Xe bán mì gói trộn ăn kèm những miếng sườn sụn sần sật được nhiều người yêu thích, nườm nượp khách từ lúc mở hàng tới tối muộn.
Bạn đang đọc: Xe mì gói sườn ‘núp hẻm’ hút khách
Tầm 18h, xe mì gói, hủ tiếu nằm trong hẻm trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3 bắt đầu mở cửa nhưng đã có khách chờ mua hàng từ 15-20 phút trước. Thực đơn của quán có nhiều món ăn cùng các loại topping khác nhau. Trong đó, sườn non còn dính sụn là thứ hút khách nhất. Con gái chủ quán cho biết mỗi ngày mẹ cô hầm khoảng vài chục kg sườn mới đủ bán buổi tối. Sườn mềm rục, đậm đà, không quá béo kèm hành lá, hành phi, da gà giòn… ăn đã miệng.
Mì trộn sườn sụn. Ảnh: Instagram homnay_tuiangi
Do quán nép trong hẻm nhỏ nên nhiều người gọi là xe mì trộn “núp hẻm” cho dễ nhận biết. Chỗ ngồi lề đường, thoáng. Buổi sáng, xe này bán bún bò cũng khá đắt khách. Tầm chiều người bán mới đẩy tủ đựng sườn, thịt gà, giò… ra. Có năm loại sợi cho khách chọn gồm: hủ tiếu, mì gói, nui, mì Quảng, bánh canh. Các món đều có thể làm khô hoặc nước. Tuy nhiên, món khô ở quán không được trộn với nước tương như tại các xe hủ tiếu khác, mà thực khách tự nêm nếm gia vị sẵn trên bàn, ăn kèm chén nước dùng.
Lúc mới dọn hàng, nhìn từ bên ngoài, tủ đựng topping hấp dẫn, chất đầy những tảng sườn que, sườn sụn, gà luộc, giò heo… Loáng một cái, mọi thứ trở nên lộn xộn do khách quá đông, người bán luôn tay chặt thịt, sườn. Để chế biến miếng sườn mềm rục chiếm cảm tình thực khách nhiều năm nay, chủ quán ninh sườn trong khoảng hai tiếng đồng hồ theo công thức riêng. Khi có khách gọi món, người bán dễ dàng d.ùng d.ao c.ắt nhỏ thành từng lát (đối với sườn sụn) hoặc từng cọng dài (đối với sườn que), xếp đầy lên bát mì, hủ tiếu chan nước dùng.
Tủ đựng topping. Ảnh: Instagram homnay_tuiangi
Kế tủ sườn là nồi nước lèo nêm nếm đậm đà, luôn được giữ nóng, sôi sùng sục. Nồi nước có bò viên, chả cá nổi lềnh bềnh và lớp váng dầu. Quán sử dụng một nồi nước lèo lớn cho nhiều món nên mì Quảng ở đây có vị vừa lạ vừa quen. Mì Quảng gà thường ăn với nước mì nấu từ xương gà. Nhưng đối với khách dặn thêm nước, chủ quán sẽ châm nước lèo hủ tiếu vào. Cô giải thích, khách của quán nhiều người miền Nam, đa phần thích kiểu ăn mì Quảng “lai” kiểu này hơn là nguyên bản.
Bên cạnh đó, quán níu chân thực khách bởi giá bình dân, bán chủ yếu cho người lao động và sinh viên. Một bát mì hoặc hủ tiếu ăn với thịt, chả, bò viên giá 22.000 đồng, thêm sườn sẽ có giá khoảng 37.000 – 50.000 đồng, tùy khẩu phần ít hay nhiều. Miếng sườn to, nhiều nạc và có lẫn mỡ, thêm da gà chiên giòn không quá ngấy mà nhai vui miệng, rắc chút hành lá thơm, đủ khiến thực khách no nê.
Khi người Quảng Nam ăn mì Quảng ở Sài Gòn
Lần đầu ăn mì Quảng gà ở Sài Gòn, một thực khách từ Quảng Nam “sốc” vì tô mì được chan nhiều nước như phở.
Mì Quảng là món ăn đặc trưng gắn liền với dân Quảng Nam từ người già đến trẻ nhỏ, có người ví món mì thân thuộc với người Quảng như cách người Việt ăn cơm hàng ngày. Thành ra mỗi khi xa quê, đi đến một vùng đất lạ nào đó, người Quảng Nam luôn tìm cho mình một địa chỉ bán mì Quảng ưng ý, như tìm về một phần nào đó hương vị của quê nhà.
Trương Văn An, người Hội An, đang sinh sống và làm việc tại TP HCM chia sẻ về món ăn thân thuộc, gắn với t.uổi thơ của anh. Ở quê nhà An, mì Quảng luôn có mặt ở những hàng quán dân dã với giá bình dân, người ta có thể ăn vào sáng, trưa, chiều, tối đều được. Ngoài ra, món ăn còn xuất hiện trong những bữa tiệc, cúng giỗ trong gia đình.
“Ngày giỗ ở nhà mình hay nấu mì Quảng lắm, không chỉ có mì nước mà còn mì xào nữa. Mì Quảng xào thì thường dịp đó mới có chứ bình thường người ta không bán, nên mình cũng hay háo hức chờ đến cúng, giỗ để được ăn”, An nói.
Tìm hiểu thêm: Chế biến tôm hấp ngon tuyệt phẩm bằng nồi cơm điện, tại sao không?
Mì Quảng được xếp vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020 – 2021. Ảnh: Di Vỹ
Vào Sài Gòn học tập và làm việc từ hơn 8 năm nay, An nhiều lần thưởng thức mì Quảng khi tiện đường đi học, đi làm, có thể kể đến mì Quảng tôm, thịt, trứng, giò, gà, lòng gà trứng non, ếch, cá lóc.
Theo An, món Quảng ở Sài Gòn không thể giống hoàn toàn như ở Quảng Nam. Dù khác biệt song An thấy điều đó có thể chấp nhận được, không đến nỗi cần phải thay đổi và xem nó là xu hướng tất yếu khi ẩm thực du nhập vào một vùng đất mới.
An nhận thấy mì Quảng ở Sài Gòn có 3 điểm khác biệt chính so với món ăn ở quê nhà, đó là nhưn, rau và bánh tráng ăn kèm. Cách nấu nhưn mì Quảng cũng khá cầu kỳ, có khi cần thêm trứng, thêm bí đỏ nhưng nhiều nơi ở Sài Gòn không làm như vậy, nhưn mì Quảng ở Sài Gòn thường nấu hơi lỏng, không cô đặc, thậm chí có nhiều người ăn mì Quảng ít nước sẽ thấy rất kỳ lạ, muốn tô mì được chan nhiều nước như bún bò.
Rau sống rất quan trọng trong món Quảng, thường trộn nhiều loại rau với nhau như húng quế, cải, xà lách, diếp cá, bắp chuối, giá trụng… Nếu là người Hội An thì còn đòi hỏi đó phải là rau Trà Quế mới đúng điệu. Đổi lại An thấy dường như tô mì Quảng trong Sài Gòn thường chỉ quanh quẩn cải non, xà lách là phổ biến.
Ngoài ra, bánh tráng ăn kèm mì Quảng rất quan trọng, tưởng chừng không cần thiết nhưng thiếu nó thì không ra chất mì Quảng. Bánh phải là loại bánh tráng Đại Lộc nướng giòn, bẻ nhỏ ra ăn kèm cùng mì. Cái cứng, giòn của bánh tráng đi kèm với cái mềm của sợi mì, tưởng đối nghịch nhưng lại rất hợp nhau. “Nhiều quán trong Sài Gòn không có điều kiện nhập bánh tráng đúng vị nên thường bỏ qua, hoặc nghĩ là không cần thiết” An bày tỏ.
>>>>>Xem thêm: Hôm nay nấu gì: Không cầu kỳ, cơm chiều chỉ 3 món này đơn giản nhanh gọn lại ngon
Mì Quảng gà ở Sài Gòn. Ảnh: Instagram katienhung
Còn Phương Thảo, sinh năm 1998, người Quảng Nam lần đầu ăn mì Quảng gà ở Sài Gòn đã phải “sốc” vì món ăn được chan nhiều nước làm cô tưởng đang ăn phở.
“Hồi mới vào Sài Gòn học mình có ăn mì Quảng trong một quán ở ký túc xá, lúc đầu cũng rất háo hức xong thấy tô mì chan nhiều nước nên mình cũng hơi hoảng, sau đó mình đã tìm nhiều quán khác ăn nhưng cũng chưa ưng ý lắm. Duy chỉ có một quán mì Quảng gà gần trường mình học bán ngon lắm, nước nhưn vừa phải, không quá nhiều và đậm đà, rau sống cũng đầy đủ, mình và các bạn cùng quê thường đến đó ăn sau khi học xong ở lớp”, Thảo nói.
Cô cho biết mình ấn tượng với thịt gà nấu mì Quảng, loại gà có thịt dai như nuôi vườn chứ không xốp bở kiểu thịt đông lạnh, còn tô mì luôn có bánh tráng, rau chuối thái mỏng và giá, điều cô ít gặp khi ăn mì Quảng ở Sài Gòn.
Huỳnh Thảo, sinh năm 1998, chia sẻ mì Quảng ngon ở Sài Gòn với cô ngoài hương vị còn có những điểm khác đan xen như chủ quán cũng là đồng hương với mình nên dễ kết nối, làm mỗi món Quảng ăn ở quán xá Sài Gòn khiến cô tưởng mình đang ở quê nhà Quảng Nam.
“Mỗi lần đến quán đó, mình và cô chủ luôn có vô vàn những điểm chung để nói chuyện. Cùng nói về mùa lũ quê nhà, cùng hỏi thăm nhau Tết có về quê không, cùng nói với nhau bằng cái giọng Quảng đặc trưng mà không sợ đối phương không hiểu mình đang nói gì…”, Thảo chia sẻ, đôi khi người ta thích một món ăn và hay ghé lại một quán quen nào đó, không phải vì món ăn ở đó quá xuất sắc mà ở đó gợi cho mình một điều gì đó thân thương, gần gũi mà khi đến, mình có cảm giác như ở quê, ở nhà.