Vũ nữ chân dài là một món ăn được người dân miền Tây kêu gọi một cách mĩ miều. Thực chất món ăn này chính là khô nhái dân dã, quen thuộc với nhiều người.
Bạn đang đọc: “Vũ nữ chân dài” – Đặc sản độc đáo ngon trứ danh của miền Tây
“Vũ nữ chân dài” – Đặc sản độc đáo ngon trứ danh của miền Tây
Về miền Tây bạn sẽ được trải nghiệm ẩm thực với nhiều đặc sản độc lạ nhưng vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng, một trong số đó phải kể đến chính là món vũ nữ chân dài, tên gọi mĩ miều nhưng cũng không kém phần đặc biệt.
Vũ nữ chân dài có vị ngọt, cay cay, mặn mặn, béo giòn rất đặc trưng, khi thưởng thức ăn kèm với tương ớt, rau sống. Nhờ hương vị thơm ngon khó lẫn mà món ăn này trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch. Do vị thơm ngon khó cưỡng, lại có hình dáng rất đặc biệt nên người dân đặt cho cái tên “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”….
Xuất xứ của khô nhái ban đầu không phải ở miền Tây mà có nguồn gốc từ Campuchia. Những người nông dân chuyên bắt nhái bán cho thương lái Campuchia, khi bắt được số lượng nhiều họ đã học được cách chế biến khô và mày mò thêm để tự sản xuất phục vụ cho gia đình và bạn bè.
Những con nhái cơm nhỏ sau khi được bắt về được lột sạch da, rửa sạch rồi tẩm ướp gia vị như muối, tiêu, ớt cho thấm đều rồi đem phơi khô, đến khi chỉ còn nhỏ bằng ngón tay. Khô nhái đạt chuẩn ngon phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối và một số gia vị khác cho thấm đều trước khi đem phơi. Thường khô nhái sẽ được phơi qua hai lần nắng mới đủ độ ngon. Nhái ở miền Tây quanh năm có trên đồng ruộng nên khô nhái cũng được làm quanh năm.
Ảnh: Fb Vũ Nữ Chân Dài – Đặc sản Khô Nhái An Giang.
Tìm hiểu thêm: Châu chấu rang ngày mùa quê nội
Khô nhái được dùng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: khô nhái chiên giòn ăn kèm dưa chua và tương ớt, khô nhái chiên bơ tăng thêm độ béo và thơm cho món ăn hay khô nhái chiên nước mắm vừa thơm vừa đậm vị khiến ai nấy nhìn vào cũng đều muốn ăn. Để ăn kèm với món khô nhái đặc biệt này bạn cần phải chuẩn bị một chén mắm me thật xuất sắc để có thể thưởng thức vũ nữ chân dài một cách tròn vị nhất. Khô nhái giòn giòn dai dai ăn cùng mắm me khiến ai cũng thích thú trước món ăn độc lạ nhưng lại đặc biệt này.
Loại hoa rụng đầy gốc không ai nhặt lại là đặc sản ẩm thực miền Tây
Những bông hoa tưởng không ăn được nhưng lại ăn rất ngon và trở thành một đặc sản hấp dẫn của người miền Tây. Đến với vùng sông nước miền Tây, du khách sẽ bất ngờ với ẩm thực độc đáo, lạ lùng nơi đây.
Những nguyên liệu họ sử dụng thường khá xa lạ với những người đến từ nơi khác, đặc biệt là khu vực miền Trung, miền Bắc. Người miền Tây rất thích sử dụng các loại hoa trong ẩm thực, như hoa điên điển, hoa s.úng, đặc biệt là hoa thủy liễu.
Nghe tên hoa thủy liễu có lẽ bạn cảm thấy không quen, nó còn có tên khác là hoa cây bần. Cây bần là loài cây phổ biến ở miền Tây, được vua Gia Long ban tên gọi mỹ miều là “thủy liễu”. Cây bần thường sống gần sông ngòi, kênh rạch. Chúng nghiêng mình sát mặt nước, hoa có màu trắng xen màu tím phớt.
Du khách cũng biết đến trái bần như một loại quả dân dã của người dân nơi đây. Trái bần có hình dáng to tròn, hơi dẹt, ăn có vị chua. Thông thường sẽ có 2 loại bần là bần dĩa và bần ổi. Bần dĩa thường mọc ven sông, trái dẹt như cái đĩa. Bần ổi được trồng trong các vườn cây ăn quả, trái nhỏ tròn như quả ổi.
Trái bần thường xuất hiện trong nhiều món ăn của người miền Tây, nhưng du khách từ nơi khác tới không biết là hoa bần cũng có thể ăn, và ăn rất ngon. Hoa bần vào mùa nở rộ rất đẹp. Người ta thường dùng chúng để trộn gỏi với thịt heo hoặc các loại thủy sản. Hoa bần vừa búp hoặc vừa hé nở thì được hái về, tách ra, lấy phần cánh bỏ cùi và trái nhỏ bên trong, sau đó đem ngâm nước muối, để ráo.
Tép bạc, cá sặc hoặc thịt heo thái nhỏ, luộc sơ rồi đem trộn chung với hoa bần. Thêm giấm chua, chanh, đường và các gia vị khác, nêm nếm sao cho phù hợp khẩu vị người ăn. Gỏi hoa bần có thể xem là món đặc sản ở Cù lao Dung, Sóc Trăng.
Ngoài món gỏi hoa bần lạ miệng, hoa bần còn là nguyên liệu để chế biến món hoa bần chấm mắm cá mề gà. Cá mề gà là loại cá giá rẻ, thường được bắt vào tháng 6 – tháng 9 âm lịch hàng năm. Loài cá này có màu vàng cam, phần đầu óng ánh như cá cảnh. Người dân địa phương có rất nhiều cách làm mắm từ loài cá này, có người đem cá ủ với muối dùi, có người lại ủ muối mặn hay ướp với đường thốt nốt nhưng mắm cá mề vẫn được nhiều người ưa chuộng nhất. Một trong số những món ngon với mắm phải kể đến hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà.
Khi hoàng hôn xuống hoặc lúc mặt trời mọc, người dân miền sông nước Sóc Trăng lại lênh đênh trên ghe xuồng đề hái những trái bần non, hoa bần vừa nở mang về rửa sạch, thái mỏng để ăn cùng mắm cá mề gà.
>>>>>Xem thêm: 3 cách nấu canh cà chua trứng tại nhà siêu ngon
Mắm cá mề muốn ngon thì phải nêm nếm thêm chua, chanh, đường, gia vị khác sao cho vừa khẩu vị người ăn. Khi ăn món hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà, mọi người thường ăn kèm thêm tép bạc, cá sặc, thịt heo luộc thái nhỏ. Riêng trái bần chua thường được ăn trực tiếp với mắm. Chính hương vị chua, chát của bần hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của mắm cá đã tạo nên nét độc đáo cho món hoa thủy liễu chấm mắm cá mề gà.
Từ một loài hoa tưởng chừng chỉ để ngắm cho đẹp, dưới bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người miền Tây, hoa bần trở thành đặc sản mà chỉ khi đến tận nơi đây du khách mới có cơ hội thưởng thức. Nếu có dịp lênh đênh miền sông nước, bạn đừng quên nếm thử món ngon độc lạ này nhé, chắc chắn sẽ không thể nào quên.