Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Món ăn ngon thường gắn liền với vùng đất sản sinh ra. Bánh canh Nam Phổ cũng vậy. Cho đến nay, cũng không đâu làm bánh canh Nam Phổ ngon như… người dân Nam Phổ, Huế.

Dù có đi đâu về đâu, người Huế vẫn hết mực tự hào về món ngon nổi danh thiên hạ này và giới thiệu cho bạn bè phương xa đến thưởng thức món ăn giản dị nhưng tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô/ https://dulich.petrotimes.vn/

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính: Bột gạo (300g), bột năng (50g), tôm đất(200g), giò sống (100g), thịt ba chỉ (100g), 1 con cua (200g)

Nguyên liệu ăn kèm: Hành, ngò rí, chanh, tỏi, ớt

Gia vị: Hạt nêm, nước mắm, tiêu, muối, đường, màu điều

Chế biến

Bước 1: Thịt ba chỉ đem rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ, đem ướp với chút nước mắm, tiêu và hành tỏi băm nhỏ. Cua mua về, bạn gỡ lấy gạch để ra chén riêng. Phần còn lại bạn đem cho vào nồi cùng tôm, sau đó cho vào khoảng 2l nước, rồi luộc chín. Khi tôm và cua chín, bạn vớt ra bóc vỏ lấy thịt và gạn nước để làm nước dùng.

Bước 2: Thịt cua và tôm đem giã nhỏ, rồi trộn đều với giò sống. Khi trộn, bạn nêm nếm với: 1 muỗng canh nước mắm, tiêu, 1 muỗng cà phê đường, hành tỏi băm. Trộn đều tất cả, rồi để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô/ https://dulich.petrotimes.vn/

Bước 3: Lấy 300g bột gạo trộn với 500ml nước, khuấy đều cho bột tan hết và lược qua rây để bột được mịn. Tiếp theo, cho nước bột vào nồi, nấu với lửa nhỏ, khuấy đều đến khi bột đặc lại và có độ dẻo. Chờ đến khi bột nguội, cho bột vào túi thực phẩm, cắt phần góc để nặn bánh canh. Tiếp tục, bạn cho nước vào nồi nấu sôi và nặn bánh canh thả vào nồi; nấu bánh canh đến khi chín hẳn thì vớt ra xả với nước lạnh.

Bước 4: Phi thơm hành tỏi, rồi cho thịt ba chỉ đã ướp cùng gạch cua vào xào. Nếu gạch cua không được đỏ, có thể cho thêm ít dầu điều để bánh canh có màu đẹp mắt, sau đó cho hỗn hợp vào nồi nước dùng.

Bước 5: Cho hỗn hợp giò sống, tôm cua nhuyễn vào túi thực phẩm có cắt góc. Tiếp theo, nặn chả rồi cho vào nồi nước dùng.

Bước 6: cho 50g bột năng hòa với 200ml nước lạnh, khuấy đều đến khi bột tan hết và cho vào nồi nước dùng. Nêm nếm nước dùng với gia vị cho vừa ăn và liên tục khuấy đều đến khi nước dùng có độ sánh. Khi nguyên liệu chín, bạn cho hành lá cắt nhỏ vào và tắt bếp.

Thưởng thức

Không chỉ thu hút bởi mùi vị, tô bánh canh thật hấp dẫn với màu trắng của bánh xen lẫn nhân tôm thịt và màu xanh mướt của hành lá. Khi dùng, bạn nhớ trộn thêm chút nước mắm ớt xanh, vài cọng hành ngò. Hương vị đậm đà của tôm thịt cùng hành ngò hòa quyện cùng sợi bánh canh tạo nên sự đặc sắc cho món ăn đặc sản này.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Món ăn giản dị nhưng tinh tế/ https://dulich.petrotimes.vn/

Bánh canh Nam Phổ chỉ bán vào buổi chiều tối, nên nếu khách muốn ăn sớm hơn cũng chịu, mà tới muộn quá thì lại hết, một cách thử thách lòng kiên nhẫn của các thực khách khi đến Huế, y như sự chờ đợi người yêu những buổi hẹn hò.

Bánh canh Nam Phổ hiện nay có giá 15.000 đồng/tô, chắc chắn bạn sẽ vừa ăn vừa xuýt xoa vì giá cả quá rẻ so với chất lượng của một món ăn đặc sản. Đó cũng chính là nét riêng có một không hai của Ẩm thực Huế.

Địa chỉ gợi ý

– Quán Thúy (16 Phạm Hồng Thái, Tp. Huế)

– Bánh canh Nam Phổ – Bánh bèo O Thu (374 Chi Lăng, Tp. Huế)

– Quán Nam Phổ đặc sản Huế(54 Nguyễn Công Trứ, Tp. Huế)

– Bánh canh Nam Phổ O Hằng(16 Hà Huy Tập, Tp. Huế)

Những hương vị bánh canh độc đáo tại TP.HCM

Trên khắp mọi miền Việt Nam, bánh canh hút thực khách bởi nước dùng và đồ ăn kèm bắt mắt, đa vị. Thiên đường ăn uống Sài thành là nơi bạn có thể thử món sợi độc đáo này.

Tại TP.HCM, bạn có thể thử đặc sản địa phương Huế, Phú Yên, Nam Bộ, được biến tấu thành những món phong phú cả về hương vị lẫn cách bày trí. Nếu yêu thích vị thanh ngọt, bạn có thể tìm đến bánh canh Nam Phổ, bánh canh hẹ… Bánh canh miền Tây là phiên bản dành cho tín đồ hảo ngọt, ưa béo.

1. Bánh canh Nam Phổ

Đây là món ngon gia truyền của làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Không quá nổi tiếng như bún bò, cơm hến, món ngon xứ Huế vẫn níu chân du khách bởi sự tinh tế, cầu kỳ trong khâu chế biến. Sợi bánh canh được làm từ bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ 3:1, cho độ mềm, dai vừa phải. Bột được cho vào túi, bắt thành từng viên nhỏ, thả vào nồi nước sôi, tạo ra sợi bánh đủ hình thù đẹp mắt.

Nồi nước dùng nấu bánh canh Nam Phổ cũng công phu không kém. Thay vì sử dụng xương ống để ninh như món truyền thống, bánh canh Huế dùng nước luộc tôm, cua để nấu. Tại TP.HCM, bánh canh được biến tấu với nước dùng ngọt hơn, phù hợp với khẩu vị người miền Nam. Nhân tôm và thịt ba chỉ được giã bằng tay, thêm ít màu điều, tạo ra những miếng chả đỏ gạch đẹp mắt, nổi trên nồi nước lèo. Khi thưởng thức, bạn thêm nước mắm ruốc cay cay để kích thích vị giác.

Địa chỉ gợi ý: Quán ăn Huế O Xuân (quận 1).

Giá: 37.000 đồng.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Phần bánh canh sánh sệt, bắt mắt thu hút thực khách. Ảnh: Ntnamhair, danang_angi.

2. Bánh canh cua

Bánh canh cua được xem là một trong những món ăn “phải thử” trong chuyến khám phá ẩm thực Sài thành. Sợi bánh được pha từ bột mì, bột gạo, giúp nước dùng có độ sánh sệt đặc trưng. Nước hầm từ củ cải, xương ống, tôm khô, cua tạo ra hương vị ngọt thanh, dễ chịu.

Điểm đặc biệt của bánh canh cua TP.HCM đến từ sự phong phú, đa dạng của đồ ăn kèm như chả cua, mọc, huyết, trứng cút, xí quách, tôm, thịt bò, sườn heo, khoanh giò… Ngoài ra, một số quán còn có những lựa chọn “sang chảnh” hơn như cua, ghẹ nguyên con, tôm hùm, mực ống.

Gần đây, món bánh canh nồi “siêu to khổng lồ” hút thực khách tại TP.HCM. Phần ăn lớn, phủ đầy hải sản, thịt, chả hấp dẫn, đi kèm với nước chấm ớt xanh kích thích vị giác.

Địa chỉ gợi ý: Bánh Canh Cua Bà Ba, Bà U, Út Lệ.

Giá: Từ 30.000-200.000 đồng.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh cua thường được ăn kèm với quẩy nóng, rau sống. Ảnh: Foodcollectionsmy, lanwiththi, lylychuu, hetmydiscovery.

3. Bánh canh hẹ

Đặc sản Phú Yên gây ấn tượng bởi bát ăn ngập sắc xanh của hẹ, che phủ các topping bên dưới như chả chiên hoặc hấp, trứng cút, cá dầm. Sợi bánh canh làm từ bột gạo xắt, chả được quết bởi nhiều loại khác nhau như cá cờ, nhồng, chỉ vàng, thu. Không phải xương hầm, nước lèo nấu từ cá cho vị thanh ngọt, thơm mùi hẹ. Vì vậy khi ăn, bạn sẽ cảm thấy không ngán, ngấy vì nhiều dầu mỡ, chất béo.

Khi thưởng thức, bạn thêm sa tế, ớt miền Trung, nước mắm mặn tùy theo khẩu vị. Những miếng chả cá chiên giòn thơm, sần sật, thấm đẫm nước dùng đậm đà, sợi bánh canh mềm mại, sẽ thỏa mãn những thực khách khó tính. Món ăn thích hợp ăn sáng hoặc đổi vị những ngày cuối tuần.

Địa chỉ gợi ý: Cô Thủy, Cô Mai, Hẹ Quán.

Giá: Khoảng 35.000 đồng

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bát ăn xanh ngắt phủ kín bởi hẹ tươi. Ảnh: Danang_angi, khanhnguyen_64.

4. Bánh canh tôm nước dừa

Là món ăn quen thuộc của người dân miền sông nước Nam Bô, bánh canh gây thương nhớ với hương vị ngọt dịu, béo thơm. Sợi bánh mềm tươi được tạo từ bột gạo, bột năng, thấm đẫm trong nước dùng tôm, cốt dừa. Tô bánh canh đúng điệu miền Tây gồm một ít sợi bánh, tôm xào, nước dùng sệt, trắng đục, điểm thêm ít tiêu, hành lá, rau mùi trên mặt.

Cái tài của người nấu là giữ cho bánh canh độ béo, tươi ngọt nhưng không gây ngấy, ngán. Hương vị dân dã của đồng quê như được gợi nhắc trong món ăn lạ vị này.

Địa chỉ gợi ý: Đường Hai Bà Trưng (quận 3).

Giá: Khoảng 30.000 đồng.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Món ăn tổng hòa các hương vị béo, ngọt, mặn. Ảnh: Co2kristy, bepnha.204.

5. Bánh canh ngọt

Món bánh canh có một không hai này chính là sáng tạo của người miền Tây. Tại TP.HCM, nhiều thực khách xem thức quà Nam Bộ như một món chè tráng miệng, thường được dùng nóng. Với thành phần đơn giản gồm sợi bánh, nước cốt dừa và đậu xanh, món ăn vẫn chinh phục thực khách bởi nước dùng béo thơm, ngọt dịu từ cốt dừa, đường thốt nốt. Sợi bánh bột gạo mềm dẻo, thấm đẫm nước dùng nên ăn rất “vào”.

Bánh canh ngọt thường được dùng như một món chè vặt, múc ra chén ăn nóng, kèm ít mè rang thơm phức. Mùi thơm của lá dứa, vị ngọt thanh từ nước đường, ấm nồng của gừng sợi, béo của cốt dừa sẽ khiến tín đồ hảo ngọt tan chảy.

Địa chỉ gợi ý: Khu ẩm thực chợ Tân Định.

Giá: 6.000-10.000 đồng.

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh Nam Phổ- Tinh tế như chính tâm hồn người Cố đô

Bánh canh ngọt dùng để giải nhiệt ngày nóng. Ảnh: Hangho219, matgkitchen.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *