Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Xíu páo là một trong những món bánh nổi tiếng của Nam Định được rất nhiều người ưa chuộng.

Bạn đang đọc: Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Ngay cả những người Nam Định gốc cũng không nhớ được chiếc bánh nhỏ xinh mang tên xíu páo này xuất hiện từ bao giờ, họ chỉ biết rằng xíu páo “theo chân” người Hoa du nhập vào nước ta. Rồi chẳng biết từ bao giờ nó đã trở thành một trong những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ hình dáng, màu sắc cho đến hương vị.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Thoạt nhìn hình dáng bên ngoài nhiều người lầm tưởng xíu páo là tên gọi khác của bánh bao chiên hay chiếc bánh pía truyền thống của Sóc Trăng. Thế nhưng cứ phải trực tiếp ăn bạn mới có thể cảm nhận được hương vị đậm đà, mùi hương hấp dẫn đó.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh xíu páo nổi danh Nam Định bao gồm: bột mì, thịt lợn thái hạt lựu, tiêu, dầu hào, húng lìu, mật ong, trứng… và gia vị bí truyền của các gia đình.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Để làm nhân bánh, người làm bánh phải chuẩn bị 2 loại thịt. Thịt nạc vai để làm xíu và thịt ba chỉ để tạo độ ngậy cho nhân bánh. Thịt ba chỉ được mua về rửa sạch, thái hạt lựu rồi ướp các loại gia vị gồm tỏi, dầu hào, ngũ vị hương, bột canh nêm nếm vừa phải. Còn thịt xíu cũng thái hạt lựu rồi tẩm ướp các công đoạn như trên, sau đó trộn với mộc nhĩ băm nhỏ cùng một chút hành củ đ.ập dập.

Nếu như các công đoạn làm nhân khá đơn giản thì khâu làm vỏ bánh xíu páo là khó nhất. Cũng chỉ là bột mì, trứng gà và đường nhưng mỗi gia đình lại có các công thức pha bột khác nhau để có thể tạo nên một lớp vỏ sau khi nướng có độ giòn mà không khô, tưởng mỏng mà lại gói gọn được lớp nhân bánh bên trong.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Có một điều đặc biệt mà ngay đến cả những thực khách sành ăn cũng không phát hiện ra, một lớp vỏ bánh xíu páo sẽ gồm 8 lớp vỏ. Cụ thể, sau khi đã chia thành từng phần bột nhỏ, người thợ sẽ cán, nhào bột và “gấp” các lượt bột sao cho vỏ có thể bóc tách, đếm đủ thành 8 lớp khác nhau là hoàn thành.

Lớp vỏ bánh được cán mỏng, bọc bên trong nhân thịt xíu thơm ngon, dậy mùi rồi đặt thêm một miếng trứng luộc hoặc trứng mặn là hoàn thiện.

Có rất nhiều bạn trẻ lầm tưởng bánh xíu páo được chiên, nên lớp vỏ mới có được độ giòn cũng như có độ mỡ màng đặc trưng. Nhưng trên thực tế thì bánh xíu páo lại được nướng trong lò. Lớp vỏ bánh nướng vàng ươm, giòn rụm, không quá dày cũng không quá mỏng quyện trong lớp nhân thịt trứng thơm ngon, thấm đượm trong từng lớp bánh.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Sau khi nặn bánh xong thì sẽ phải quết thêm một lớp dầu cùng lòng đỏ trứng gà để vỏ bánh vàng hơn rồi cho vào lò nướng trong vòng 40 phút mới có thể chín bánh.

Xíu páo đã khiến nhiều người phải lặn lội về Nam Định để đặt mua, nhưng một tin vui dành cho các tín đồ của bánh xíu páo là ngay tại số 105C16 đường Nguyễn Quý Đức, Hà Nội tiệm bánh xíu páo gia truyền của cô Thanh Xuân chắc chắn sẽ làm bạn thỏa mãn.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Quán nhỏ, không có chỗ ngồi, khách hàng đến mua bánh rồi lại ra công viên đối diện hàng bánh để ngồi ăn. Là hàng bánh gia truyền, cô Xuân chia sẻ : “Tiệm bánh này trước đây là của gia đình cô nhưng giờ thì cô làm tiếp. Từ khâu chuẩn bị nhân cho đến làm vỏ bánh đều làm thủ công nên lượng bánh làm được cũng không được nhiều, làm đến đâu thì bán hết đến đấy”.

Tìm hiểu thêm: Chuối nếp nướng – món ăn dân dã của người miền Tây, vừa lọt top món tráng miệng ngon và được yêu thích nhất trên thế giới

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Mỗi ngày tiệm bánh của cô Xuân bán được khoảng vài trăm cái với hai loại nhân chính: xíu páo trứng thường và xíu páo trứng mặn. Giá mỗi chiếc xíu páo thường là 7.000 đồng và 14.000 đồng cho một chiếc nhân trứng mặn.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn
Cửa hàng mở cửa từ 6 giờ sáng cho đến 8 giờ tối.

