Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này

Tết Đoan Ngọ là một ngày quan trọng trong lịch truyền thống của dân tộc, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Trong dịp này, có rất nhiều món ăn đặc trưng, nhưng món cơm rượu cẩm được xem là phổ biến nhất và không thể thiếu.

Bạn đang đọc: Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này

Tại sao ăn cơm rượu nếp cẩm dịp tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ đã lâu trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng ăn cơm rượu vào ngày này, đặc biệt khi đói bụng, sẽ giúp loại bỏ các loại “sâu bọ” trong cơ thể. Tùy theo đặc điểm vùng miền, cơm rượu có những hình thức chế biến khác nhau.

Ở miền Bắc, cơm rượu thường được chế biến từ nguyên liệu nếp cẩm – một loại gạo phổ biến ở miền Tây Bắc. Ở miền Trung, người ta thường ép cơm rượu thành từng khối, trong khi ở miền Nam, cơm rượu được vo tròn thành từng nắm. Dù được chế biến theo hình thức nào, cơm rượu nếp cẩm hay các loại cơm rượu khác vào ngày này đều mang mục đích chung là t.iêu d.iệt sâu bọ và phòng trừ dịch bệnh.

Tết Đoan Ngọ không chỉ mang ý nghĩa phòng chống dịch bệnh và thiên tai, mà còn là một dịp để tôn vinh những nét đẹp ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để du khách nước ngoài hiểu rõ hơn về những tập tục truyền thống của nước ta và khám phá văn hóa ẩm thực đa dạng của đất nước này.

Mẹo chọn nguyên liệu làm món cơm nếp cẩm ngon:

Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này

Rượu nếp cẩm có màu tím thẫm đẹp mắt, khác biệt so với nếp cái hoa vàng. Hạt gạo của nếp cẩm có hình dạng dẹt và dài đặc trưng. Để chọn được hạt nếp ngon, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây:

Độ cứng của hạt gạo: Một yếu tố quan trọng trong chất lượng của gạo nếp cẩm là độ cứng của hạt. Bạn có thể dùng móng tay bấm nhẹ vào hạt nếp, nếu hạt gạo cứng, không gãy hoặc vỡ vụn, thì đó là gạo ngon.

Mùi thơm: Giống như các loại gạo nếp khác, nếp cẩm cũng có mùi thơm nhẹ. Nếu bạn cảm thấy mùi lạ như ẩm hay mốc, hãy tránh mua loại đó.

Đặc biệt, cần lưu ý rằng nếp cẩm và nếp than có hình dạng và màu sắc tương tự nhau, gây nhầm lẫn cho nhiều người. Bạn cần nhận biết rằng hạt nếp cẩm thường tròn và to hơn từ 1.5 – 2 lần so với nếp than. Nếp than có hình dạng nhỏ, dài và màu thẫm phủ kín bề mặt hạt gạo. Trái lại, nếp cẩm sẽ có phần bụng màu vàng nhạt, hạt gạo hơi dẹt nhưng vẫn đều và căng tròn.

Chọn nguyên liệu tốt và chất lượng là một bước quan trọng để làm nên một ly rượu nếp cẩm thơm ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ trọn vẹn.

Cơm rượu nếp cẩm

Nguyên liệu:

1kg nếp cẩm

50gr men cơm rượu

Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này

Cơm rượu nếp cẩm

Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị nếp cẩm

Ngâm nếp cẩm trong nước lạnh qua đêm. Sau đó, vo nếp thật sạch và để ráo. Cho nếp cẩm vào nồi cơm điện và đổ nước vừa đủ. Nấu nếp chín như nấu cơm thông thường. Khi nếp cẩm đã chín, cho ra mâm và trải đều để cơm hơi ấm.

Bước 2: Trộn men cơm rượu

Cho men cơm rượu vào cối và giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn tùy thích. Rắc men cơm rượu lên trên nếp cẩm đã nấu. Sử dụng đũa hoặc tay để trộn đều men cơm rượu và nếp cẩm.

Bước 3: Ủ cơm rượu

Sử dụng giấy bạc và cắt một số lỗ nhỏ trên giấy. Đặt cơm đã trộn men vào giấy bạc và gói kín lại. Đặt một cái chén hoặc đĩa vào nồi, sau đó đặt bọc cơm rượu vào và đậy nắp nồi kín. Để cơm rượu ủ trong nơi thoáng mát khoảng 2-3 ngày.

Bước 4: Hoàn thành cơm rượu nếp cẩm

Sau thời gian ủ, mở ra kiểm tra và cảm nhận mùi thơm của cơm rượu. Nếu cơm rượu thơm và có độ nồng như ý, nghĩa là đã sẵn sàng để sử dụng. Đặt cơm rượu vào ngăn mát của tủ lạnh và dùng dần theo nhu cầu. Khi ăn, bạn có thể múc cơm rượu nếp cẩm ra chén hoặc ăn kèm với sữa chua tùy ý.

Theo cách làm trên, bạn sẽ có một mâm cơm rượu nếp cẩm thơm ngon và thỏa mãn vị giác trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Cách làm cơm rượu 3 miền có gì khác biệt?

Khi bàn về cách làm cơm rượu 3 miền Bắc Trung Nam chúng ta sẽ thấy rất nhiều khác biệt. Và sự khác biệt đó đến từ chính những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.

Lúc này, dù vẫn là một món ăn tráng miệng nhưng cơm rượu ẩn chứa trong đó tính cách, sở thích của người dân mỗi vùng đất. Vậy cơm rượu 3 miền đất nước chúng ta có gì độc đáo trong từng cách làm? Hãy cùng Yeutre.vn khám phá trong bài viết sau nhé.

1. Cách làm cơm rượu miền Bắc có gì đặc biệt?2. Cơm rượu truyền thống người miền Trung có gì độc đáo?3. Cách làm cơm rượu – món bánh bò ở miền Nam

1. Cách làm cơm rượu miền Bắc có gì đặc biệt?

Người miền Bắc có hai món cơm rượu phổ biến: Cơm rượu gạo lức và cơm rượu nếp cẩm . Trong đó phổ biến nhất là cơm rượu gạo lức.

Về cách làm cơm rượu người miền Bắc cũng có những nét rất riêng gắn liền với văn hóa nơi đây. Ví như sau khi xay gạo xong họ nấu thành cơm rồi đổ ra nông ra nia – hai dụng cụ gắn liền với người nông dân ở vùng đất này.

Riêng men rượu được dùng là men làm thủ công thường mua ở các khu chợ truyền thống. Men sau khi mua về sẽ dùng dao cạo bớt lớp trấu rồi dùng chày giã nhỏ thành bột. Bước tiếp đó, khi cơm trên nia đã nguội, người miền Bắc sẽ dùng lá chuối tươi rửa sạch, để khô rồi láy dưới đáy nồi. Tiếp tục họ cho từng phần cơm nguội vào rá (một loại dụng cụ bằng tre của người miền Bắc) rồi rắc một lớp men rượu thật đều lên, cứ thế các rá sau khi được rắc men sẽ phủ kín bằng lá chuối.

Với cách làm này từng phần men rượu mịn sẽ thấm đẫm vào từng hạt cơm. Sau khoảng 2 – 3 ngày hạt cơm thấm men và trở nên căng mọng như trái chín cành rồi những giọt rượu bắt đầu ứ ra đầy hương thơm nồng nàn, quyến rũ. Người miền Bắc gọi thời điểm này là cơm rượu “dừ, ngấu” – tức là lúc nên đem ra dùng.

Lúc này, cơm rượu trở thành món tráng miệng, người miền Bắc thích cảnh cứ tha thẩn ăn để cảm nhận được vị ngọt, vị nồng, cay nhè nhẹ. Đặc biệt, vào mùa đông, món ăn này rất được người dân vùng này yêu thích.

Tìm hiểu thêm: [Chế biến] – Rượu nếp đón Tết Đoan Ngọ

Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này
Món cơm rượu miền Bắc có cách làm riêng. Ảnh: Internet

2. Cơm rượu truyền thống người miền Trung có gì độc đáo?

Nếu như người miền Bắc thường dùng nếp cẩm hoặc gạo lức để làm cơm rượu thì người miền Trung dùng nếp ngỗng – loại nếp dễ trồng ở khu vực từ Bắc Trung bộ đến một phần Nam Trung bộ.

Về cách làm cơm rượu, người miền Trung rất ít khi đ.ánh tơi và rắc men đều cầu kỳ như người miền Bắc. Ngược lại họ làm những miếng cơm nguyên để có thành phẩm là miếng cơm rượu to và khá dày – như tính cách thích “chặt to kho mặn” của họ.

Có thể tóm tắt các bước làm cơm rượu của người miền Trung như sau. Bước đầu tiên họ dùng nếp ngỗng vo sạch và ngâm qua đêm cho nếp nở mềm. Sáng sớm ra, họ vớt nếp để thật ráo rôi đem hấp thủ công cho đến khi nếp trong, chín tới thì nhúng nếp vào thau nước muối loãng. Tiếp tục họ đem nếp hấp lần nữa cho đến khi nếp chín kỹ thì xới ra, để nếp nguội rồi nén chặt như muối dưa.

Men rượu họ cũng thường mua viên tròn nhỏ ngoài chợ rồi mang về giã nhuyễn như người miền Bắc. Nhưng bước thứ hai trong cách làm mới khác biệt: Họ dùng dao nhúng qua nước muối rồi thái cơm nếp nén ở trên thành những miếng “vuông thành sắc cạnh”. Sau đó đem men rượu rắc vào các miếng này và cuộn vào lá chuối tươi.

Chờ khoảng 3 ngày, cơm rượu này sẽ chín. Lúc đó người miền Trung bóc lá chuối và thưởng thức như một món bánh ngon, ngọt.

Bây giờ, cách làm cơm rượu truyền thống này của người miền Trung không còn quá phổ biến nữa. Một phần do nếp ngỗng vốn năng suất khá thấp nên ít người làm, một phần khác là sự du nhập của nhiều công thức cơm rượu Bắc – Nam tiện lợi hơn.

Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này
Cơm rượu truyền thống miền Trung có hình vuông. Ảnh: Internet

3. Cách làm cơm rượu – món bánh bò ở miền Nam

Nếu bạn vào Sài Gòn hoặc các tỉnh miền Tây Nam bộ bạn sẽ thấy cơm rượu thường gắn với xôi vò và bánh bò khá đặc biệt.

Về cách làm cơm rượu, người miền Nam cũng thường dùng gạo nếp. Nhưng họ không để hạt rời như người miền Bắc, cũng không cắt “vuông thành sắc cạnh” như người miền Trung, mà họ vo bánh thành những viên tròn nhỏ xinh xắn, mềm mại. Ngoài ra, vì người miền Nam hảo ngọt nên họ sẽ pha thêm chút nước đường trong quá trình nấu.

Như đề cập, với người miền Nam, cơm rượu gắn liền với xôi vò nhất là bánh bò. Nên, nhắc đến cơm rượu miền Nam, bạn sẽ nghe thêm về món bánh bò cơm rượu có vị ngon rất đặc trưng. Có nơi ngoài cơm rượu, họ dùng thêm nước dừa tạo vị béo bùi đặc trưng cho bánh. Có vùng lại chuộng lá dứa tạo nên chiếc bánh vừa xanh, vừa xinh lại vừa thơm. Chính vì thế, khi vào miền Nam bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy món cơm rượu – bánh bò này không chỉ là món ăn tại nhà, để nơi góc bếp. Mà, món ăn này còn là món bánh đem đi bán, được rất nhiều người yêu thích như món bánh cam huyền thoại.

Thậm chí, nếu có dịp về vùng T.iền Giang một số nơi người dân còn dùng món cơm rượu làm món khai vị trong các bữa tiệc: xôi vò ăn cùng cơm rượu, rất độc đáo.

Vì sao cơm rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cho dịp lễ này

>>>>>Xem thêm: Mâm cơm không cầu kì nhưng nhìn rất ngon


Cơm rượu miền Nam là những viên bánh nhỏ tròn và xinh xắn. Ảnh: Internet

Có thể thấy rằng, cách làm cơm rượu 3 miền ở nước ta là hoàn toàn khác biệt. Nhưng dù khác nhau về hình thức, cách chế biến thì cơm rượu nơi đâu vẫn mang bên trong chút hơi men dịu nhẹ, nồng nàn, ngọt thanh tao. Và không còn là món cơm rượu Tết Đoan Ngọ hay một món tráng miệng hoặc khai vị nữa, cơm rượu đã trở thành một thức quà mà bất kỳ ai dù ở đâu vẫn nhớ vị ngon riêng của cơm rượu từng miền.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *