Vùng đất Lai Châu không chỉ gây thương nhớ với nhiều cảnh sắc đẹp như mơ mà nơi này còn nổi tiếng bởi những món đặc sản cực kỳ thơm ngon.
Bạn đang đọc: 5 món đặc sản Lai Châu làm quà ai cũng thích
Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu 2022 diễn ra tại TP.HCM sẽ chính thức khai mạc vào lúc 20h, ngày 2/12, trên tuyến phố Lê Lợi, quận 1. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh miền đất, con người Lai Châu và các giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo của vùng rẻo cao Tây Bắc.
Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu 2022 tại TP.HCM hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm ấn tượng cho người dân và du khách thành phố từ ngày 2-4/12. Ảnh: BTC.
Khi đến đây tham quan, ngoài việc được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật đặc sắc như trình diễn Khèn dân tộc Mông, múa Xòe, múa sạp, hay lắng nghe giai điệu hát Then – đàn Tính… bạn còn được tìm hiểu và trải nghiệm các món đặc sản độc đáo riêng có của Lai Châu. Một vài thứ trong số đó sẽ rất thích hợp để bạn làm quà tặng người thân, bạn bè trong mùa cuối năm.
Hãy để Tạp chí Du lịch TP.HCM gợi ý đến bạn 5 món đặc sản Lai Châu thích hợp làm quà mà ai nhận cũng mê!
1. Hạt dổi rừng và mắc khén Lai Châu
Hạt dổi là loại gia vị đặc trưng bậc nhất ở tỉnh Lai Châu nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung. Hạt có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị ướp, chấm cho nhiều món ăn. Hạt dổi phơi khô khi đem nướng trên than hồng sẽ nở căng, lúc này hương thơm lại càng nồng nàn gây xao xuyến.
Hạt dổi khô Lai Châu. Ảnh: Du lịch Lai Châu.
Còn mắc khén cũng là một loại hạt gia vị thơm ngon khác của vùng Tây Bắc. Mắc khén, hay còn được gọi là hạt tiêu rừng, có màu đen đặc trưng, “sánh đôi” cùng hạt dổi làm nên linh hồn của ẩm thực Lai Châu. Mắc khén có vị cay nồng, the the nơi đầu lưỡi, thường được dùng làm chẩm chéo để chấm với rau luộc, thịt luộc hay trái cây.
Hạt mắc khén. Ảnh: Cây Thuốc Việt.
Khi nướng các loại thịt như thịt heo, thịt bò hay nướng cá, người địa phương thường sẽ dùng hạt dổi rừng kết hợp cùng hạt mắc khén để tẩm ướp từng thớ thịt rồi mới đem đặt lên lửa đỏ. Mùi thơm nồng của các loại gia vị đặc trưng này sẽ làm món ăn thêm ngon bội phần.
2. Trà Sơn Mật Hồng Sâm
Trà Sơn Mật Hồng Sâm đem đến công dụng giảm mỡ m.áu, thải độc gan, giúp an thần, ổn định huyết áp.
Trà Sơn Mật Hồng Sâm là một vị thuốc mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Ảnh: Du lịch Lai Châu.
Trà còn có tên gọi khác là “trà mật sâm”, là một hỗn hợp gồm nhiều loại thảo mộc khác nhau như: trà dây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc, tiêu viêm hiệu quả; cỏ ngọt trong trà rất tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp; kim ngân tính hàn, có vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc; hoa la hán giúp mát gan, hỗ trợ điều trị đau xương khớp, giải nhiệt…
3. Mật ong rừng
Mật ong rừng Lai Châu được khai thác từ các tổ ong thiên nhiên. Vì sống trong môi trường rừng núi với nhiều hoa thơm cỏ lạ, ong hút mật hoa sản sinh ra loại mật có hương vị rất thơm ngon, không ngọt gắt và giàu chất dinh dưỡng.
Mật ong rừng Lai Châu là thứ đặc sản không thể bỏ qua. Ảnh: Freepik.
Để có được những lít mật ong rừng nguyên chất, người địa phương thường phải đi bộ sâu vào những khu rừng già. Thời gian di chuyển có khi mất mấy ngày liền.
Khi kiếm được tổ ong rừng thì họ sẽ mang về nhà một cách cẩn thận, rồi sau đó, tiến hành loại bỏ phần ong già và sáp, lọc sạch để lấy phần mật thơm ngon đem chứa trong các chai thủy tinh.
Mật được chiết xuất từ các tổ ong rừng tự nhiên. Ảnh: Trúc Linh.
Ngoài công dụng như một thứ gia vị cho ẩm thực, mật ong còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị viêm họng, ho, hen phế quản, đau bao tử, ngăn ngừa ung thư, tăng đề kháng… hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể dùng mật ong làm mặt nạ dưỡng da, hỗ trợ làm đẹp cho phụ nữ.
4. Măng khô Lai Châu
Măng khô được làm từ măng nứa, có vị ngọt, đặc ruột, bùi bùi và không hề đắng chát.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã thử công thức bánh dâu tây thuần chay mới lạ này chưa?
Măng khô Lai Châu. Ảnh: Nông sản Lai Châu.
Măng khô Lai Châu thường được chế biến bằng phương pháp phơi khô tự nhiên. Mănng có vị ngon không pha tạp chất bảo quản, là nguyên liệu chính làm nên nhiều món ngon phong phú tại Lai Châu như măng khô hầm giò heo, măng khô nấu vịt, măng khô xào chay…
5. Hạt mắc ca
Hạt mắc ca là một trong những sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao của tỉnh Lai Châu. Hạt có vị thơm, bùi bùi, béo béo, rất bổ dưỡng cho sức khỏe, cũng như hỗ trợ dưỡng nhan cho chị em phụ nữ.
Hạt mắc ca là sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao của tỉnh Lai Châu. Ảnh: Freepik.
Hạt mắc ca Lai Châu sau khi phơi nắng sẽ được đem vào sấy khô và bảo quản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó, hạt còn được xẻ rãnh để khi dùng, mọi người sẽ dễ tách hạt ra hơn.
Bạn có thể hấp chín hoặc rang hạt mắc ca rồi ăn trực tiếp hoặc làm món salad trộn, hay đem hạt mắc ca chế biến món sữa tươi mắc ca cực kỳ thơm ngon.
Đến Lai Châu phải ăn Lam nhọ – đỉnh cao nghệ thuật “ướp và nướng”
Lam nhọ được xem là món ăn độc đáo có một không hai, đặc sản không thể không nhắc đến của đồng bào Thái ở Lai Châu.
Thế giới ẩm thực phong phú của cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc có đủ những món ăn từ truyền thống đến hiện đại, từ dân dã đến tinh tế đều mang hương vị núi rừng rất đặc trưng.
Dân tộc Thái là những người ưa chuộng vị đậm đà của món nướng nên thịt trâu, thịt bò, thịt gà hay cá nướng đều được tẩm ướp rất công phu. Những gia vị như tiêu rừng (mắc khén), hạt dổi, ớt, tỏi, gừng… được nướng chín, tỏa mùi thơm rồi mới đem ướp cùng các loại thịt.
Lam nhọ – đặc sản của đồng bào Thái ở Lai Châu
Đa phần món ăn của người Thái được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, hạn chế dầu mỡ và chú trọng tới việc gia giảm điều độ vị chua – cay – đắng – mặn, giúp người ăn không có cảm giác ngán ngấy khi ăn nhiều món nướng, hun khói… Lam nhọ là một món ăn như thế.
Lam nhọ – Món ăn gieo thương nhớ
Chỉ riêng tên gọi “Lam nhọ” cũng đủ gợi lên nét đặc trưng và cách chế biến của món ăn này. Lam nghĩa là nướng, nhọ tức là nhừ – theo tiếng của đồng bào Thái, Lam nhọ nghĩa là “nướng (đến chín) nhừ”.
Cũng như nhiều món ăn khác, cách làm Lam nhọ không hề khó nhưng lại đòi hỏi sự chế biến vô cùng tỉ mỉ vì người ta phải nướng đi nướng lại nhiều lần.
Lam nhọ nướng qua 3 lửa để thịt chín nhừ
Trước tiên, người ta sẽ chọn những miếng thịt trâu hoặc thịt bò tươi ngon nhất (để nguyên cả tảng). Thay vì rửa bằng nước lạnh, người Thái dùng khăn sạch thấm khô m.áu để tránh vi khuẩn xâm nhập và giữ cho miếng thịt được thơm ngon.
Rồi họ đem miếng thịt đã làm sạch nướng trên than hồng. Khi thịt chín, dùng dao sắc thái ngang thớ thật mỏng rồi trộn đều với các gia vị đặc trưng của vùng cao như gừng, tỏi, ớt, mắc khén…, có thể thêm một vài loại rau củ như quả cà rừng hay trái bí non.
Lam nhọ mang đậm dấu ấn miền sơn cước
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng công đoạn ướp gia vị lại khá cầu kỳ và tốn thời gian. Phải là người có tay nghề “chuẩn đầu bếp” mới có thể tạo ra món đặc sản Lam nhọ “ngon khó cưỡng” này.
Sau thời gian tẩm ướp, thấm gia vị, thịt và rau củ sẽ được cho vào ống tre, tiếp tục nướng để các nguyên liệu mới thêm cùng chín đều. Ở lần nướng thứ hai này, đợi khi các thớ thịt bắt đầu săn lại, người ta sẽ lấy thịt ra, dùng đũa dằm tơi rồi bỏ lại vào ống tre, nướng lần cuối cùng cho món Lam nhọ được chín nhừ.
>>>>>Xem thêm: Cách làm phở chiên phồng
Lam nhọ được chế biến vô cùng tỉ mỉ, công phu
Qua ba lần nướng, cộng thêm nguyên liệu được trộn kỹ và dặm đều, món ăn có sự kết dính rất đặc biệt. Lam nhọ mềm nhừ, vị thơm ngon, mang đậm dấu ấn miền sơn cước.
Xắn miếng Lam nhọ “đưa cay” cùng chén rượu ngô trong tiết trời se lạnh, những người bạn tâm giao, tri kỉ có dịp ôn lại kỉ niệm xưa hoặc hàn huyên dăm ba chuyện đời thường, để thấy bộn bề cuộc sống bỗng chốc nhẹ tênh…