món ăn này. Ăn tung lò mò thường kèm với rau xà lách, dưa chua,… cảm giác hương vị khá giống xúc xích nhưng lại ẩn chứa bên trong món ăn này một chút khác lạ, gây hút thực khách.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Nướng tung lò mò trên bếp than.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *