Về miền trung ăn gỏi Sứa

Khi những cơn gió mùa hạ bắt đầu thổi về thì cũng là lúc những con sứa biển bắt đầu vào bờ. Và đó cũng chính là mùa dân chài dọc bờ biển miền Trung sửa soạn vào mùa khai thác sứa.

Về miền trung ăn gỏi Sứa

Ai có dịp về miền Trung vào ngày hè mới cảm nhận hết cái không khí oi nồng của thời tiết, sự khó chịu khi những đợt gió Lào thổi bay cát trắng… Và chẳng hiểu vì sao nữa, như một quy luật bù đắp của biển cả vậy, cư dân đi biển vào những ngày nhiều sứa cũng chẳng phải vất vả lắm, chỉ việc dong thuyền ra khơi, dùng lưới thả, vây bắt sứa mang về. Sứa hay đi theo đàn, vì thế nếu hôm nào giăng lưới khéo và gặp may, người đi biển có thể bắt hết cả đàn, con lớn bằng cả cái thuyền thúng, nặng tới 100kg.

Sứa khi vừa bắt lên từ biển được rửa sạch sau đó cho vào những ngăn chứa nước muối pha phèn nhẹ, ngâm ngập khoảng 15 đến 30 ngày, tùy theo trọng lượng của sứa, sau đó mới vớt ra phơi nắng, bao giờ thấy sứa tóp khô lại thì được.

Sứa khô thường được xuất ra nước ngoài hay đưa lên thành phố, còn những người đi biển ít ăn sứa khô, phần vì giá thành cao, phần vì sứa tươi ngọt hơn.

Sứa để làm gỏi, phải dùng loại có đầy đủ cả chân, thịt, mình màu trong xanh mới dòn, giai khi chế biến. Ngâm sứa trong nước với chuối chát xắt mỏng khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ để sứa săn lại, ít ra nước.

Gỏi sứa không thể thiếu chuối chát, khế, xoài, và rau thơm các loại… đặc biệt là đậu phộng rang giã giập và một chút ớt cay, chanh, dầu ăn cho phần đậm đà. Trộn tất cả các hỗn hợp trên vào trong sứa thế là đã có một đĩa gỏi giòn ngon. Ngày trước người dân đi biển chỉ cần chừng đó thứ nguyên liệu, gia vị kèm theo là đã tuyệt lắm rồi. Bây giờ nguyên liệu, gia vị kèm theo để làm gỏi có rất nhiều món như tôm, thịt nạc, rau răm, hành tây…

Người miền Trung có thói quen trong mâm ăn thường phải có bánh tráng. Bánh tráng mỏng để nhúng cuốn hoặc bánh tráng dày để nướng ăn kèm với các loại gỏi. Món gỏi sứa lại càng không thể thiếu bánh tráng làm bằng gạo nguyên chất, có rắc mè, mới nướng lên đã nghe thơm rực.

Bánh tráng bẻ ra thay cho muỗng xúc sứa, rồi cứ đăn giản thế mà thưởng thức hết cái sần sật, mát mát của sứa hoà vị thơm của rau, chát chát của chuối, chua chua của xoài, cay cay của ớt, beo béo của dầu ăn… tạo nên một sự tổng hoà hương vị tuyệt diệu.

Ai đó nếu có dịp về miền Trung hãy nhớ tìm và thưởng thức một đĩa gỏi sứa để cảm nhận cái ngon của món ăn này.

Dịp lễ 30/4 – 1/5 đến thăm Huế mộng mơ, nhất định phải thử qua những món ngon này!

Thành phố Huế xinh đẹp mộng mơ không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn hấp dẫn bởi những món ăn ngon của nơi này.

Ẩm thực Huế là sự hòa trộn giữa nét chung của ẩm thực miền Trung và đặc trưng riêng biệt đất Cố đô. Vì quá ấn tượng với món ăn xứ Huế, cô nàng Thanh Vân đã dành hẳn một bài viết để “tôn vinh” sự “Ngon- Bổ- Rẻ” của những quán ăn mà cô đã ghé trong chuyến thăm Huế vừa qua.

1. Bún bò Huế O Cương Chú Điệp

Bún bò được đ.ánh giá là món ăn không thể cưỡng nổi, là đặc sản của đất cố đô. Một quán bún bò Huế đầy đủ thường có một khoanh giò heo, giò nắm, thịt ba chỉ, tiết lợn, cùng thịt bò bắp xắt mỏng mềm mại. Các gia vị hành, tỏi, tiêu, mắm ruốc, ớt bột, ớt màu, sả và rau ăn kèm là bí quyết ngon miệng của món ăn này.

Về miền trung ăn gỏi Sứa

Tô bún bò Huế siêu chất lượng. Hình ảnh: Thanh Vân.

2. Chè mợ Tôn Đích

Chè mợ Tôn Đích là một trong những quán chè nổi tiếng ở Huế. Đây cũng là một trong những quán còn giữ lại vị đặc trưng của chè Huế, quán chè Mợ Tôn Đích nho nhỏ bán ở vỉa hè, được biết quán rất đông, nếu đến đây mua sẽ phải xếp hàng. Quán chè Mợ Tôn Đích có một món chè rất đặc biệt, đó là chè bột lọc thịt heo quay nổi tiếng xứ Huế. “Chè này phần nước thì rất ngon nhưng phần bột lọc thì không hợp mồm mình lắm. Tuy nhiên chè ngô thì vô cùng tuyệt vời nhé” – Thanh Vân chia sẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *