Hương vị trứng thơm ngon hoà quyện cùng các loại lá dân dã mộc mạc giúp bữa ăn thêm phần hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Trứng chiên lá lốt
Nguyên liệu
4-5 quả trứng gà
1 bó lá lốt
150 g thịt heo xay (tùy chọn)
Gia vị: Mắm, bột canh (muối), hạt nêm, hạt tiêu, hành khô.
Dầu ăn
Trứng chiên lá lốt
Cách làm
Lá lốt nhặt bỏ lá già, cuống cứng, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô thái nhỏ.
Cho trứng, thịt băm, lá lốt, hành khô vào tô, thêm 2 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng canh nước lọc rồi đ.ánh đều để gia vị tan, hỗn hợp hòa quyện, không bị vón cục.
Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng hạ lửa nhỏ vừa và cho hỗn hợp trứng, thịt và lá lốt vào (có thể chia 2 mẻ nhỏ), lắc và dàn đều mặt chảo. Chiên một mặt cho tới khi trứng chín vàng thì dùng muôi lật mặt trứng còn lại và rán vàng mặt dưới. Trứng chín, chuyển qua đĩa và thưởng thức với cơm nóng rất ngon.
Yêu cầu thành phẩm: Bề mặt trứng chiên vàng ươm xen kẽ màu xanh của lá lốt, chút hồng sậm của thịt xay, đặc biệt dậy mùi thơm mộc mạc của lá lốt rất đưa cơm dù bất cứ mùa nào.
Trứng chiên lá mơ
Nguyên liệu:
Lá mơ lông: 1 nắm
Trứng gà: 4 quả
Gia vị: muối, mắm, tiêu..Lá chuối
Trứng chiên lá mơ
Cách làm:
Lá mơ lông bạn chọn hái lá non, màu xanh nhạt thì ăn sẽ ngon và không bị đắng. Không chọn những lá già, cứng hay lá bị sâu, vàng úa. Mặt dưới lá mơ thường có những đám trứng sâu li ti, bạn hãy nhặt từng lá cho thật cẩn thận nhé. Trứng gà ta sẽ thơm và ngon béo hơn trứng gà lai, không được sử dụng trứng vịt nhé.
– Lá mơ nhặt, rửa từng lá cho sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái thật nhỏ. Lượng lá mơ nhiều hay ít tùy bạn nhé, mình sẽ thích cho thật nhiều lá mơ.
– Trứng gà đ.ập ra bát. Thêm lá mơ và chút gia vị. Mình sẽ nêm 1 xíu muối, xíu tiêu và 1 thìa nước mắm cho thơm. Sau đó dùng đũa đ.ánh cho tan đều.
– Chuẩn bị tàu lá chuối rửa sạch để ráo. Đem hơ lá chuối trên bếp lửa để lá mềm và dai hơn, không bị rách. Đặt lá chuối vào lòng chảo, hơi gấp phần mép lại để khi đổ trứng vào không bị trào ra ngoài. Đổ phần trứng lá mơ vào lòng chảo rồi gấp các mép lại cho kín. Việc sử dụng lá chuối để áp chảo trứng còn có tác dụng ngăn không mất đi tinh dầu trong lá mơ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá dong nhé.
– Cho chảo lên bếp, bật lửa nhỏ để trứng chiên từ từ. Sau 7-8 phút thì trứng đã đông lại, mặt dưới hơi xém vàng. Lúc này, lật mặt (lật cả phần lá gói bên ngoài), để áp chảo mặt còn lại thêm 3-4 phút nữa là được.
– Trứng gà lá mơ áp chảo mùi thơm phức, hơi xém vàng. Trứng gà thơm béo quyện trong vị đăng đắng, mùi “hôi hôi” của lá mơ, thêm mùi cháy thơm của lá chuối nó lại hợp nhau đến lạ. Bạn có thể ăn không hoặc chấm cùng chút tương ớt đều ngon.
Trứng chiên ngải cứu
Nguyên liệu:
1 nắm nhỏ rau ngải cứu non.3 quả trứng gà.
Nước mắm hoặc bột canh, muối.
Trứng chiên ngải cứu
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế ngải cứu
– Ngải cứu bỏ lá già, đem ngâm nước có pha chút muối trong 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
– Đun sôi một nồi nước rồi cho lá ngải cứu vào chần cho mềm trong khoảng 1-2 phút. Thêm bước chần rau ngải cứu này sẽ giúp bạn khử bớt vị đắng, nhờ thế món trứng chiên ngải cứu sẽ thơm, rau vẫn giữ được màu xanh.
– Sau đó, vớt lá ngải cứu ra để nguội, vắt kiệt nước, thái nhỏ.
Bước 2: Trộn lá ngải cứu với trứng
– Đ.ập 3 quả trứng vào bát, cho chút bột canh hoặc nước mắm thích hợp vào. Bạn cũng có thể thay mắm/bột canh bằng muối. Đ.ánh tan trứng. Sau đó, cho lá ngải cứu đã thái nhỏ vào.
Bước 3: Rán trứng ngải cứu
Cho lượng dầu thích hợp từ chảo, đun cho dầu nóng thì đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chảo. Vặn lửa nhỏ, đợi trứng se lại thì lật mặt. Không nên lật sớm quá trứng sẽ bị nát.
Rán cho đến khi mặt còn lại chín, ngả vàng là trứng ngải cứu đã chín hoàn toàn.
Chúc bạn thành công!
Canh bầu nhồi thịt ngọt mát
Theo Đông y, quả bầu vị ngọt, tính hàn có tác dụng trừ độc, giải nhiệt, nhuận phổi… canh bầu nhồi thịt đơn giản lại bổ dưỡng rất tốt cho những ngày chuyển mùa.
Nguyên liệu
1 quả bầu non
250 gr thịt heo xay
1 tai mộc nhĩ
3 củ hành khô
Rau gia vị: Rau mùi, hành lá
Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu
Cách làm
1. Sơ chế
Bầu gọt vỏ, cắt khoanh tròn với chiều dày khoảng 3 – 4cm. Dùng m.ũi d.ao hoặc muỗng nhỏ khoét bỏ ruột.
Mộc nhĩ (nấm mèo) ngâm nở, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành khô băm nhỏ. Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Cho thịt cùng mộc nhĩ, 1/2 lượng hành khô, chút hành lá vào âu, ướp với 1 muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu trộn đều cho thấm vị.
3. Chế biến
Dùng thìa múc lượng nhân vừa đủ nhồi và miết dính vào trong khoanh bầu.
Phi thơm dầu ăn với hành khô còn lại, cho phần nhân thịt còn dư (nếu có) vào xào săn. Cho lượng nước canh vừa đủ ăn vào. Khi nước sôi thì cho bầu nhồi thịt
vào, hớt bỏ bọt và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Khi bầu chín thì cho rau mùi, hành lá vào và tắt bếp, múc ra, rắc chút tiêu xay và thưởng thức.
4. Yêu cầu thành phẩm
Bầu giữ nguyên miếng, ngọt mát, thịt dính vào từng khoanh đậm đà, nước canh thanh dịu giúp cho bữa cơm trở nên ngon miệng hơn.
Chú ý:
Cách chọn quả bầu non ngon: hình dáng thuôn dài, nặng tay, bấm thử thấy vỏ mềm, còn phần lông to trên bề mặt, cuống tươi.
Không nên đậy nắp khi nấu vì làm cho bầu mất màu xanh và vitamin.
Chú ý đừng nhồi phần nhân vào bầu lỏng hay đầy quá vì khi nấu sẽ bị rơi bung nhân ra.
Tùy theo khẩu vị thích ăn bầu giòn hay mềm mà điều chỉnh thời gian nấu cho phù hợp.