5 món ngon nổi tiếng ở Thành Nam

Nem nắm, phở bò, giò lụa, bánh cuốn, bánh nhãn là những món ăn ngon của Nam Định níu chân du khách.
Du lịch đến Nam Định bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, rẻ, đặc biệt là những món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản khắp nơi đều biết đến.

Nem nắm Giao Thủy

Để có món nem ngon đúng điệu, người làm phải chọn thịt lợn ngon, không dính gân, mỡ, sau khi mua về được nhúng nước sôi cho chín tái để giữ vị ngọt. Thính đạt chuẩn không quá cháy, màu vàng đẹp. Bì lợn cạo sạch lông, luộc chín rồi sắt sợi nhỏ như sợi mỳ. Sau khi có các nguyên liệu cần thiết, người ta trộn thịt, bì, thính cùng nước mắm ngon, tỏi, tiêu, ớt, bóp sao cho quyện đều vào nhau, vo thành nắm tròn và gói lại, chẳng cần cho vào tủ lạnh cũng có thể để được mấy ngày. Nem khi ăn, chỉ cần lấy lượng vừa đủ, gói thành miếng nhỏ vừa miệng kẹp chung với lá sung, đinh lăng.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Vị giòn của bì, bùi ngậy của thịt và thính thơm cùng chút cay của mắm tỏi ớt quyện hòa với cái chát nhẹ của các loại lá thật thú vị, khó quên. Ảnh: dacsannamdinh.

Bánh cuốn làng Kênh
Người làng Kênh vẫn truyền cho con cháu kinh nghiệm tráng bánh ngon: Gạo làm bánh là loại dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì khi pha bột bánh thêm một lượng nhỏ bột dong. Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc là chuối trông rất ngon mắt và chỉ chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm vào cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Giá một suất bánh cuốn khoảng 10.000 đồng. Ảnh: FB Bánh cuốn làng Kênh.

Bánh nhãn Hải Hậu
Nhiều người nhầm tưởng rằng bánh nhãn được làm từ quả nhãn nhưng kỳ thực không phải vậy. Do hình dạng tròn tròn, vàng ngon như long nhãn nên người dân địa phương mới sáng tạo đặt tên như thế. Là món ăn chơi, ăn vặt phổ biến, bánh nhãn được làm từ bột nếp, trứng gà, đường, mỡ lợn. Bột nếp sau khi trộn với trứng gà được vo thành từng viên nhỏ, chiên trong chảo ngập mỡ. Đường trắng nấu chảy, cho bột vừa chiên vào để đường bọc ở ngoài thật khéo. Bánh ngon và độ ngọt thế nào phụ thuộc nhiều vào lớp đường này.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

Bánh nhãn Nam Định nổi tiếng nhất là ở Hải Hậu vì đây là địa phương có gạo nếp ngon nhất tỉnh. Ảnh: Nauan.net

Phở bò gia truyền

Phở bò gia truyền có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của đất Thành Nam. Ngày nay món ăn này đã được “phủ sóng” toàn quốc nhưng có lẽ chỉ thưởng thức phở ở chính quê hương Nam Định mới có thể cảm nhận hết những nét vị riêng không thể lẫn. Bánh phở ở Nam Định có sợi nhỏ mềm, nước dùng có hương vị đặc trưng từ công thức bí truyền của mỗi gia đình nên rất khác biệt.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn
Giò lụa

Nếu bạn đã một lần thưởng thức giò lụa Nam Định, có lẽ khó có thể quên được vị ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Người Nam Định rất cẩn thận trong việc chọn lựa, pha và luộc thịt. Giò được làm từ thịt lợn nguyên nạc ở mông hoặc thăn. Từng miếng giò thành phẩm khi thái ra có màu hồng, mặt giò có nhiều lỗ rỗ, tỏa mùi thơm, ăn ngọt, giòn, không bị bã. Đặc biệt, giò để lâu không thiu, có thể bảo quản ở môi trường bình thường khoảng một tuần mới hỏng.

Xíu páo: Loại bánh người Hà Nội phải lặn lội về Nam Định để ăn

>>>>>Xem thêm: Bí quyết nấu xôi thơm, dẻo như ngoài hàng

Giò lụa Nam Định không chỉ là quà biếu ngày tết, dùng trong những dịp cỗ bàn quan trọng, đó còn là món ăn bình dị, góp mặt trong mâm cơm đãi khách của người dân quê. Ảnh: alotin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *